Nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 115)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.2. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm

Xử lý phiếu điều tra khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đã nêu cho kết quả bảng sau:

Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp Nhóm

biện pháp

Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần

thiết Cần thiết Không cần thiết

Rất khả

thi Khả thi Không khả thi

1 91 15 4 77 18 5

2 78 10 2 78 16 4

3 90 10 2 79 16 5

4 77 19 4 76 19 5

5 77 17 6 77 20 3

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp trên, tác giả nhận thấy việc nâng cao hoạt động quản lý

PTDH ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là thực sự cần thiết.

Cả 5 nhóm biện pháp trên đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Cụ thể là:

+ Về tính cấp thiết của các nhóm biện pháp: Kết quả khảo sát cho thấy 5 nhóm biện pháp được đưa ra đều được đánh giá với mức độ rất cần thiết khá cao từ 77% trở lên.

Đáng chú ý biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh” có 91% số phiếu điều tra đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Sở dĩ nhóm biện pháp này được đánh giá cao, mức rất cần thiết là xuất phát từ chính thực trạng người sử dụng, người quản lý PTDH trên thực tế còn còn những hạn chế trong nhận thức về vai trò, vị trí của PTDH đối với quá trình dạy học dẫn đến không phát huy hết tác dụng của công cụ này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Do đó, việc nâng cao nhận thức đối với những đối tượng này thực sự quan trọng và cần thiết. Chỉ khi nhận thức được đúng đắn thì mới có hành động chuẩn xác.

Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ có tỷ lệ phiếu điều tra đánh giá ở mức độ không cần thiết cao nhất (6%) trong các biện pháp đưa ra.

Về tính khả thi của các nhóm biện pháp: Kết quả khảo nghiệm cho thấy 5 nhóm biện pháp đưa ra có tính khả thi trong thực tiễn áp dụng tương đối cao, đều đạt từ 75% trở lên trong tổng số phiếu đánh giá ở mức độ rất khả thi. Hai nhóm biện pháp quản lý việc đầu tư, trang bị PTDH và quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH được đánh giá là rất khả thi với tỷ lệ cao nhất 78%.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý PTDH ở các trường THCS, khảo sát đánh giá thực trạng công tác này ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, luận văn đã đề xuất 5 nhóm biện pháp quản lý nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay trong công tác này ở các nhà trường nghiên cứu.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các nhóm biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc áp dụng đồng bộ các nhóm biện pháp sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong các nhà trường, từ đó chất lượng dạy học sẽ được cải thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận 1.1. Về lý luận

PTDH là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Hiệu trưởng phải là người có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của PTDH trong mọi quá trình sư phạm của nhà trường, đồng thời làm cho các thành viên của hội đồng sư phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa PTDH với phương pháp và chất lượng dạy học.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện PTDH, đồng thời là người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của PTDH trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp.

PTDH là một thành phần cấu trúc, một điều kiện rất quan trọng, không thể thiếu của quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nó giúp cho học sinh hiểu rỏ bài dạy và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn, tạo được niềm tin khoa học vào kiến thức mà các em chiếm lĩnh, hình thành kĩ năng, kỹ xảo, biết trải nghiệm và vận dụng vào thực tiễn.

Sách giáo khoa và PTDH cùng mang thông tin dạy học nhưng cách thể hiện nội dung đó theo thế mạnh của từng loại, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Chương trình, sách giáo khoa đã quy định nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng, PTDH phải thể hiện chính xác nội dung đó.

Luận văn đã làm rõ khái niệm PTDH; vai trò, vị trí của PTDH; các cách phân loại, các yêu cầu và nguyên tắc sử dụng PTDH; việc nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường đã giúp cho tác giả có cơ sở để đề xuất năm nhóm biện pháp quản lý PTDH ở trường THCS.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã khái quát được tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Nam nói chung và của huyện Tây Giang nói riêng. Đặc biệt luận văn đã tập trung khảo sát, đánh giá chi tiết thực trạng và quản lý PTDH các trường THCS huyện Tây Giang, thực trạng công tác quản lý PTDH đã được khảo sát và đánh giá dựa trên cơ sở các chức năng, nội dung và nhiệm vụ quản lý PTDH mà hiệu trường nhà trường có trách nhiệm thực hiện.

Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về việc quản lý PTDH các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, luận văn đã đề xuất được 5 nhóm biện pháp cơ bản, đó là:

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của PTDH đối với quá trình dạy học

- Nhóm biện pháp quản lý việc trang bị và hoàn thiện PTDH - Nhóm biện pháp quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH

- Nhóm biện pháp quản lý công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH - Nhóm biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ

Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi cho thấy các nhóm biện pháp được đề xuất đáp ứng yêu cầu quản lý PTDH nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Hằng năm có sự ưu tiên hỗ trợ nguồn kinh phí cho các trường THCS miền núi, vùng cao.

Tiếp tục cải tiến công tác thi cử, đánh giá, cần đưa nội dung kiểm tra có kết quả sử dụng PTDH và coi trọng khâu thực hành.

Bổ sung số giáo viên biên chế về thiết bị PTDH trong các trường THCS, xem đây là điều kiện bắt buộc đối với các trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam

Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên bộ môn trên chuẩn.

Hằng năm, tổ chức hội thảo về quản lý và sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học.

Thường xuyên tổ chức các triển lãm, hội thi đồ dùng dạy học tự làm của GV 2.3. Đối với phòng GD&ĐT huyện Tây Giang

Ưu tiên bố trí kinh phí Nhà nước hằng năm cho các trường để chủ động trong việc mua sắm, trang bị PTDH.

Tăng cường công tác, kiểm tra, chỉ đạo việc quản lý PTDH của các hiệu trưởng trên địa bàn huyện.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện, và tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

2.4. Đối với các trường trung học cơ sở

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về trang bị cơ sở vật chất, PTDH.

Đưa nội dung sử dụng, bảo quản PTDH vào việc xét công nhận các danh hiệu thi đua trong năm học.

Định kỳ tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thi.

Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và nhân viên được học tập, giao lưu, học hỏi, tham khảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Hoàn chỉnh các loại hồ sơ sổ sách và việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý PTDH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. A Faraxev (1994), Quản lý là gì? NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

[2]. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (Đồng chủ biên, 2012), Một số vấn đề về phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

[4]. C.Mác (1960), Tư bản, Quyển I, Tập 2. NXB Sự thật, Hà Nội

[5]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội

[6]. Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo (2011) Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28/3/2011.

[7]. Đảng bộ huyện Tây Giang (2020), Báo cáo chính trị trình Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020-2025

[8]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

[9]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[10]. Tô Xuân Giáp (1999), Phương tiện dạy học, hướng dẫn và chế tạo, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

[11]. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý ngành giáo dục nói riêng, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Đại học giáo dục, Hà Nội.

[12]. Phạm Minh Hạc (1986) Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NxB Giáo dục hà Nội].

[13]. Phạm Minh Hạc (1989), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển KT-XH.

[14]. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý Giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[15]. J. A. Komensky (1657) Lý luận dạy học vĩ đại, dạy học bằng trang ảnh, NXB Nurmberg

[16]. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

[17]. M.I.Kônđacov (1984), Cơ sở lý luận khoa học Quản lý Giáo dục, Bản tiếng Việt - Trường CBQL và viện KHGD

[18]. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học địa lý, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

[19]. Nguyễn Ngọc Quang (1968), những Khái niệm về quản lý giáo dục, trường quản lý giáo dục trung ương Hà Nội

[20]. Nguyễn Ngọc Quang 1999, Những vấn đề cơ bản về lý luận Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1, Hà Nội]..

[21]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị quyếtsố 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 hội nghị lần thứ 8 - BCHTW Đảng khóa XI.

[22]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết 40/2000/NQ - QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[23]. Vũ Trọng Rỹ (1997), Một số vấn đề lý luận về phương tiện dạy học, Tài liệu dùng cho học viên cao học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

[24]. Lê Quang Sơn (2014), Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường, chuyên đề giản dạy cho học viên cao học, trường Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng.

[25]. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động, để triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005 [26]. Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ (1984), Một số vấn đề quản lý giáo dục, Trường

cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.

[27]. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục hiện đại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[28]. Trần Đức Vượng (2004), “Nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trường THCS”, Tạp chí giáo dục.

[29]. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

(Dành cho giáo viên các trường THCS)

Để hiệu trưởng các trường THCS làm tốt hơn nữa công tác quản lý PTDH, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; Xin thầy (cô) vui lòng cho ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến công tác sử dụng PTDH, quản lý PTDH trường thầy (cô) hiện nay đang công tác, bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trống đầu câu hoặc đánh số ưu tiên 1,2,3... theo thứ tự ưu tiên vào các ô trống. Các câu khác có thể lựa chọn nhiều phương án khác nhau.

1. Thầy (cô) hãy cho biết PTDH có vai trò quan trọng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng dạy học

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

2/ Thực trạng về công tác bảo quản, sử dụng PTDH trường thầy (cô) hiện nay như thế nào.

Rất tốt Tốt

Bình thường

Chưa tốt, hư hỏng nhiều

Theo thầy (cô) PTDH ở trường đang công tác hiện nay thường bị hư hỏng vì Sử dụng nhiều

Ý thức bảo quản của giáo viên chưa tốt Ý thức bảo quản của học sinh chưa tốt Để lâu không sử dụng

Do chất lượng của nhà sản xuất kém

Do giáo viên không thành thạo trong quá trình sử dụng Do học sinh không thành thạo trong quá trình thao tác Nguyên nhân khác

Ý kiến khác của anh (chị)

………

………

3. Tính đồng bộ của PTDH ở trường thầy (cô) hiện nay như thế nào?

Đồng bộ

Tương đối đồng bộ Không đồng bộ

Lý do PTDH không đồng bộ là.

Do nhà sản xuất cung cấp Do phòng GD&ĐT cấp Do nhà trường mua sắm

Do hư hỏng nhưng không có kinh phí sửa chữa

4. Thầy (cô) hãy cho biết việc cung ứng PTDH hằng năm và mức độ ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện chương trình dạy học

Tiến độ phù hợp

Tiến độ chậm nhưng không ảnh hưởng đến chương trình dạy học Tiến độ chậm, ảnh hưởng đến chương trình dạy học

5. Thầy (cô) cho biết tính hiện đại của PTDH ở trường hiện nay như thế nào?

Hiện đại

Tương đối hiện đại Chưa hiện đại

Lạc hậu

6. Việc tự làm đồ dùng dạy học hiện nay của thầy (cô) như thế nào Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có

Thầy (cô) hãy kể một số PTDH mà Thầy (cô) đã tự làm (nếu có)

………

………..

7. Phòng học bộ môn ở trường thầy (cô) hiện nay như thế nào?

Phòng học bộ môn riêng cho bộ môn học Phòng bộ môn riêng cho một số môn học

Phòng bộ mônchung cho các môn tự nhiên, xã hội Phòng bộ môn chung cho tất cả các môn

Không có phòng học bộ môn nào

8. Thầy (cô) thấy mức độ sử dụng PTDH của giáo viên ở trường như thế nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

Nếu thầy (cô) chọn thỉnh thoảng hoặc không sử dụng xin vui lòng cho biết lý do đặc trưng của bộ môn không có quy chế bắt buộc

Cơ sở vật chất thiếu, chật hẹp

PTDH không đồng bộ, cũ kỹ, lạc hậu Mất nhiều thời gian

Do không được đánh giá đúng mức Ý kiến khác của Thầy (cô)

………

………..

9. Ý thức của giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản PTDH của trường thầy (cô) hiện nay

Rất tốt Tốt Chưa tốt

10. Theo thầy (cô) mức độ giáo viên của nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin, PTDH hiện đại vào giảng dạy hiện nay

Sử dụng thường xuyên trong mọi bài học Thỉnh thoáng sử dụng khi cần thiết Chỉ sử dụng khi thanh tra, khảo sát Không sử dụng

11. Thầy (cô) có thể đánh giá chung hiệu quả sử dụng PTDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường thầy (cô) đang công tác hiện nay.

Rất cao Cao Trung bình Thấp

12.Trong quá trình khai thác và sử dụng PTDH vào công tác giảng dạy ở trường Thầy (cô) thường gặp những thuận lợi và khó khăn gì.

Thuận lợi:

………

………..

Khó khăn:

………

………

Xin Thầy (cô) cho biết vài thông tin về bản thân

Chức vụ công tác hiện nay:………

Số năm công tác: ………

Xin trân trọng cảm ơn;

PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PTDH (Dành cho Cán bộ quản lý)

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý PTDH, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học tại các trường THCS huyện Tây Giang. Xin thầy (cô) cho ý kiến đánh giá về các vấn đề liên quan đến công tác sử dụng PTDH, quản lý PTDH ở trường thầy (cô) hiện nay đang công tác, bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trống ở đầu câu hoặc đánh số ưu tiên 1,2,3... theo thứ tự ưu tiên vào các ô trống. Các câu khác có thể lựa chọn nhiều phương án khác nhau.

1. Thầy (cô) cho biết PTDH có vai trò quan trọng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường

2. Thực trạng về tình hình bảo quản PTDH ở trường Thầy (cô) hiện nay Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt, hỏng nhiều PTDH hiện nay ở trường anh (chị) hư hỏng vì

Sử dụng nhiều

Việc bảo quản của giáo viên chưa tốt Việc bảo quản của học sinh chưa tốt Để lâu không sử dụng

Chất lượng của thiết bị kém

Giáo viên không thành thạo trong quá trình sử dụng Học sinh không thành thạo trong quá trình sử dụng Do những nguyên nhân khác

Anh (chị) có ý kiến nào khác

………

……….

3. Thầy (cô) cho biết việc cung cấp PTDH hằng năm và mức độ ảnh hưởng của nó đến chương trình dạy học

Cung cấp phù hợp

Cung cấp chậm nhưng không ảnh đến chương trình dạy học Cung cấp quá chậm, ảnh hưởng đến việc giảng dạy

4. Tính hiện đại của PTDH ở trường Thầy (cô) hiện nay như thế nào?

Hiện đại Tương đối hiện đại Chưa hiện đại Còn lạc hậu 5. Phong trào tự làm PTDH ở trường Thầy (cô) hiện nay như thế nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có

+ Thầy (cô) cho biết lý do việc chọn phương án thỉnh thoảng; Không có Giáo viên ngại mất nhiều thời gian

Ý thức của giáo viên về vấn đề này còn thấp Do cấp trên không phát động phong trào

Do cấp trên không tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)