Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình hoạt động tín dụng nông thôn và ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH huyện Phú Lương
3.2.4. Tình hình ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị-xã hội
Do địa bàn hoạt động của NHCSXH chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại hết sức khó khăn trong khi đó món cho vay các đối tượng thường nhỏ vì vậy chi phí quản lý rất lớn, việc quản lý bị phân tán và việc thực hiện đối với các cán bộ cũng là một vấn đề có nhiều khó khăn, nên NHCSXH thực hiện chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu thông qua phương thức uỷ thác cho vay.
Việc uỷ thác cho vay được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận dụng bộ máy vốn có của các tổ chức nhận uỷ thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH. Hiện nay, NHCSXH đã ký văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị - xã hội: Hội LH Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mỗi tổ chức chính trị - xã hội đều tổ chức thực hiện ở cả 04 cấp hội: cấp Trung Ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. NHCSXH uỷ thác 06 công đoạn công việc cho tổ chức chính trị - xã hội (ở cả 04 cấp) gồm: Thông báo phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi tới các đối tượng chính sách, hướng dẫn thành lập và quản lý Tổ TK&VV, nhận và thông báo danh sách hộ được vay vốn, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, tổ chức tập huấn.
Các chương trình tín dụng và khối lượng công việc do NHCSXH uỷ thác ngày càng tăng. Đến 31/12/ 2013, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác 10 chương trình vay vốn với dư nợ đạt 232,6 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nội dung các chương trình tín dụng Ngân hàng đang ủy thác với các tổ chức Chính trị xã hội:
* Cho vay hộ nghèo
- Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
- Đối tượng vay vốn: là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.
- Phương thức cho vay: Uỷ thác qua các tổ chức Hội.
- Mức cho vay tối đa: không quá 50 triệu đồng
* Cho vay hộ cận nghèo
- Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng vay vốn: là những hộ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.
- Mức cho vay tối đa: không quá 50 triệu đồng
- Phương thức cho vay: Uỷ thác qua các tổ chức Hội.
* Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn
- Mục tiêu: giúp cho hàng triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, nhiều HSSV có nguy cơ bỏ học được tiếp tục con đường học tập của mình.
- Đối tượng được vay vốn:
+ HSSV đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam theo Quyết định 157/2007/QĐ - TTg ngày 27/9/2007.
+ Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[15].
+ Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phương thức cho vay: Cho vay uỷ thác áp dụng đối với cho vay HSSV thông qua hộ gia đình; cho vay trực tiếp áp dụng đối với HSSV mồ côi.
- Mức cho vay: Theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ.
+ Từ ngày 01/8/2011 - 31/7/2013, mức cho vay tối đa 1.000.000đ/tháng;
(10.000.000đ/năm học) [16].
+ Từ ngày 01/8/2013 mức cho vay tối đa 1.100.000đ/tháng;
(11.000.000đ/năm học)[17].
* Cho vay giải quyết việc làm theo Quyết định 71/2005/QĐ - TTg và Quyết định 15/2008/QĐ - TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ
- Mục tiêu: Dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống.
- Đối tượng được vay vốn bao gồm: Hộ gia đình (trong đó ưu tiên người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp) ; Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh).
- Phương thức cho vay: Có thể áp dụng phương thức cho vay uỷ thác hoặc trực tiếp tuỳ thuộc vào đối tượng vay vốn là cơ sở sản xuất kinh doanh hay hộ gia đình hoặc tuỳ thuộc vào nguồn vốn cho vay do cơ quan nào quản lý.
- Mức cho vay tối đa: đối với một hộ gia đình là 20 triệu đồng; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là 500 triệu đồng/dự án nhưng không quá 20 triệu đồng/1 lao động thu hút mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo văn bản số 1030/NHCS-KH ngày 21/4/2008.
- Mục tiêu: Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho các hộ dân.
- Đối tượng được vay vốn: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh); vợ (chồng), con thương binh; con của Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945.
- Phương thức cho vay: Uỷ thác qua tổ chức Hội.
- Mức cho vay tối đa: 30 triệu đồng/01 lao động đi lao động ở nước ngoài.
* Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
- Đối tượng vay vốn: Người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường (gọi là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).
Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được vay vốn theo các chương trình sau:
+ Cho vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
+ Cho vay giải quyết việc làm (ưu tiên cho vay vốn để tạo việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm).
+ Cho vay theo chính sách tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
- Phương thức cho vay: Uỷ thác qua tổ chức Hội.
- Mức cho vay tối đa: Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện vay vốn theo chương trình nào thì thực hiện theo hướng dẫn của chương trình đó.
Lưu ý: Đối với cho vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được xác định theo nhu cầu và khả năng trả nợ của người vay, tối đa bằng tổng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoản chi phí cần thiết người lao động phải đóng góp theo quy định ghi trên Hợp đồng nhưng không vượt quá mức trần cho vay theo từng thị trường lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định từng thời kỳ.
(Phụ lục đính kèm văn bản số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 9/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài và văn bản số 3328/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 4/10/2011 V/v bổ sung mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở Malaysia).
* Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 theo Quyết định số 71/QĐ - TTg ngày 29/4/2009
- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng cho vay: là những người lao động thuộc 62 huyện nghèo và huyện được tách ra từ 62 huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động.
- Mức cho vay theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng thị trường nhưng không vượt quá mức trần cho vay theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (Phụ lục đính kèm văn bản số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 9/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài và văn bản số 3328/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 4/10/2011 V/v bổ sung mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở Malaysia).
- Lãi suất cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phương thức cho vay: Uỷ thác qua các tổ chức Hội.
* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Mục tiêu: Thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
- Đối tượng được vay vốn: các hộ gia đình ở nông thôn (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo).
- Phương thức cho vay: Uỷ thác qua các tổ chức Hội.
- Mức cho vay tối đa: 4 triệu đồng/công trình và mỗi hộ được vay tối đa 8 triệu đồng để làm 2 công trình (công trình nước sạch và công trình vệ sinh).
* Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn
- Mục tiêu: Góp phần thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
- Đối tượng được vay vốn: là các hộ không thuộc diện hộ nghèo thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã thuộc vùng khó khăn theo danh mục trong Quyết định 30/2007/TTg ngày 5/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phương thức cho vay: Hộ vay đến 30 triệu đồng cho vay theo phương thức uỷ thác; Hộ vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng: NHCSXH trực tiếp cho vay và hộ vay phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Mức cho vay tối đa: Đến 100 triệu đồng.
Mức cho vay từ trên 30 - 100 triệu đồng do Giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh phê duyệt cho vay. Mức dư nợ của loại cho vay này không được vượt quá 3% dư nợ cho vay Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó
* Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn - Mục tiêu: Phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối tượng vay vốn: Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn.
- Phương thức cho vay: Đối với thương nhân là cá nhân, thực hiện phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức Hội; đối với thương nhân là tổ chức kinh tế, thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.
- Mức cho vay:
Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế: Mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng.
Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật: mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng.
Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế: mức cho vay tối đa là 500 triệu đồng
Kinh nghiệm cho thấy rằng phụ nữ rất giỏi trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng và họ có thể điều tiết thu nhập trong gia đình rất tốt. Đồng thời người phụ nữ có thể có khẳng định được một vị trí xã hội nhất định khi họ kiếm ra tiền bằng công sức của mình.
Bảng 3.1: Tình hình uỷ thác qua các tổ chức chức chính trị- xã hội Tổ chức chính trị
- xã hội
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số hộ vay vốn (hộ)
Tổng dƣ nợ
(tỷ đồng)
Số hộ vay vốn
(hộ)
Tổng dƣ nợ
(tỷ đồng)
Số hộ vay vốn (hộ)
Tổng dƣ nợ
(tỷ đồng)
Hội Phụ nữ 5.000 75,2 5.459 80,9 4663 84,27
Hội nông dân 4985 93,4 5162 89,2 4348 83,5
Hội Cựu chiến binh 1324 25,2 1226 24,7 1355 31,1 Đoàn thanh niên 1536 19,5 1279 23,26 1284 27,7 Tổng cộng 12845 213.3 13126 218,06 11650 226,57
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm 2011,2012,2013 của NHCSXH)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng trên ta thấy qua 3 năm tổng số vốn của Hội phụ nữ quản lý tăng dần lên và đến cuối năm 2013 Hội phụ nữ quản lý số vốn (84,27 tỷ) lớn nhất trong các đoàn thể. Ngoài ra Hội nông dân là đoàn thể quản lý số vốn lớn năm 2011 Hội mông dân có số vốn lớn nhất song 2 năm 2012, 2013 thì giảm nhiều đến năm 2013 thì Hội Nông dân quản lý số vốn lớn thứ 2 sau Hội phụ nữ. Bên cạnh đó, các tổ chức Đoàn thể khác như hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã cũng đóng vai trò là thành viên tham gia quản lý vốn ủy thác của Ngân hàng.