Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay
2.2. Yêu cầu tổng quan về nguồn nhân lực hàng hải trên thế giới và thực trạng chất lượng của đội ngũ thuyền viên đã được đào tạo ở Việt
2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ thuyền viên đã được đào tạo ở Việt Nam
Những điểm mạnh: Thuyền viên Việt Nam được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn sâu, đặc biệt là lý thuyết;
Về trình độ, đội ngũ sĩ quan thuyền viên Việt Nam được đào tạo cơ bản, có kiến thức, khoảng 90% có trình độ đại học và cao đẳng; còn đội ngũ thủy
thủ thợ máy phần lớn (88%) được đào tạo từ các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật, cá biệt (12%) có trình độ cao đẳng thậm chí có trình độ đại học.
Tiếp thu nhanh, lao động có ý thức kỷ luật;
Ham học hỏi, chịu khó trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ;
Cần cù, thông minh, sáng tạo, chủ động trong công việc...
Bảng 2.2.1. Trình độ đội ngũ thuyền viên Việt Nam Chức danh
Trình độ Hạng tàu
Thuyền trưởng Sĩ quan Boong
Máy trưởng
Sĩ quan Máy Điện trưởng Sĩ
quan Điện Thủy thủ mức trợ giúp Đ.học
Cao đẳng
Tr.
độ khác
Đ.học Cao đẳng
Tr.
độ khác
Đ.học Cao đẳng
Tr. độ khác
Đ.học Cao đẳng
Tr. độ khác
3000 GT&
3000KW 95% 5% 82% 18% 65% 35% 12% 88%
500-3000GT&
750-3000KW 70% 30% 78% 22% 65% 35% 15% 85%
< 500GT &
< 750 KW 5% 95% 8% 92% 5% 8% 5% 95%
Nguồn: Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam (Ban Đăng ký Tàu biển và Thuyền viên).
Những hạn chế:
- Thuyền viên có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thì tuổi đời cao, tính năng động kém, sức khỏe yếu.
- Thuyền viên tuổi trẻ thì sức khỏe tốt, giỏi ngoại ngữ, nhưng thiếu kinh nghiệm, yếu kém về năng lực thực hành.
- Một số ít thuyền viên có thái độ, tác phong làm việc thiếu nhiệt tình, còn ỷ lại, chấp hành giờ giấc nhiều khi chưa nghiêm túc, chưa ý thức được quan niệm “đi làm thuê”, chưa quen khái niệm làm thuê, hội nhập quốc tế... Cũng đã
có không ít thuyền viên của ta làm thuê trên các tàu nước ngoài bị trả về nước do thiếu ý thức kỷ luật trong lao động.
- Trình độ ngoại ngữ không đồng đều, chưa giỏi, đặc biệt do yếu về khả năng năng giao tiếp và vốn từ chuyên môn nên hạn chế việc đảm nhiệm một số chức danh khi làm thuê trên tàu nước ngoài. Mặt khác, do ngoại ngữ kém, có nhiều trường hợp không đủ khả năng giải thích để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị giới chủ tàu nước ngoài vi phạm.
- Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng đặt ra đối với mỗi ngành, mỗi cấp, nhất là với ngành Hàng hải liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường biển. Nhìn chung, thuyền viên của ta cũng đã thấy rõ yêu cầu đó, và trong ngành Hàng hải yêu cầu đó đã được quy định trong các văn bản luật pháp quốc tế; nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều thuyền viên chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn xả dầu mỡ tự do gây ô nhiễm cho biển cả.
- Về sức khoẻ của thuyền viên Việt Nam nhìn chung là yếu so với thuyền viên các nước trong khu vực và thế giới. Hạn chế đó càng bộc lộ rõ khi phải làm việc dài ngày trên biển và ở những vùng khí hậu thời tiết phức tạp, do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng công việc, nhất là đối với đội ngũ thuyền viên cho xuất khẩu.
- Chưa thực sự gắn bó với nghề lâu dài. Nhiều thuyền viên có tư tưởng tạm bợ, họ chỉ muốn thu nhập được một số tiền nhất định thì sẽ bỏ nghề hoặc chuyển lên làm việc ở trên bờ.
- Công tác dự báo đào tạo nguồn nhân lực Hàng hải ở nước ta rất yếu, có thể nói là không được quan tâm đầy đủ.
- Giao chỉ tiêu đào tạo hoàn toàn theo kiểu “bốc thuốc” không dựa trên phân tích thị trường.
- Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật) không được phân định rõ ràng theo tỷ lệ.
Chính vì những lý do trên mà đội ngũ thuyền viên xuất khẩu của Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường thuê thuyền viên trong khu vực và các nước khác trên thế giới. Vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại đội ngũ sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Chương 3