Kinh nghiệm đào tạo huấn luyện Hàng hải ở các nước phát triển (lấy Nhật Bản làm ví dụ điển hình)

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện

3.1. Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện thuyền viên của một số nước trên thế giới

3.1.3. Kinh nghiệm đào tạo huấn luyện Hàng hải ở các nước phát triển (lấy Nhật Bản làm ví dụ điển hình)

Như chúng ta đã biết, trong vòng 10 năm sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản đã phát triển ngành Hàng hải nhanh chóng và trở thành cường quốc về Hàng hải.

Một trong những động lực để đạt được sự phát triển thần kì như vậy, chính là yếu tố nguồn nhân lực, mà cốt lõi là chiến lược đào tạo và huấn luyện Hàng hải của đất nước này.

Từ giữa những năm 90 của thế kỉ trước, người Nhật đã quyết định phải cải cách về đào tạo và huấn luyện Hàng hải. Theo quan niệm của người Nhật, muốn làm cải cách thành công thì phải đi từ cội nguồn của vấn đề, đó chính là tư duy của con người.

 Họ đã đưa ra khái niệm mới về đào tạo huấn luyện Hàng hải như sau: “Phạm vi mang tính toàn cầu, với điều kiện phải đạt được mục tiêu về an toàn, sử dụng năng lượng một cách kinh tế và bảo vệ môi trường; chú trọng đào tạo về công nghệ của các phần mềm (software), phần cứng (hardware) có liên quan đến vận tải biển”. Bên cạnh đó, đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được ứng dụng.

 Khái niệm Hệ thống phối kết hợp với tàu (inter-ship system) trong đào tạo Hàng hải. Mấu chốt của khái niệm này là “tàu” tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo Hàng hải ở Nhật. Hay nói cách khác đó chính là các công ty có trách nhiệm tham gia sâu vào quá trình đào tạo Hàng hải, cụ thể là tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo huấn luyện, tài trợ kinh phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo, bồi thường tai nạn và khuyến khích nghiên cứu các vấn đề khoa học mà các công ty quan tâm.

Hệ thống đào tạo huấn luyện Hàng hải

 Nhiệm vụ mới: các cơ sở đào tạo Hàng hải phải đảm bảo được 5 vấn đề cơ bản:

o Đào tạo sáng tạo;

o Đào tạo có chất lượng;

o Ứng dụng phương pháp giảng dạy mới;

o Tạo cho sinh viên trở thành con người quốc tế;

o Áp dụng hệ thống đào tạo phối kết hợp với tàu.

 Mục tiêu huấn luyện: Phải đảm bảo cho người học có khả năng thực hiện công việc tốt nhất cho dù họ làm việc ở đâu. Vậy mục tiêu của huấn luyện là:

o Biết đạt được mục tiêu;

o Biết giải quyết các vấn đề;

o Biết tìm công việc và tự giải quyết công việc.

Chương trình đào tạo Hàng hải

 Ý tưởng cơ bản để thiết kế chương trình đào tạo Hàng hải của Nhật là: thời gian đào tạo 4 năm; nội dung chính của chương trình bao gồm các vấn đề

vận hành, khai thác tàu (ship operation) và quản lý tàu (ship management). Các lĩnh vực cần phải dạy sinh viên bao gồm cấu trúc tàu, bảo hiểm, tiền tệ, năng lượng, điện tử, máy móc, bảo quản hàng hóa kho bãi, thông tin liên lạc, tin học và dịch vụ...

 Chương trình đào tạo mới: Nhật đã áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ (credential examinations). Để nâng cao chất lượng thuyền viên, các cơ sở đào tạo của Nhật coi các vấn đề sau là vô cùng quan trọng:

o Đào tạo cơ bản là nền tảng. Sinh viên được dạy cách sử dụng ngôn ngữ, cách thực tập, cách hiểu biết xã hội, cách quan hệ tự nhiên giữa con người được đào tạo và khoa học xã hội.

o Các môn nền tảng chuyên ngành là toán, vật lý và tin học.

o Các môn chuyên ngành về Hàng hải và máy là hạt nhân của toàn bộ chương trình đào tạo.

o Khuyến khích sinh viên học các môn tự lựa chọn, điều này tạo cho sinh viên có nhiều hướng phát triển trong tương lai.

o Phải duy trì cân bằng hợp lý giữa các môn cơ bản, cơ sở và chuyên ngành.

o Trước khi sinh viên lên tàu thực tập, họ đều được thi và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là Phó III và Máy III.

Vai trò của chính phủ

Chiến lược đổi mới đào tạo Hàng hải của Nhật không thể tách rời sự hỗ trợ của chính phủ Nhật. Hiện tại chính phủ Nhật đã đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ người học và tương lai của họ sau này, như chính sách thuế, chính sách học phí. Hiện nay, Chính phủ còn duy trì Cơ sở huấn luyện thuyền viên

(Institute for Sea Training) rất lớn với 6 tàu thực tập, kinh phí hoạt động hàng năm khoảng trên 60 triệu USD.

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)