Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.7. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân
Từ kết quả tìm hiểu, sau khi vay vốn, các hộ đều có thu nhập tăng lên, tuy nhiên, cơ cấu thu nhập có sự thay đổi. Mặc dù số lượt vay vốn khá cao, tổng lượng vốn vay của các hộ điều tra là không ít, nhưng những thay đổi về cơ cấu thu nhập lại chưa thể hiện rõ. Bởi trong các hộ điều tra, chiếm một số lượng nhất định các hộ vay vốn cho các hoạt động chi tiêu hằng ngày, nguồn vay này không hoặc chưa thể tính được hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian ngắn. Cũng như các hộ vay vốn cho lĩnh vực giáo dục, thì hiệu quả sử dụng vốn phải được tính ở thời gian tương đối dài, như vậy trong 3 năm được tìm hiểu, nguồn đầu tư này chưa thu được kết quả.
Thu nhập thay đổi rõ nhất đó là từ các hoạt động trồng trọt, tăng từ 12,8 triệu đồng/hộ đến 14,6 triệu đồng/hộ.
Bảng 3.18: Thay đổi thu nhập bình quân của các hộ vay vốn Chỉ tiêu
Trước khi vay vốn (60 hộ) Sau khi vay vốn (60hộ) Thu nhập
(Tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập
(Tr.đ) Tỷ lệ (%)
Trồng trọt 12,80 51,09 14,6 49,34
Chăn nuôi 5,04 20,13 5,8 19,74
Buôn bán 3,41 13,59 4,7 17,4
Ngành nghề 2,19 8,74 2,3 7,34
Khác 1,62 6,45 1,9 6,17
Tổng thu nhập 25,06 100 29,2 100
(Nguồn số liệu điều tra)
Nhìn chung, tổng thu nhập trung bình của các hộ vay vốn tăng từ 25,06 triệu đồng/hộ lên 29,2 triệu đồng/hộ, chứng tỏ các hộ vay vốn cho sản xuất kinh doanh đã biết cách sử dụng nguồn vốn mang lại kết quả. Do đó, ngân hàng cần tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn, để họ tiến hành đầu tư sản xuất một cách có hiệu quả nhờ sử dụng nguồn vốn vay vay được.
3.7.2. Nhận thức người dân
Bảng 3.19: Sự hiểu biết của người dân về các chương trình tín dụng Chương trình tín dụng
Biết Không biết Tham gia quản lý (n=60 hộ) Số
hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%) Số hộ Tỷ lệ (%) SXKD vùng khó khăn 17 28,33 43 71,67
Hộ cận nghèo 28 46,67 32 53,33
Hộ nghèo 60 100,00 0 0,00
Học sinh sinh viên 48 80,00 12 20,00 2 3,33
Nước sạch VSMT 29 48,33 31 51,67
Xuất khẩu LĐ 14 23,33 46 76,67
Giải quyết việc làm 12 20,00 48 80,00 2 3,33 Hộ đồng bào DTTSDBKK 9 15,00 51 85,00
Thương nhân vùng khó khăn 6 10,00 54 90,00 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 16 26,67 44 73,33
(Nguồn số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy số hầu như các hộ dân không biết đến hết 10 chương trình tín dụng do ngân hàng triển khai mà thường thì hộ dân nào được vay nguồn vốn từ chương trình nào biết đến chương trình đó ngoài ra biết thêm một số chương trình phổ biến như chương trình cho vay hộ nghèo có đến 100% hộ được phỏng vấn đều biết đến tuy vậy với chương trình cho vay hộ cận nghèo thì chưa được 50% số hộ dân được phỏng vân biết đến do chương trình cho vay vốn hộ cận nghèo mới triển khai được 1 năm bắt đâu từ năm 2013 đến nay. Từ đó ta thấy được công tác tuyên truyền triển khai các chương trình của các Tổ trưởng tổ vay vốn và tiết kiệm còn hạn chế ngoài ra nhiều tổ còn không tổ chức sinh hoạt tổ theo quy định.
3.7.3. Những khó khăn và thuận lợi của các hộ dân khi tham gia vay vốn 3.7.3.1. Thuận lợi
Qua điều tra cho thấy, vay vốn qua Ngân hàng CSXH hộ dân không cần thế chấp tái sản, đây là một điểm rất thuận lợi cho hộ nghèo khi tiến hành vay vốn. Các hộ được điều tra đều nhận xét rằng Ngân hàng CS - XH đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề vốn vay cho hộ dân nghèo và các hộ gia đình chính sách. Hơn nữa, so với trước đây, hiện nay thủ tục vay vốn đã đơn giản hơn, thời gian nhận vốn vay ngắn đã giúp người dân tự tin hơn khi tham gia vay vốn. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng là những người trong các tổ chức Đoàn thể, các Hội, lại là người dân trong xã nên việc tiếp xúc và tham khảo ý kiến để vay vốn của các hộ dân có phần thuận lợi hơn.
3.7.3.2. Khó khăn
Mặc dù vốn vay Ngân hàng CSXH đã giải quyết phần nào vốn vay cho các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của người dân trên địa bàn là Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết những khoản vay của từng đối tượng khác nhau. Đối với nhóm hộ không nghèo, việc vay vốn tại các Ngân hàng cũng còn gặp những khó khăn nhất định, các đối tượng này ít vay vốn tại
Ngân hàng CS - XH bởi Ngân hàng này thường ưu tiên cho hộ nghèo, mà vay vốn tại Ngân hàng NN & PTNT thì mức lãi suất ở đây vẫn còn là một vấn đề đối với các hộ chỉ có thu nhập ở mức trung bình. Đối với nhóm hộ sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng CSXH không đáp ứng được nhu cầu vốn. Nòi chung nguồn vốn Ngân hàng còn hạn hẹp đây là một trong những khó khăn đối với việc phát triển kinh tế của các hộ gia đình
3.8. Thuận lợi và khó khăn trong công tác ủy thác tín dụng 3.8.1. Thuận lợi
- Sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện mọi mặt của Cấp ủy, Chính quyền và các ban ngành tại địa phương.
- Sự phối hợp nhịp nhàng giữa tổ chức Hội và Ngân hàng CSXH huyện.
- Sự đồng thuận vào cuộc nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Hội và tổ TK&VV tại cơ sở.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng có năng lực, trình độ và nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ cơ sở
3.8.2. Khó khăn
* Năng lực trình độ cán bộ Hội và tổ trưởng tổ TK&VV
- Đội ngũ cán bộ Hội và tổ TK&VV năng lực, trình độ còn hạn chế; cán bộ thường xuyên được kiện toàn nên khó cập nhật và nắm bắt kịp thời các hoạt động.
- Trình độ, nhận thức, trách nhiệm của nhiều tổ trưởng còn yếu kém, không đủ khả năng làm cầu nối giữa NHCSXH và hộ vay.
- Nhiều nơi tổ trưởng bình xét cho vay chỉ mang tính hình thức. Có nơi tổ trưởng lạm quyền bình xét cho vay, thu nợ, thu lãi gây mất lòng tin của người vay.
- Nhiều tổ trưởng chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ, việc chấp hành quy trình thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm chưa thực hiện nghiêm túc.
* Cơ chế chính sách:
- Mẫu biểu, văn bản của hệ thống NH, các ngành còn nhiều và thường xuyên thay đổi nên CB, HV khó tiếp cận hoặc còn nhầm lẫn trong quá tình thực hiện.
- Quy trình thủ tục vay vốn còn rườm rà
- Phương pháp tập huấn tín dụng của Ngân hàng còn chưa phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở làm tín dụng