Thực trạng đầu tư, trang bị phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 49 - 53)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

2.3. Thực trạng phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng đầu tư, trang bị phương tiện dạy học

Trong những năm học qua việc trang bị phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chủ yếu là do phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cấp dựa trên chỉ tiêu kế hoạch định sẵn hoặc đề xuất của nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường có mua sắm thêm từ nguồn kinh phí tự chủ tiết kiệm hằng năm và huy động giáo viên tự làm.

Tính đến năm học 2019-2020, phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cấp phát các danh mục phương tiện dạy học từ lớp 6 đến lớp 9 tương đối đủ theo danh mục quy định nhưng chất lượng chưa cao. Trong 04 trường trung học cơ sở

của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được điều tra, có 02 trường được lãnh đạo huyện thống nhất cho chủ trương xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2020- 2025 có nguồn đầu tư của Nhà nước nên nhìn chung cơ sở vật chất đảm bảo để đáp ứng yêu cầu của chương trình, có đầu tư xây dựng các phòng chức năng, phòng học bộ môn. Bên cạnh đó 04 trường THCS huyện Tây Giang có 01 trường nội trú, 03 trường là Trường phổ thông dân tộc bán trú nên cũng được trang bị tương đối đủ về điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.

Các trường được đầu tư của Nhà nước, của các cấp chính quyền và có sự đóng góp của phụ huynh học sinh nên được trang bị các loại PTDH hiện đại như: vô tuyến, máy vi tính, máy chiếu đa năng, tivi... tuy nhiên những phương tiện dạy học hiện đại được cấp với số lượng chưa nhiều cho các trường và các khối lớp.

Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cũng đã phát động phong trào và tổ chức cho giáo viên tự làm phương tiện dạy học, nhưng những đồ dùng do giáo viên tự làm cũng chỉ là những tranh tự vẽ đơn giản, mẫu vật, mô hình theo yêu cầu của nội dung bài học do đó hiệu quả sử dụng chưa cao, chỉ đáp ứng được kiến thức của một số tiết dạy nhất định. Các thiết bị dạy học này độ bền kém nên không thể sử dụng lâu dài.

Trong những năm gần đây cơ sở vật chất, đặc biệt là việc xây dựng phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện, trang bị máy tính có sự thay đổi rõ rệt: Có 04 trường trung học cơ sở thì 04 trường có khu phòng học cao tầng chiếm tỷ lệ (100%), trong đó 04 trường trung học cơ sở mới có 01 trường đang đầu tư xây dựng thư viện đạt chuẩn 01 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm tỷ lệ (25%), có 04 trường trung học cơ sở có bố trí phòng máy vi tính riêng để phục vụ dạy học chiếm tỷ lệ (100%). Tuy nhiên PTDH còn thiếu, chưa đồng bộ, có loại chất lượng kém gây lãng phí; phương tiện máy tính còn dàn trãi, hiệu quả sử dụng còn thấp.

Thư viện trường còn nghèo nàn, đầu sách phục vụ cho hoạt động đơn điệu chưa phát huy hết tác dụng; có các phòng phục vụ dạy Tin học, thư viện nhưng chưa đúng chức năng do được bố trí từ phòng học văn hóa.

Phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại cũng được đầu tư để đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Đến nay, 100% các trường THCS trên địa bàn huyện được trang bị máy vi tính phục vụ cho công tác quản lý và dạy - học; có 100% trường được trang bị Tivi màn hình lớn phục vụ công tác day-học; có 71,4% trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có máy tính kết nối với mạng Internet phục vụ truy cập và xử lý thông tin hằng ngày, hiện nay còn lại 6 đơn vị trường vùng cao chưa có hệ thống cáp quang nên chưa áp dụng rộng rãi mạng Internet vào trong giảng dạy, nhưng các trường điều sử dụng hệ thống 3G trong quản lý và dạy học.

Đến đầu năm học 2019-2020 các trường THCS toàn huyện không có trường nào có thư viện đạt chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn trường phổ thông, hiện nay 02 trường đã thực hiện hồ sơ thẩm định công nhận thư viện đạt chuẩn và chỉ có 02 trường có phòng bộ môn đạt chuẩn theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về phòng bộ môn, nhưng chưa đảm bảo theo quy định.

Tóm lại, việc trang bị PTDH của các trường trung học cơ sở của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có phương tiện dạy học hiện đại nhưng số lượng rất ít. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng phương tiện dạy học chưa tốt (do giáo viên vùng đồng bằng chuyển công tác khi đủ năm công tác và học sinh là người dân tộc thiểu số nên kỹ năng thực hành còn hạn chế). Phương tiện dạy học tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.7. Thống kê số lượng học sinh và phòng thí nghiệm, thực hành, máy chiếu, máy tính và tivi học kỳ I năm học 2019-2020

TT Trường THCS Số học sinh

Số lớp

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Phòng thực hành

Máy tính

Máy chiếu

Ti vi dạy học

1

PTDTNT

THCS Tây

Giang

348 10 70 105 104 69 3 35 1 10

2

PTDTNB THCS Nguyễn Bá Ngọc

311 10 90 47 77 97 2 21 1 7

3

PTDTNB THCS Nguyễn Văn Trỗi

286 11 111 89 82 104 1 22 1 5

4

PTDTNB THCS Lý Tự Trọng

399 11 101 74 96 128 1 25 1 2

Tổng cộng 1344 42 372 315 359 398 7 103 4 24

(Nguồn: Sô liệu tổng hợp 04 trường THCS của huyện Tây Giang trong học kỳ I năm học 2019-2020) Qua bảng 2.7 cho thấy số phòng thực hành, máy chiếu Projector, Tivi và máy

vi tính của các trường chưa nhiều, phân bố không đồng đều giữa các trường, nhiều trường chưa có phòng thực hành các bộ môn Lý, Hóa, Sinh và Công nghệ..., máy vi tính chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phân phối chương trình). Toàn huyện có 07 phòng thực hành bộ môn nhưng chỉ có 02 trường có phòng thực hành Hóa học, Sinh học, Vật lý, còn lại 02 trường chưa có các phòng thực hành trong đó có trường PTDTBT THCS Nguyễn Văn Trỗi ở ngay trung tâm huyện nhưng chưa có phòng thực hành, có 04 máy chiếu Projector và 24 tivi phục vụ dạy học nhưng phân bố chưa đều, có đơn vị trường chưa bố trí được mỗi phòng 01 cái để phục vụ dạy học; hiện tại 04 trường có 103 máy vi tính phục vụ học môn tin học, tỷ lệ số máy vi tính trên số học sinh còn thấp, tính bình quân cứ 13 học sinh mới có 01 máy vi tính để học tập.

Trong 04 trường trung học cơ sở trong huyện nói trên chưa có trường nào đạt chuẩn quốc gia, hiện đang đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng. Hầu hết các trường hiện nay có đủ diện tích đạt chuẩn, chưa đảm bảo có phòng học 2 buổi/ngày chỉ có trường PTDTNT Tây Giang đủ điều kiện nhất, tương đối đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy do được đầu tư để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Có 04 trường đã thực hiện tốt hệ thống chiếu sáng học đường đạt tỷ lệ (100%). Song phòng học bộ môn ở các trường chưa có; chỉ có 2 trường có phòng thực hành bộ môn (Hoá, Sinh, Vật lý) chiếm tỷ lệ 50% đủ theo yêu cầu các môn có tổ chức thực hành, thí nghiệm đó là (Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nguyễn Bá Ngọc, Trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Giang), chưa có trường nào có nhà đa năng, sân chơi, bãi tập dành cho các hoạt động thể dục thể thao và vui chơi của học sinh.

Kết quả điều tra các trường THCS của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

trong những năm qua cũng cho thấy, việc trang bị PTDH của các trường không ngừng được tăng lên. Đảm bảo được ở mức tối thiểu cho dạy và học. Đầu tư phương tiện âm thanh, máy quay, máy ảnh và phương tiện nghe nhìn,… nhằm thực hiện tốt công tác dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thư viện được xem là trung tâm thông tin của trường chứ không thuần tuý là chỗ mượn và đọc sách. Do vậy, ngoài không gian dành cho kho sách, báo chí, không gian cho người đọc đã có máy vi tính kết nối Internet là nguồn tra cứu thông tin, dữ liệu có hiệu quả cao. Sách và tài liệu giáo khoa đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học. tuy nhiên trong huyện chưa có trường nào có thư viện đạt chuẩn Quyết định số 01/2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn trường Phổ thông, hoạt động thư viên chưa có hiệu quả cao trong việc khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường, hiện nay thực chất thư viện các trường đều tận dụng các phòng học.

Gần đây các trường THCS bước đầu được quan tâm trang bị một số loại hình phương tiện dạy học theo thế đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, so với yêu cầu dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thì việc trang bị vẫn còn thiếu. Việc trang bị theo hướng dùng chung phương tiện dạy học giữa một số môn học trong cùng 01 bậc học, cùng phòng thí nghiệm hoặc phòng chứa phương tiện dạy học mang tính kinh tế cao. Ví dụ môn Hoá học có những phương tiện dạy học (Vôn kế, đồng hồ bấm giây...) có thể dùng chung với môn Vật lý. Một số hoá chất có thể dùng chung giữa môn Sinh học, Vật lý và môn Hoá học. Cách kiểm tra, đánh giá chất lượng việc sử dụng phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang chưa khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng phương tiện dạy học. Có 03 trường trong số 04 trường trung học cơ sở trong huyện có kết nối mạng Internet. Các trường tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; Hầu hết các trường khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

Với số lượng và chất lượng phương tiện dạy học như hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên trung học cơ sở trong quá trình giảng dạy, dẫn đến tình trạng có những giáo viên muốn soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng phương tiện dạy học, nhưng thực tế lại không thực hiện được do thiếu hoặc không có phương tiện dạy học để dùng hoặc hỗ trợ, nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học còn thấp. Xử lý phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tôi nhận thấy phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam so với yêu cầu của chương trình dạy-học và đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học thì không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa đảm bảo. Chất lượng của các PTDH sau một năm sử dụng thường bị giảm nhanh so với quy định của nhà sản xuất đề ra, ví dụ như: Độ bền của bóng đèn máy chiếu, gương, thấu kính bị trầy xước, thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thanh không đảm bảo, hệ thống tivi giảng dạy ở một số trường còn thiếu và màn hình còn nhỏ...

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)