Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3. Hệ thống phương tiện dạy học ở trường trung học cơ sở
Luật giáo dục năm 2005 - khoản b, Điều 26 quy định: “Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp
sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi”.
Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) quy định tại điều 2: Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.
Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở
Theo Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường trung học cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
- Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Giáo dục THCS là cấp học nối tiếp cấp học tiểu học, đây là cấp học tạo sự liên thông và đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục THCS không chỉ nhằm mục tiêu giúp học sinh học lên cấp THPT mà còn phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi HS học xong cấp THCS; học sinh có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở có thể tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất. Vì vậy, giáo dục THCS phải đảm bảo cho HS có những giá
trị đạo đức, có những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, gắn bó với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường ngày trong cuộc sống.
Điều 28 - Luật Giáo dục 2005 nêu rõ:
- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho HS có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nội dung, phương pháp giáo dục THCS phải đảm bảo theo hướng: Giảm tính lý thuyết hàn lâm, tăng tính thực tiễn thực hành đảm bảo vừa sức khả thi, tăng thời gian ngoại khóa. Như vậy học vấn trung học cơ sở là rất cần thiết, nền tảng cơ bản để tiếp thu các kiến thức khoa học - công nghệ và nghề nghiệp trong các hoạt động của đời sống xã hội. Do đó giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu cho mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.
1.3.2. Nội dung hệ thống phương tiện dạy học của trường trung học cơ sở a. Phương tiện sử dụng trực tiếp để dạy học
Có nhiều cách phân loại các phương tiện sử dụng trực tiếp để dạy học. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:
* Phân loại theo tính chất
Các phương tiện dạy học được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm truyền tin: Là nhóm cung cấp cho các giác quan của học sinh nguồn tin dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc.
+ Nhóm mang tin: Là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng tin nhất định. Những tin này được bố trí trên các vật liệu khác nhau và dưới dạng riêng biệt.
Các phương tiện truyền tin bao gồm: Máy chiếu phản xạ, máy chiếu qua đầu, máy chiếu slide, máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đa phương tiện, máy thu thanh, máy thu hình, máy dạy học, computer, các
phương tiện ghi chép, camera, máy truyền ảnh và phòng học tiếng.
+ Các phương tiện mang tin bao gôm:
Các tài liệu in: Là những phương tiện mang tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên được thể hiện dưới dạng viết, vẽ gồm có: Những tài liệu chép tay, vở viết in và vẽ; sổ tay tra cứu, các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa, sách chuyên môn, sách bài tập, chương trình môn học.
+ Các phương tiện mang tin dưới dạng tiếng gồm có: Đĩa âm thanh, băng âm thanh, chương trình phát thanh.
Các phương tiện mang tin thị giác: Là các phương tiện mang tin được trình bày và bảo lưu tin dưới dạng hình ảnh, gồm có: Trang tường, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh trắng đen và màu; phim dương bản, slide, phim câm, phim vòng.
Các phương tiện mang tin nghe nhìn là nhóm hỗn hợp, mang tin dưới dạng cả tiếng lẫn hình. Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có: Phim có tiếng, silde có băng âm thanh kèm theo, phim truyền hình, băng ghi hình, Video.
Các phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm và thực tập.
Thuộc loại này gồm có: Các nguyên liệu, ðồ vật, chế phẩm, bộ sýu tập; mô hình (tỉnh và động); tranh lắp hoặc dán; phương tiện và vật liệu thí nghiệm; các máy luyện tập; các phương tiện sản xuất.
* Phân loại theo cấu tạo
Các PTDH được chia thành hai nhóm:
+ Các PTDH truyền thống + Các phương tiện nghe nhìn
Các phương tiện dạy học truyền thống là các loại phương tiện đã được sử dụng lâu đời và ngày nay một số loại vẫn được dùng trong dạy học.
Các loại phương tiện nghe nhìn được hình thành do sự phát triển của kỹ thuật, đặc biệt là điện tử. Do có hiệu quả cao trong giảng dạy nên phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng nhiều trong nhà trường.
b. Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học
Phương tiện hỗ trợ: Các loại bảng viết, các giá di động và cố định để treo hoặc đặt, các phương tiện biểu diễn, thiết bị thay đổi cường độ ánh sáng trong lớp...
nhằm giúp cho thầy giáo sử dụng các PTDH được dễ dàng, hiệu quả và không làm gián đoạn quá trình dạy học của thầy, cô giáo.
Phương tiện ghi chép: Giúp cho việc chuẩn bị bài giảng, lưu trữ số liệu và kiểm tra kết quả học tập của HS được nhanh chóng và dễ dàng. Ngày nay, computer đã được sử dụng nhiều trong các trường học, được coi như một phương tiện đa năng vừa có thể dùng để trực tiếp dạy học vừa có thể dùng cho việc kiểm tra, lưu trữ tài liệu và chuẩn bị bài giảng.
1.3.3. Yêu cầu chung về hệ thống PTDH của trường trung học cơ sở
Căn cứ Quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, trường phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định). Nghiên cứu các quy định hiện hành của ngành giáo dục các địa phương, các sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường thời gian qua có thể khái quát yêu cầu chung về hệ thống PTDH của trường THCS như sau:
- PTDH phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp của chương trình giáo dục và đổi mới giáo dục; đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm; an toàn cho người sử dụng; phù hợp với sự phát triển lý và sinh lý lứa tuổi học sinh;
- Danh mục, yêu cầu về PTDH của trường THCS được quy định theo môn học;
căn cứ vào chương trình giáo dục cấp học và nhu cầu sử dụng trong nhà trường;
- Chất lượng PTDH được quy định bằng tiêu chuẩn kỷ thuật cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm. Tùy theo tầm quan trọng, phạm vi sử dụng, đặ trưng phổ biến của từng loại sản phẩm mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn quốc gia;
- Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn quốc gia, có thể áp dụng tạm thời tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất, nhưng tiêu chuẩn này phải được Bộ Giáo dụo và Đào tạo phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định;
- PTDH được đầu tư, mua sắm, trang bị phải đáp ứng nhu cầu phục vụ dạy học của nhà trường. Số lượng PTDH phải đảm bảo theo quy định tại danh mục thiết bị tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc mua sắm mới phải dựa trên cơ sở khai thác sử dụng hết công suất của những thiết bị đã được trang bị, phù hợp với điều kiện, kinh phí và có đủ nhân viên thiết bị, thí nghiệm, khai thác, sử dụng;
- PTDH phải được rà soát, mua sắm bổ sung hằng năm, bảo đảm chất lượng và kịp thời; phải đồng bộ giữa PTDH và CSVC; đồng bộ giữa trường với phương thức dạy học; đồng bộ giữa chương trình, sách giáo khoa; đồng bộ với điều kiện sử dụng, bảo quản; đồng bộ giữa các thiết bị, phương tiện trong hệ thống;
- PTDH được trang bị phải đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục;
- Đảm bảo đầy đủ, đồng bộ giữa PTDH trong danh mục được mua sắm, trang bị và các thiết bị do giáo viên tự làm;
- PTDH phải được bố trí, sắp xếp một cách khoa học, đúng quy định tại các phòng chức năng, phòng bộ môn (hệ thống tủ, giá, kệ để, …); có vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, đụng cụ phòng cháy chữa cháy.
- Đối với những thiết bị dễ xảy ra cháy, nổ, độc hại phải được bố trí ở các phòng học bộ môn đạt yêu cầu về an toàn và kỷ thuật theo quy đinh (đảm bảo diện
tích, nguồn điện, nguồn nước, ánh sáng, thông gió, có trang bị phòng chống cháy nổ, thoát khí thải và hơi độc, không gay tiếng ồn, …) để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
Tùy theo tính chất, quy mô của hệ thống PTDH mà bố trí địa điểm thích hợp trong nhà trường, bảo đảm cho học sinh và giáo viên thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm gây tiếng ồn hoặc có hóa chất phải được bố trí và sử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Tóm lại, hệ thống PTDH của trường THCS cần được đầu tư, trang bị đầy đủ và đồng bộ, thích hợp với chương trình giáo dục, đảm bảo tính sư phạm (giáo khoa), tính khoa học và hiệu quả, tính an toàn, tính mỹ thuật và tính phổ biến (dùng chung); khi đầu tư, trang bị cần tính đến khả năng đáp ứng của nhà trường và yêu cầu khai thác, sử dụng, sửa chữa PTDH đảm bảo quy trình và phát huy được hiệu quả của PTDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học.