Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam
2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thuyền viên
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo huấn luyện Hàng hải là khâu rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo huấn luyện nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải Việt Nam
Về cơ bản các cơ sở đào tạo, huấn luyện đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo chưa có phòng học chuyên ngành; các trang thiết bị thí nghiệm nghèo nàn, lạc hậu, không đủ phục vụ sinh viên; các phòng mô phỏng không đủ về số lượng để thực hiện công tác huấn luyện cho học sinh theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế; các cơ sở đào tạo huấn luyện không có tàu thực tập theo đúng nghĩa của nó. Ngoài ra, thư viện các trường còn ít ỏi thiết bị hỗ trợ; số lượng
sách nước ngoài lại càng ít. Ký túc xá là nơi dùng cho học sinh, sinh viên ăn, ở, sinh hoạt, rèn luyện trong thời gian học tập tại trường, song, vì chỗ ở quá ít nên nhiều học sinh, sinh viên phải ở ngoại trú, gây khó khăn cho việc quản lý, đặc biệt là việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thái độ, tác phong, lối sống công nghiệp, thể dục, thể thao, nâng cao sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ…
Các bảng dưới đây cho thấy rõ thực trạng đó.
Bảng 2.1.12. Trang thiết bị phục vụ đào tạo huấn luyện của các cơ sở đào tạo Hàng hải Việt Nam (Số liệu 2008)
TT
Ngành
Hệ đào tạo
Ngành ĐKTB Ngành máy TB Ngành Điện tàu thủy Đào tạo sĩ quan các loại Phòng
thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
Phòng thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
Phòng thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
Phòng thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng 1 Đại học
Hàng hải 8 4 2 7 3 1 2 5 1 5 3 2
2 Đại học GTVT
TP HCM 3 1 2 2 2 1 2 3 2 1 1 1
3 Cao đẳng Hàng hải I 3 1 1 4 1 0 2 1 0 3 1 2
4 Cao đẳng Nghề
Hàng hải 2 1 1 3 1 0 1 1 0 2 1 2
5
Đại học Hải sản Nha Trang
3 3 1 6 1 1 1 1 0 0 0 0
Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc
Bảng 2.1.13. Cơ sở vật chất phục vụ cho công việc đào tạo huấn luyện Hàng hải các cấp ở Việt Nam
TT
Thông tin
Thời gian
Ngành ĐKTB Ngành máy TB Ngành Điện tàu thủy Đào tạo sĩ quan các loại Phòng
thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
Phòng thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
Phòng thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
Phòng thực hành
Phòng thí nghiệm
Phòng mô phỏng
1 2008 19 10 7 22 8 3 8 11 3 11 6 7
Nguồn: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc.
Những phân tích và nhận xét
Từ các bảng thống kê trên, chúng ta thấy rằng, về cơ bản, các cơ sở đào tạo huấn luyện đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về chủng loại các cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo và huấn luyện như: phòng học, phòng thực hành, cơ sở huấn luyện an toàn cơ bản, các thiết bị mô phỏng, thư viện và tài liệu học tập.
- Về phòng học, phần lớn các cơ sở đào tạo chưa có những phòng học chuyên ngành, bố trí phòng học theo bộ môn để dễ dàng cho việc đặt các giáo cụ trực quan, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
- Số lượng các thiết bị huấn luyện thông thường đến các thiết bị hiện đại như mô phỏng, tàu thực tập, các thiết bị nghe, nhìn, các phòng học chuyên môn, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, ký túc xá cho sinh viên, giáo trình, tài liệu học tập, tham khảo cho cả thầy và trò…đều ít so với nhu cầu sử dụng thực tế trong quá trình đào tạo. Các trang thiết bị thí nghiệm còn nghèo nàn và lạc hậu, không đủ năng lực để làm các bài thí nghiệm, bài thực hành theo qui định ở đề cương môn học, cũng như không đủ số lượng để phục vụ sinh viên. Do vậy, ở nhiều môn, việc làm thí nghiệm và thực hành chỉ là ví dụ.
- Các phòng mô phỏng không đủ về số lượng để thực hiện công tác huấn luyện cho học viên theo qui định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (2-3 học viên/cabin).
- Phần lớn các cơ sở đào tạo huấn luyện Hàng hải không có tàu thực tập theo đúng nghĩa của nó. Trường Đại học Hàng hải có 1 tàu huấn luyện loại nhỏ chỉ đáp ứng cho 1/4 số sinh viên thực tập hàng năm; Trường ĐH Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh có 01 tàu huấn luyện; Trường Cao đẳng Hàng hải có tàu nhưng không chuyên dùng để huấn luyện, vả lại cũng chỉ dành rất ít chỗ cho thực tập của sinh viên.
- Thư viện tại các cơ sở đào tạo Hàng hải chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên, số đầu sách hạn chế; tài liệu nước ngoài ít và nếu có thì sinh viên cũng không tham khảo được do yếu về ngoại ngữ. Duy chỉ có Trường Đại học Hàng hải được đầu tư thư viện điện tử tương đối hiện đại.