Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác tín dụng cho Hội LHPN huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 97)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.9. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác tín dụng cho Hội LHPN huyện Phú Lương

3.9.1. Giải pháp chung

Thứ nhất, Chủ động phối hợp với NHCSXH cùng cấp, đồng thời chỉ đạo Hội LHPN cấp huyện và cơ sở tổ chức đánh giá việc thực hiện dịch vụ ủy thác của từng đơn vị. Trong đó cần đi sâu phân tích, đánh giá những mặt còn hạn chế, yếu kém, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện ủy thác.

Thứ hai phối hợp NHCSXH và các đoàn thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; phổ biến những chính sách mới của Nhà nước về các chương trình tín dụng ưu đãi; các văn bản nghiệp vụ về các chương trình cho vay mới của NHCSXH đến cán bộ, hội viên, nông dân; chỉ đạo cán bộ Hội cơ sở, cán bộ Tổ TK&VV tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích tổ viên tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm tự nguyện.

Thứ năm, phối hợp với NHCSXH tổ chức triển khai thực hiện văn bản số 623/NHCS-TDNN ngày 14/3/2014 về cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, phối hợp NHCSXH chỉ đạo việc gắn kết công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, dịch vụ tư vấn cho nông dân và các cấp Hội đang thực hiện công tác ủy thác để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn hiệu quả.

3.9.2. Nhóm giải pháp đối với cán bộ Hội và tổ trưởng tổ TK&VV

- Thường xuyên tập huấn công tác quản lý của tổ, trong đó quan tâm kỹ năng tuyên truyền; làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của tổ TK&VV.

- Phát cặp đựng hồ sơ vay vốn cho Tổ TK&VV kết hợp với việc kiểm tra, hướng dẫn việc lưu giữ hồ sơ của Tổ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Tổ, đôn đốc Tổ thực hiện việc đôn đốc tổ viên trả nợ gốc, lãi, nhất là nợ quá hạn, nợ lãi tồn cao.

- Thành lập Tổ đúng quy định, phù hợp theo địa bàn dân cư, duy trì sinh hoạt theo quy ước Tổ, tạo được sự đoàn kết, gắn bó, cộng đồng giữa các tổ viên.

- Thay thế Ban quản lý Tổ để củng cố ngay những Tổ TK&VV hoạt động yếu kém. Đối với Tổ trung bình giao Hội đoàn thể kèm cặp trong 3 tháng nếu không có chuyển biến thay đổi, kiên quyết tham mưu UBND xã thay thế ngay, đồng thời không để xảy ra trường hợp tổ yếu kém, thường xuyên để phát sinh nợ quá hạn, có dấu hiệu tiêu cực…

- Định kỳ hàng quý đánh giá xếp loại tổ TK&VV nghiêm túc theo đúng các tiêu chí quy định tại văn bản 896.

- Chỉ đạo Hội LHPN cấp huyên, cơ sở thực hiện tốt 06 công đoạn nhận ủy thác; củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các Tổ TK&VV; chủ động đôn đốc các Tổ TK&VV thực hiện tốt Quy ước hoạt động và Hợp đồng ủy nhiệm với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, trong đó chú trọng công tác bình xét hộ vay vốn đảm bảo công khai, đúng đối tượng; tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban với cán bộ tín dụng Ngân hàng tại điểm giao dịch để kịp thời tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn sai phạm; đôn đốc tổ viên trả nợ, trả lãi đúng hạn.

3.9.3. Về chính sách tín dụng

Tạo điều kiện để tăng tỷ lệ phụ nữ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết món vay; mở rộng hình thức cho vay; xem xét, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, giảm lãi, miễn lãi hoặc xoá nợ vay ngân hàng trong những trường hợp không trả được nợ do những nguyên nhân khách quan, tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận với khoản vay mới; nâng hạn mức cho vay sát với thực tế phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các cấp Hội phụ nữ đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo với nhiều hình thức đa dạng và có những đóng góp quan trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hội LHPN huyện đã cùng với Ngân hàng CSXH huyện chỉ đạo Hội LHPN các cơ sở thực hiện tốt vai trò tín chấp của tổ chức Hội với Ngân hàng một cách đồng bộ, chặt chẽ, 6/9 công đoạn cho vay hộ nghèo được thực hiện nghiêm túc; cán bộ cơ sở quản lý vốn có hiệu quả, thành viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, đảm bảo trả gốc và lãi theo đúng quy định. Tính đến 30/12/2013, Hội LHPN huyện quản lý 125 tổ vay vốn với 4.663 hộ với dư nợ số tiền uỷ thác là 84,297 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 9 tỷ.

Qua thực hiện dịch vụ uỷ thác giữa hội LHPN và NHCSXH đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và thu được nhiều kết quả, thông qua dịch vụ uỷ thác trình độ, năng lực của cán bộ Hội về quản lý vốn, cách ghi chép sổ sách được nâng lên; thông qua cơ chế uỷ thác các cấp Hội từ huyện đến cơ sở được hưởng phí dịch vụ uỷ thác để chi phí một phần thù lao cho tổ trưởng tổ vay vốn nên phần nào động viên chị em tích cực trong việc tham gia các hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và các nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội. Qua đó, tập thể Hội LHPN huyện 4 năm liên tục được Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh khen thưởng góp phần vào thành tích chung của tập thể Hội LHPN huyện.

2. Kiến nghị

1. Đề nghị với NHCS huyện: Thường xuyên tập huấn kỹ năng quản lý tín dụng (ghi chép sổ sách, phương pháp quản lý...) cho tổ trưởng vay vốn vì trình độ của cán bộ ở chi, tổ còn hạn chế và cán bộ cơ sở thường thuyên thay đổi, kiện toàn mới.

2. Có kế hoạch dài kỳ về phân bổ nguồn vốn thường xuyên (cố định) để các xã, thị trấn và tổ TK&VV chủ động lập kế hoạch, họp xét và hoàn thiện các hồ sơ vay vốn.

3. Nên trình đề nghị với Ngân hàng cấp trên tiến hành tổ chức giao ban với các xã và thu lãi định kỳ theo quý để thuận lợi hơn trong quá trình thu lãi, quản lý vốn và thời gian cho cơ sở hoạt động.

4. Nghiên cứu để đổi mới phương pháp và hình thức giao dịch tại cơ sở để các Tổ TK&VV sắp xếp, sử dụng quỹ thời gian dự họp được đầy đủ, đạt hiệu quả công việc.

5. Một số xã, thị trấn sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả, trong quá trình thực hiện vẫn có một số hộ nợ quá hạn, một số tổ hoạt động yếu. Nguyên nhân là do nhận thức, ý thức quản lý và sử dụng vốn của người dân còn hạn chế, các tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thực hiện tốt quy trình ủy thác từ ngân hàng. Mặc dù thực trạng đó không phổ biến, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến mục đích, hiệu quả sử dụng vốn. Đề nghị Ban xóa đói giảm nghèo các xã, thị trấn phối hợp với Hội LHPN huyện và cán bộ NHCSXH giám sát, hỗ trợ các tổ trưởng, Hội LHPN xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)