1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4 Tổng quan về hoạt động ủy thác tín dụng của hội phụ nữ
Khái niệm về “hoạt động ủy thác”: Theo thông lệ quốc tế, hoạt động ủy thác (trust business) bản chất là hoạt động huy động vốn phi tiền gửi (non- deposit instruments) và ngày nay được biến thể thành nhiều hoạt động khác nhau như: quản lý tài sản, quản lý vốn.... . Theo Điều 106 Luật TCTD 2010, hoạt động ủy thác và hoạt động quản lý tài sản là khác nhau. Do đó, khái niệm
“hoạt động ủy thác” cần được quy định để phân biệt với các hoạt động khác, trong đó có hoạt động “quản lý tài sản”.
- “Hoạt động ủy thác” gồm 04 yếu tố:
+ Bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác;
+ Sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của uỷ thác;
+ Mục đích, lợi ích hợp pháp do bên ủy thác chỉ định + Trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Các hoạt động không đảm bảo có đủ 4 yếu tố này thì không được coi là
“hoạt động ủy thác”; do đó TCTD, chi nhánh NHNNg không được thực hiện.
1.1.4.2. Nguyên tắc ủy thác:
Theo Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của TCTD. Nguyên tắc của hoạt động ủy thác gồm các quy định cụ thể hơn liên quan đến giới hạn, rủi ro của hoạt động ủy thác để hạn chế tình trạng các TCTD, chi nhánh NHNNg làm trái tính chất của hoạt động ủy thác quy định tại Thông tư, cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Việc ủy thác, nhận ủy thác phải được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác với những nội dung được quy định cụ thể tại Thông tư: Nguyên tắc này để đảm bảo nôi dung ủy thác, nhận ủy thác được xác định cụ thể, rõ ràng tránh hiện tượng lợi dụng vốn ủy thác để sử dụng ngoài phạm vi hoạt động ủy thác.
- Việc ủy thác, nhận ủy thác để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng chỉ được thực hiện khi bên ủy thác, bên nhận ủy thác đều được phép thực hiện hoạt động đó: Nguyên tắc này nhằm để đảm bảo việc ủy thác, nhận ủy thác chỉ được thực hiện đối với đối tượng được làm nghiệp vụ đó theo quy định của pháp luật.
- Các khoản ủy thác là tài sản của bên ủy thác: Nguyên tắc này đảm bảo tính chất rủi ro của hoạt động ủy thác do bên ủy thác chịu, theo đó bên ủy thác phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ an toàn nhằm hạn chế việc lợi dụng hoạt động ủy thác để tránh các giới hạn an toàn.
- Bên nhận ủy thác không được thực hiện ủy thác lại cho bên thứ ba:
Nguyên tắc này đảm bảo loại bỏ hoạt động trung gian trong ủy thác, nhận ủy thác, phù hợp với bản chất của hoạt động ủy thác.
- Bên nhận uỷ thác không được sử dụng vốn uỷ thác trái với mục đích, nội dung của hoạt động uỷ thác được quy định tại hợp đồng uỷ thác: Nguyên tắc này nhằm hạn chế việc TCTD, chi nhánh NH lạm dụng vốn ủy thác, sử dụng sai mục đích ủy thác và tránh hiện tượng bên ủy thác, bên nhận ủy thác cấu kết làm trái các quy định về ủy thác, đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán về hoạt động ủy thác, theo đó bên nhận ủy thác không được hạch toán vốn ủy thác vào tài sản mà phải hạch toán ngoại bảng để theo dõi.
1.1.4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác:
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác và ngược lại trên cơ sở những thỏa thuận và cam kết của hai bên thông qua hợp đồng ủy thác phù hợp với các quy định của pháp luật. Cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a) Đối với bên ủy thác:
- Bên ủy thác có quyền giám sát, kiểm tra bên nhận ủy thác thực hiện hợp đồng ủy thác đồng thời yêu cầu bên nhận uỷ thác báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác,
- Bên ủy thác có nghĩa vụ chịu toàn bộ tổn thất phát sinh đối với hoạt động ủy thác khi bên nhận ủy thác đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng ủy thác. Do đó, dự thảo Thông tư quy định bên ủy thác có nghĩa vụ quy định cụ thể các nội dung trong hợp đồng ủy thác; chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đánh giá đối với đối tượng thụ hưởng; Đánh giá bên nhận ủy thác về năng lực quản trị, điều hành, nhân sự, chuyên môn, công nghệ và cơ sở hạ tầng.
b) Đối với bên nhận ủy thác:
- Bên nhận ủy thác có quyền nhận phí ủy thác, yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung theo hợp đồng ủy thác.
- Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện đúng nội dung yêu cầu của bên ủy thác tại hợp đồng ủy thác; thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên ủy thác về tình hình thực hiện nội dung ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác; Chuyển lại cho bên ủy thác các lợi ích hợp pháp phát sinh từ hợp đồng ủy thác.
1.1.4.4. Khái quát về Hội phụ nữ
Kinh nghiệm cho thấy rằng phụ nữ rất giỏi trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng và họ có thể điều tiết thu nhập trong gia đình rất tốt. Đồng thời người phụ nữ có thể có khẳng định được một vị trí xã hội nhất định khi họ kiếm ra tiền bằng công sức của mình.
Thực hiện chủ trương đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trong nhiệm kỳ 2011- 2016, các cấp Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng các mô hình sinh hoạt nhóm, tổ, câu lạc bộ… phù hợp với các đối tượng, địa phương để tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng hợp của các tỉnh/thành Hội cho thấy: hội viên, phụ nữ được tập hợp sinh hoạt dưới các hình thức tổ/nhóm/câu lạc bộ do Hội LHPN Việt Nam quản lý có thể chia làm 2 loại:
Một là, theo tổ chức Hội: được hình thành theo đơn vị hành chính tại tất cả các tỉnh/thành trong cả nước, bộ máy tổ chức và quản lý hội viên xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở, đơn vị nhỏ nhất là chi/tổ phụ nữ, hoạt động chặt chẽ theo Điều lệ của Hội.
Hai là, theo các mô hình hoạt động của Hội phụ nữ: được hình thành và hoạt động tại các cơ sở, thành viên có thể là hội viên Hội phụ nữ hoặc phụ nữ chưa gia nhập Hội, đây là hình thức tập hợp hội viên, phụ nữ mới hình thành trong những năm gần đây.
1.1.4.5. Nghiệp vụ cho vay qua Hội phụ nữ
* Quy trình thủ tục cho vay qua Hội phụ nữ - Đối với hộ vay vốn:
+ Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Khi giao dịch với Bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay.
- Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn
+ Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
+ Tổ chức họp tổ để bình xét những hội viên hội phụ nữ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hội viên hội phụ nữ hộ nghèo đề nghị vay vốn. Tại cấp xã, Hội LHPN xác nhận các hộ xin vay đúng là những hội viên hội phụ nữ và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách xin vay để gửi Bên cho vay xem xét, giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách tới Bên cho vay để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay
+ Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.
- Đối với Bên cho vay
+ Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình Thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc.
Trường hợp người vay không có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.
+ Sau khi danh sách hội viên hội phụ nữ đề nghị vay vốn được phê duyệt, Bên cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã
+ Bên cho vay cùng với hộ vay lập sổ tiết kiệm và vay vốn
Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiêm sổ theo dõi tiền gửi tiết kiệm.
Sổ tiết kiệm và vay vốn có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gửi tiết kiệm; có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay. Khi được vay, Bên cho vay sẽ cấp sổ tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài cho nhiều lần vay, hết số trang ở sổ được đổi sổ khác. Mỗi hộ vay chỉ được cấp 01 sổ. Dư nợ trên sổ tiết kiệm và vay vốn ở mọi thời điểm không được vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa do HĐQT NHCSXH quy định.
+ Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến từng người vay tại trụ sở Bên cho vay hoặc tại xã (phường, thị trấn) theo thông báo của Bên cho vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổ chức giải ngân
Tổ chức giải ngân tại điểm giao dịch của xã: Hộ vay vốn trực tiếp đến nhận vốn vay do cán bộ tín dụng của Ngân hàng giao.