1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới
Hệ thống tín dụng nông thôn là tổng thể các tổ chức tín dụng (bao gồm các tổ chức chính thống, phi chính thống và bán chính thống) cùng tồn tại và hoạt động trên địa bàn nông thôn, chúng có mối quan hệ với nhau và cùng hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hành. Cơ cấu của hệ thống tín dụng nông thôn thay đổi phụ thuộc ở mỗi quốc gia khác nhau, theo những tiêu chí thống kê đã quy định của nước đó. Ở một số nước (như ở Pháp), có nhiều quan điểm quan điểm khác nhau về phân loại tổ chức tín dụng trong hệ thống tín dụng nông thôn: 1) Xét theo quan điểm của các tổ chức thẩm quyền về tiền tệ như Ngân hàng Pháp, Hội đồng Quốc gia về Tín dụng, thì HTTD gồm: những ngân hàng có đăng tên trong danh sách của ban kiểm tra các ngân hàng, những ngân hàng nhân dân.
Ngân hàng Ngoại thương Pháp và những quỹ tín dụng nông nghiệp. 2) Xét theo quan điểm kế toán quốc gia thì gồm: hệ thống mới kế toán quốc gia, những tổ chức tín dụng tiền tệ (như Ngân hàng Pháp, tín dụng nhân dân, tín dụng hợp tác và tương tế, những tổ chức tín dụng khác như tín dụng ruộng đất, tín dụng quốc gia, hội tài chính và đầu tư) [dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn].
Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược phát triển của các nước đang phát triển dành nhiều ưu tiên cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Một trong nội dung chính là cung cấp dịch vụ tín dụng có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nhờ đó vượt ra khỏi vòng nghèo đói. Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo bằng cách nuôi sống các hoạt động tạo thu nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mỗi nước trên thế giới đều có đặc điểm riêng do đó hoạt động tín dụng ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau, tín dụng nông thôn ở các nước trên thế giới phát triển rất đa dạng và phong phú với các hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có chung mục đích là giúp đỡ nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội.
Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Trong đó, tín dụng là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nghèo kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo. Hệ thống tín dụng hiện nay ở các nước đang phát triển đang tồn tại dưới dạng song hành, tức là cùng tồn tại khu vực tín dụng chính thống và khu vực tín dụng không chính thống. Khu vực tín dụng không chính thống ước tính chiếm từ 30% đến 80% nguồn cung tín dụng nông thôn, trong khi chưa đến 5% nông dân ở châu Phi, 15% ở châu Mỹ La Tinh, 25% ở châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thống (dt Phạm Vũ Lửa Hạ, 2001).
Thị trường tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển được mô tả là có sự “phân đoạn”, tức là các đoạn thị trường của các khách hàng khác nhau có sự khác nhau cơ bản về các loại khoản vay, người cho vay và các hoạt động sản xuất kinh doanh được tài trợ (McKinnon, 1973; Hoff, Braverman, Stiglitz 1993; Meyer, Nagarajanvà Hushak, 1997). Do hạn chế về sự lựa chọn và tiếp cận mà các khách hàng vay vốn trong cùng một đoạn thị trường cuối cùng đành sử dụng các dịch vụ tín dụng khác nhau căn bản về lãi suất, loại và số lượng tài sản thế chấp được yêu cầu cho mỗi khoản vay, cũng như các điều khoản giám sát và thực thi của hợp đồng. Trên một số thị trường, người vay có thể nhận thấy mình bị loại ra hoặc bị cản trở trong việc tiếp cận đến một số các dịch vụ tín dụng nhất định hoặc bị hạn mức ở các khoản vay nhỏ hơn mức vay tối ưu mà họ lựa chọn bởi các yêu cầu về tài sản thế chấp và những thỏa thuận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác kèm theo. Vì vậy sau đó người vay có thể sẽ ứng xử bằng cách chuyển sang vay từ một nguồn khác với chi phí cao hơn hoặc có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch ban đầu theo những cách khác [Conning, J., & Udry, C. 2005].
Thiếu vốn buộc người dân ở nông thôn tìm đến bà con, bạn bè, láng giềng, người cho vay nặng lãi, chủ đất, các hội tiết kiệm - tín dụng tự phát, những hội tương trợ... đây là khu vực tín dụng không chính thống. Tại các vùng nông thôn của những nước đang phát triển, khu vực không chính thống đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân, như vốn để sản xuất nhỏ, vay ăn giáp hạt, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình. Ở một số vùng, đây là nguồn tín dụng duy nhất dành cho người nghèo. Nhìn chung, tín dụng không chính thống góp phần giúp nông dân đối phó kịp thời những tình huống cấp bách như mất mùa, mất việc, bệnh tật hay ma chay trong gia đình.
Phát triển một hệ thống tín dụng nông thôn hiệu quả đã và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt các thập kỷ qua, từ các chính sách “hướng cung” với sự can thiệp sâu của Nhà nước đã chuyển sang phương thức tiếp cận mới, tự do hơn và theo tín hiệu của thị trường. Tự do hóa khu vực tín dụng bao gồm cả việc loại bỏ lãi suất điều chỉnh, các chương trình tín dụng trực tiếp và sự cải tổ hoặc cổ phần hóa hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp quốc doanh.
Những thay đổi này đã góp phần xóa bỏ những lệch lạc, méo mó của thị trường tín dụng và làm tăng triển vọng phát triển trong dài hạn của một hệ thống tín dụng nông thôn bền vững. Các sáng kiến mới như sự cải tổ lại hệ thống ngân hàng nông nghiệp theo định hướng thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng cho hộ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tại các khu vực nông thôn.
đồng thời, một số các tổ chức tín dụng vi mô thời gian qua cũng đang nỗ lực để áp dụng phương thức cho món vay nhỏ đến khách hàng nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tín dụng ở cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo là dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn và chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền) chứ không phải tín dụng giá rẻ.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức lãi suất thị trường sẽ bảo đảm cả tính công bằng lẫn tính hiệu quả trong cung cấp tín dụng cho nông dân.
Ở các quốc gia châu Á, chi phí cao và những rủi ro trong cung cấp các dịch vụ tín dụng ở vùng nông thôn giải thích cho những khó khăn mà các TCTDNT đang gặp phải nhưng đồng thời nó cũng phản ánh yếu kém trong quản lý và hoạch định chính sách của Chính phủ.
* Hệ thống tín dụng nông thôn ở Trung Quốc
Trung Quốc hiện có 1,3 tỷ dân, trong đó số dân sống ở các vùng nông thôn rất đông chiếm khoảng 70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau 30 năm cùng với tiến trình cải cách mở cửa (1978 - 2008), nền nông nghiệp Trung
Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Trước tình trạng giá lương thực trong nước leo thang, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn, Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động cấp vốn cho nông dân… Chính phủ Trung Quốc thực hiện những nỗ lực đưa vốn đến vùng nông thôn trong lúc lạm phát ở nước này đang chạm mức 8,5%, cao nhất trong vòng 12 năm qua, mà nguyên nhân chính là do giá lương thực leo thang. Tháng 4/2008, giá lương thực ở Trung Quốc tăng 22% so với năm 2007. Mặt khác, việc Trung Quốc chuyển bốn ngân hàng quốc doanh lớn thành NHTM trong những năm gần đây đã buộc các ngân hàng này phải tập trung cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm bớt sự hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Người nông dân phải lệ thuộc rất nhiều vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguồn vốn vay từ các Hợp tác xã tín dụng nông thôn. Các tổ chức này hiện đang chiếm khoảng 10% trong tổng số tiền gửi 42.900 tỉ nhân dân tệ trong các ngân hàng và các định chế tín dụng ở Trung Quốc và chủ yếu cung cấp các khoản vay nhỏ có giá trị từ 500 - 20.000 nhân dân tệ cho các hộ nông dân.
Giải pháp này giúp khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc có thể tiếp cận các nguồn vốn vay dễ dàng hơn, từ đó đẩy mạnh sản xuất, gia tăng sản lượng nông nghiệp và tạo thêm động lực cho nền kinh tế vốn đang tăng trưởng nhanh của nước này. Tính đến năm 2006, nông nghiệp cùng với các ngành kinh tế chủ lực khác như lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm gần 12% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc. Việc nông dân có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động trẻ từ nông thôn di chuyển ra thành thị để tìm việc làm khiến các vùng nông thôn càng bị tụt lại phía sau so với các thành phố lớn do thiếu vốn đầu tư và lao động.
Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước được thành lập ngân hàng và công ty cho vay ở nông thôn từ tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài vẫn phải giám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh này thông qua pháp nhân nước ngoài với các nhóm làm việc độc lập cho từng đơn vị, việc thay đổi luật lệ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động thông qua một đơn vị kinh doanh duy nhất hay một công ty con được đăng ký pháp nhân ở Trung Quốc. Vì vậy, các ngân hàng nước ngoài đã cắt giảm chi phí và giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm đội ngũ các giám đốc quản lý chi nhánh có kinh nghiệm.
* Tín dụng nông thôn ở Thái Lan
Tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp và chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông dân Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp (BBAC). Tổ chức này được Nhà nước thành lập từ năm 1966 thuộc Bộ Tín dụng. Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu là từ Chính phủ và một phần từ các tổ chức nước ngoài. Ngân hàng thực hiện lãi suất ưu đãi cho hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nông dân thông qua HTX tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những hộ nông dân cá thể không phải là thành viên của HTX tín dụng nông nghiệp. đối tượng vay của BAAC là các HTX, các hiệp hội nông dân, trực tiếp từ hộ nông dân và các nhóm hộ.
Tổ chức tín dụng chính thống thứ hai cung cấp một phần tín dụng cho nông nghiệp là hệ thống các NHTM. Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức trên bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo hiện trạng và thực lực kinh tế của họ. Những nông dân giàu có tài sản thế chấp có thể vay trực tiếp tại các tổ chức tín dụng chính thống mà họ muốn. Những nông dân nghèo không có tài sản thế chấp có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách