Chương trình đào tạo Hàng hải (Maritime Education) hiện nay của Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 24 - 32)

Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam

2.1.2. Chương trình đào tạo Hàng hải (Maritime Education) hiện nay của Việt Nam

Trên cơ sở các số liệu thống kê về đề cương đào tạo Hàng hải của các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật, thời gian dành cho đào tạo lý thuyết và dành cho thực hành, thí nghiệm dựa theo bảng phân bố sau.

Bảng 2.1.1. Phân bổ thời gian đào tạo của các hệ theo cấp độ đào tạo

Bảng 2.1.2. Phân bổ thời gian đào tạo của các hệ theo các nhóm môn học

* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ đại học Chương trình đào tạo hệ đại học Hàng hải hiện hành cho các ngành đi biển (Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển) tại trường Đại học Hàng hải có nhiều điểm không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.

Một trong những điểm không còn phù hợp có thể nhận thấy qua bảng tổng hợp phân bố thời gian đào tạo.

TT Hệ đào tạo Thời gian (Tháng)

Tổng số tiết

Tổng số tiết lý thuyết

Tổng số tiết bài tập, thực

hành Số

tiết

Tỷ lệ

(%) Số tiết Tỷ lệ (%)

1 Đại học 60 4570 3735 81,73 835 18,27

2 Cao đẳng 36 2845 2220 78,03 625 21,97

3 Trung học 24 1880 1300 69,15 580 30,85

4 CNKT 15 1140 752 65,96 388 34,04

5 SQQL hạng  500 GT 03 350 250 71,43 100 28,57 6 SQQL hạng < 500 GT 02 240 187 77,92 53 22,08

Hệ trung học Hệ cao đẳng Hệ đại học

Lái Máy Lái Máy Lái Máy

Giáo dục đại cương 283 390 465 690 765 855

Cơ sở ngành 270 377 420 540 960 1290

Chuyên ngành 753 753 885 1005 1350 1200

Tiếng Anh 405 405 285 270 345 330

Thực tập 200 200 300 285 300 285

Bảng 2.1.3. Tổng hợp về phân bố thời lượng đào tạo hệ Đại học ngành đi biển

TT Chương trình Số tuần Tỷ lệ

1 Học trên lớp (cơ bản và chuyên môn) 115 115 49%

2 Chính trị (đầu khóa), Quân sự 1 + 6 7 3%

3 Thực tập chung, Thực tập tốt nghiệp 16 + 12 28 12%

4 Thi học kỳ, Thi Tốt nghiêp 33 + 17 50 21%

5 Nghỉ Tết (các kì và kì cuối), Nghỉ hè toàn khóa 10 + 24 34 15%

Tổng 234 100%

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Đại học Hàng hải

Toàn bộ chương trình được thực hiện trong 4,5 (năm) x 52tuần/năm = 234(tuần). Nếu phân toàn bộ nội dung các phần trong chương trình đào tạo thành các nhóm bao gồm: 1- Học trên lớp; 2- Chính trị (đầu khóa), Quân sự;

3- Thực tập, Thực tập tốt nghiệp; 4- Thi học kỳ, Thi Tốt nghiệp và 5- Nghỉ Lễ, Tết và nghỉ hè toàn khóa thì phân bố thời lượng so sánh giữa các nhóm được mô tả như sau:

Hình 2.1.5. Phân bố thời lượng so sánh giữa các nhóm

1 49%

2 3%

3 12%

4 21%

5 15%

1 2 3 4 5

Nếu xét sự phân bố chương trình đào tạo cụ thể thành 11 nhóm, gồm:

1.Học chính trị, quân sự đầu khóa; 2. Các môn học chính trị; 3. Các môn học cơ sở, cơ bản; 4. Ngoại ngữ; 5. Nhóm các môn học hỗ trợ chuyên ngành; 6.

1. Học trên lớp 2. Chính trị - QS 3. Thực tập 4. Thi - kiểm tra 5. Nghỉ hè, Lễ, Tết

Nhóm các môn học chuyên ngành; 7. Chương trình thực tập toàn khóa; 8.

Nghỉ Tết và nghỉ hè toàn khóa; 9. Thi học kỳ; 10. Thi tốt nghiệp và 11. Huấn luyện an toàn cơ bản và chuyên môn thì phân bố thời lượng so sánh giữa các nhóm được mô tả như Hình 2.1.6:

Hình 2.1.6. Phân bố chương trình đào tạo

0 10 20 30 40 50 60

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Nhìn vào số liệu tổng hợp trên có thể nhận thấy một số điểm sau:

- Trong suốt 4,5 năm đào tạo, không có quỹ thời gian dành cho huấn luyện an toàn cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ Hàng hải;

- Tổng số thời gian thực tập chung không nhiều (28 tuần). Trong 28 tuần thực tập chung đó, thời gian dành cho thực tập trên tàu chỉ có 12 tuần. Như vậy, thời gian thực tập trên tàu là quá ít. Vì thế, học viên tốt nghiệp Đại học chưa có khả năng đảm nhận được chức danh sĩ quan Hàng hải;

Phân bố thời lượng (hiện hành) 1. Chính trị, quân sự đầu khóa

2. Các môn học chính trị 3. Các môn học cơ sở cơ bản 4. Ngoại ngữ

5. Các môn hỗ trợ chuyên ngành 6. Các môn học chuyên ngành 7. Thực tập toàn khóa

8. Nghỉ hè và Tết 9. Thi học kỳ 10. Thi tốt nghiệp

11. Huấn luyện cơ bản và nghiệp vụ .

- Nếu đào tạo theo xu hướng Đại học công nghệ hoặc Đại học nghề thì các môn học cơ sở, cơ bản còn quá nhiều. Cụ thể là sau 2 năm, người học vẫn chưa được học các môn chuyên ngành Hàng hải;

- Ngoại ngữ chiếm rất nhiều thời gian trong toàn bộ chương trình đào tạo khoá học nhưng kết quả sau khi tốt nghiệp vẫn kém;

- Tổng thời gian dành cho các kỳ thi là 50 tuần, chiếm 45% so với thời gian đào tạo trên lớp là 115 tuần;

- Khả năng đào tạo liên thông rất khó khăn và không tạo điều kiện thuận lợi cho người học chuyển đổi các cấp học;

* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ cao đẳng Chương trình đào tạo hiện hành của hệ cao đẳng các ngành đi biển (Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển) được tổng hợp như sau:

Bảng 2.1.4. Tổng hợp phân bố thời lượng đào tạo

TT Chương trình đào tạo Cao đẳng Số tuần Ghi chú

1 Học trên lớp 73

2 Lao động 5

3 Thực tập, Thực tập tốt nghiệp 13

4 Thi học kỳ, Thi Tốt nghiêp 25

5 Nghỉ Tết (các kì và kì cuối) và nghỉ hè toàn khóa 18

Tổng 134

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Hàng hải 1.

Nhận xét:

- Thời lượng thực tập quá ít (13 tuần) chưa đảm bảo điều kiện cấp bằng sĩ quan (theo Quy định của Cục Hàng hải Việt Nam);

- Thời lượng dành cho thi hết môn của 5 học kỳ là 16 tuần, thi lại 2 tuần và thi tốt nghiệp là 7 tuần, chiếm 18,65% thời lượng đào tạo;

- Chưa có thời gian dành cho huấn luyện an toàn cơ bản và nghiệp vụ chuyên môn;

Như vậy, nếu hệ Cao đẳng chỉ bố trí trong 5 học kỳ, mục tiêu đào tạo để có thể cấp bằng Sĩ quan Hàng hải là chưa có đủ điều kiện. Sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng có thể được cấp bằng sĩ quan Hàng hải nếu thời gian đào tạo là 3 năm, nghĩa là kéo dài thêm 26 tuần. Nếu xét về tiêu chí sinh viên sau

khi tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng thì sinh viên hệ cao đẳng không có đủ điều kiện thực hiện.

* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ trung cấp Bảng 2.1.5. Phân bố thời gian đào tạo hệ trung cấp

STT Phân bố thời gian Ngành boong Ngành máy

Số tiết % Số tiết %

1 Các môn cơ sở 799 25,9 599 18,5

2 Anh Văn 320 10,4 320 9,9

3 Các môn chuyên môn 1045 33,9 1215 37,5

4 Thực hành* 680 (17t) 22 320 (8t) 9,9

5 Thực tập tốt nghiệp** 240 (4t) 7,8 784 (14t) 24,2

6 Tổng số 3084 100 3238 100

* Ngành boong: thời gian thực tập các loại là 17 tuần; ngành máy: thực tập nguội – hàn - gia công cơ khí và sửa chữa máy điện là 8 tuần.

** Ngành boong: thực tập tốt nghiệp và báo cáo thực tập là 4 tuần; ngành máy:

thực tập vận hành máy tầu biển là 14 tuần.

Đây là chương trình đào tạo các học viên trở thành thuyền trưởng, máy trưởng và sĩ quan Hàng hải làm việc trên các tầu biển có dung tích <500GT hoặc là các thủy thủ trực ca của các tầu có dung tích từ 500-3000GT và trên 3000GT hoặc thợ máy trực ca của các tầu có tổng công suất máy từ 750- 3000KW và trên 3000KW. Tuy nhiên, thông qua số liệu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Chương trình đào tạo trung cấp Hàng hải thực chất là đào tạo nghề hoặc đào tạo kỹ thuật viên, tuy nhiên, thời lượng dành cho học lý thuyết và thực hành được phân bổ khá giống với chương trình đào tạo Hàng hải hệ đại học (lý thuyết chiếm ~60%; thực hành là ~30% và Anh văn là ~10%). Như vậy, thời lượng dành cho đào tạo tay nghề là quá ít.

- Đề cương cho các môn học lý thuyết được xây dựng tương đối cụ thể, tuy nhiên, chưa thấy xây dựng đề cương chi tiết cho các môn thực hành và thực tập tốt nghiệp.

- Thời gian dành cho thực tập trên tàu là quá ngắn (Ngành boong là 4 tuần; ngành máy là 14 tuần), đây chính là những yếu điểm của các cơ sở đào tạo và huấn luyện Hàng hải ở Việt Nam.

* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ sơ cấp Trong hệ thống các trường đào tạo Hàng hải của cả nước, có một số trường đào tạo hệ sơ cấp boong, máy và thống nhất gọi là: sơ cấp điều khiển tàu biển và sơ cấp máy tàu biển.

Bảng 2.1.6. Phân bố thời lượng chương trình đào tạo hệ sơ cấp

Ngành Môn học

Sơ cấp điều khiển tàu biển

(Số tiết)

Tỷ lệ % Sơ cấp máy tàu biển (Số tiết)

Tỷ lệ %

Giáo dục đại cương 349 17,3 215 10,8

Anh văn 480 23,9 480 24,1

Chuyên ngành 395 19,7 625 31,4

Thực tập 784 (14 t) 39,0 672 (12 t) 33,7

Tổng số 2008 (15 tháng) 1992 (18 tháng)

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Hàng hải 1.

- Chương trình đào tạo sơ cấp Hàng hải với thời lượng dành cho học lý thuyết và thực hành được phân bổ theo tỷ lệ (Lý thuyết chiếm ~37%; thực hành là ~39% và Anh văn là ~23%). Như vậy, thời lượng dành cho đào tạo tay nghề là ít và thời lượng dành cho Anh ngữ tương đối nhiều so với hệ đào tạo trung cấp.

- Không cần thiết bố trí một số môn học lý thuyết (Kinh tế vận tải biển -20t, Tin học - 60t, Vận chuyển hàng hóa - 40t, Cơ ứng dụng - 30t...). Bởi vì

thời lượng quá ít và một số môn thật sự không cần thiết. Môn Giáo dục quốc phòng nên bố trí ngoại khóa.

- Không có đề cương chi tiết dành cho thực tập lái tàu (ngành boong) và thực tập vận hành (ngành máy).

Nhìn chung, các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải ở nước ta đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác huấn luyện theo yêu cầu của STCW 95 Code, vì thế, đã tích cực chuẩn bị, bổ sung hoàn thiện các điều kiện để phục vụ tốt công tác huấn luyện sĩ quan, thuyền viên. Trong đó có nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện sĩ quan Hàng hải.

Tuy vậy, đánh giá thực chất về nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nói chung cho thấy còn tồn tại, bất cập bởi nhiều nguyên nhân:

- Chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong đào tạo - huấn luyện Hàng hải. Chưa tách biệt rõ ràng phần kiến thức, kỹ năng đào tạo với phần kiến thức, kỹ năng huấn luyện để tránh trùng lặp.

- Chương trình đào tạo Hàng hải còn nặng về lý thuyết. Tỷ lệ (%) học lý thuyết và thực hành, huấn luyện, thực tập thiếu hợp lý. Tỷ lệ (%) số tiết của các môn học trong chương trình chưa thích hợp. Việc bố trí chương trình học tập kết hợp huấn luyện, thực tập chưa bám sát với thực tiễn sản xuất.

- Một số môn học còn thiếu những kiến thức cơ bản, chưa thích hợp với chuyên môn nghiệp vụ sẽ đảm nhận; nhiều kiến thức mới theo yêu cầu chưa được đề cập trong nội dung đào tạo như: kiến thức về môi trường - ISM Code, PSC, quan hệ cư xử trên tàu, ngoại giao, an toàn, quản lý, ứng cứu khẩn cấp…

- Nội dung chương trình đào tạo chưa đề cập hoặc đề cập một cách sơ sài đối với lĩnh vực thương mại mới, các loại tàu chuyên dụng, tàu đặc thù, đa chức năng, tàu hiện đại, cũng như các công ước, luật pháp quốc tế về Hàng hải, xu thế phát triển ngành Hàng hải thế giới, tiếng anh cho sĩ quan còn bị coi nhẹ...

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)