Thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữa phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 68)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

2.4. Thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.4.4. Thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữa phương tiện dạy học

STT Nội dung

Mức độ thực hiện đạt Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu SL ĐTB Vị thứ

1

Tuyên truyền, giáo dục giáo viên, học sinh, ý thức bảo quản phương tiện dạy học

68.8 24.2 10.0 5.0 102 3.4 1

2 Tổ chức công tác bảo

quản PTDH 44.2 35.5 20.0 3.3 102 3.2 2

3

Xử lý học sinh, giáo viên làm hư hỏng phương tiện dạy học

21.7 46.7 20.8 10.8 102 2.8 3

4 Công tác phòng chống

cháy nổ, mối mọt, ẩm ướt 20.0 44.2 25.0 10.8 102 2.7 4 Qua bảng số liệu khảo sát cho thấy hầu hết hiệu trưởng các trường có quan tâm đến tuyên truyền, giáo dục giáo viên, học sinh ý thức bảo quản PTDH, có

68.8% CB, GV được khảo sát đánh giá công tác này thực hiện tốt, công tác này được đáng giá ở mức độ cao (ĐTB: 3.4); Về thực hiện tổ chức công tác bảo quản PTDH cũng được các trường quan tâm nhưng chưa thường xuyên nhiều cán bộ, giáo viên đã đánh giá nhà trường không quan tâm công tác này, có 20% CB, GV đánh giá việc tổ chức công tác bảo quản ở mức trung bình. Việc xử lý học sinh, giáo viên làm hư hỏng phương tiện dạy học và công tác phòng chống cháy nổ, mối mọt, ẩm ướt chưa được quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý giáo viên, học sinh làm hỏng PTDH chưa được nhà trường chú trọng. Các điều kiện phòng chống cháy, nổ, mối mọt... hầu như chưa có, nên nhiều PTDH hư hỏng, độ bền hạn chế do tác động của thời tiết, độ ẩm trong phòng cao.

2.4.5. Thực trạng quản lý việc tự tạo phương tiện dạy học Bảng 2.14. Thực trạng việc tự tạo PTDH

STT Nội dung

Mức độ thực hiện đạt Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu SL ĐTB Vị thứ 1

Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong học sinh và giáo viên

30.0 25.8 34.2 10.0 102 2.8 1

2 Tổ chức giới thiệu, trưng bày

đồ dùng dạy học tự làm 18.3 20.8 37.6 23.3 102 2.3 3 3 Tổ chức hội thi đồ dùng dạy

học tự làm 17.5 20.0 43.3 19.2 102 2.4 2

Biểu đồ 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện việc tự tạo PTDH

Từ kết quả thu được, chúng ta có thể thấy thực trạng việc tự tạo PTDH ở các trường THCS còn ít được quan tâm ở các trường, theo đánh giá của cán bộ, giáo viên; các trường có phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong giáo viên và học sinh nhưng kết quả không cao, chỉ 30% CB, GV đánh giá việc này đạt ở mứu độ tốt, vẫn còn 10% CB, Gv đánh giá yếu. Qua tìm hiểu thông tin từ giáo viên thì công tác phát động không được nhà trường thường xuyên phát động, mà chỉ triển khai ở cấp tổ, nhiều trường lại không phát động phong trào này; việc giới thiệu, trưng bày và tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm đa số các trường không thực hiện do điều kiện nguyên vật liệu, và phong trào này rất yếu, số lượng, chất lượng đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh làm ra, độ chính xác chưa cao, không có tính thẩm mỹ, công việc này còn có biểu hiện tiêu cực và có nhiều hạn chế, yếu kém, hầu hết giáo viên đánh giá việc này còn ở mức độ yếu. Việc tổ chức Hội thi đồ dùng dạy học ở các trường THCS chưa được quan tâm thực hiện, qua khảo sát có tới 43.3% CB, GV đánh gia ở mức trung bình và 19.2% đánh giá ở mức yếu.

2.4.6. Thực trạng quản lý huy động các nguồn lực tài chính

Bảng 2.15. Thực trạng việc huy động các nguồn lực tài chính STT Nội dung quản lý khai thác,

sử dụng PTDH ở trường

Mức độ thực hiện đạt Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu SL ĐTB Vị thứ 1 Huy động các doanh nghiệp,

các nhà hảo tâm 40.9 35.8 18.3 5.0 102 3.1 1 2 Huy động trong Phụ huynh

học sinh 18.3 20.8 37.6 23.3 102 2.3 3

3 Huy động từ cựu học sinh

của trường 5.8 20.0 43.4 30.8 102 2.0 3

4 Huy động các tổ chức xã hội

trong nước, ngoài nước 15.0 37.6 38.3 9.1 102 2.6 2

Biểu đồ 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện việc huy động các nguồn lực tài chính Từ kết quả khảo sát có 40.9% CB, GV được hỏi cho rằng các trường đã làm tốt công tác huy động các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Kết quả thu được kết quả cao, thực tế các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm là lực lượng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, PTDH cho nhà trường đáng kể nhất, việc huy động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và tổ chức xã khác trong nước và ngoài nước được hiệu trưởng các trường thường xuyên chú trọng, bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Bên cạnh đó, việc huy động từ phụ huynh học và các cựu học sinh của trường có được tổ chức nhưng do thực tế tại địa phương hầu hết phụ huynh là đồng bào dân tộc thiểu số kinh tế gia đình còn nghèo, các trường THCS của huyện mới thành lập nên đội ngũ cựu học sinh chưa có nhiều, kết quả còn rất hạn chế.

2.4.7. Thực trạng quản lý việc khai thác và ứng dụng CNTT trong quản lý Bảng 2.16. Quản lý việc khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học

STT Nội dung

Mức độ thực hiện đạt Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu SL ĐTB Vị thứ 1

Việc cập nhật, trang bị các phần mềm quản lý hoạt động dạy học

8.8 26.5 38.2 26.5 102 2.2 3

2 Công tác tập huấn, bồi dưỡng

việc ứng dụng các phần mềm. 13.7 21.6 43.1 21.6 102 2.3 2

3

Việc trang bị máy vi tính, kết nối mạng Internet đường truyền tốc độ cao và thiết bị hỗ trợ khác.

14.7 37.3 37.3 11.7 102 2.5 1

Công tác quản lý việc khai thác sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chưa được các trường thường xuyên quan tâm, thể hiện ở việc trang bị máy tính, phổ biến, triển khai cho giáo viên tham gia vào các trang Web, trao đổi trên mạng Internet và mua sắm các loại PTDH khác, việc cập nhật và trang bị các phần mềm về quản lý và dạy học không được chú trọng. Có 8.8% CB, GV đánh giá công tác này của hiệu trưởng ở mức độ tốt, có 64.7% đã đánh giá kết quả đạt được trong công tác này ở mức độ trung bình và yếu. Công tác bồi dưỡng, tập huấn các phần mềm dạy học chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, chưa thấy hết vai trò to lớn của CNTT trong đổi mới PPDH qua khảo sát có 64.7% CB, GV đánh giá công tác này ở mực độ trung bình và yếu. Việc trang bị máy vi tính, kết nối mạng Internet đường truyền tốc độ cao và thiết bị hỗ trợ khác ở các trường THCS trong thời gian gần đây đã bước đầu được quan tâm. Các trường đã có kết nối Internet để phục vụ công tác quản lý và dạy học, tuy nhiên hiệu quả công tác này chưa cao (ĐTB: 2.5).

Hiện nay trên địa bàn huyện còn 01 trường chưa có đường truyền mạng. Từ số liệu bảng 2.16 cho thấy công tác quản lý khai thác và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.

2.5. Đánh giá chung

Qua khảo sát và đánh giá thực trạng PTDH và công tác quản lý PTDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chúng tôi rút ra một số nhận xét, đánh giá sau.

2.5.1. Điểm mạnh

Đảng và nhà nước ta đã có định hướng rõ ràng về việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, PTDH và đã thể hiện rõ trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và

Bộ GD&ĐT, nhất là các trường vùng đặc biệt khó khăn; lãnh đạo, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến giáo dục của huyện.

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của PTDH trong quá trình dạy học, là phương tiện cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng chuyển biến.

Hiệu trưởng các trường đều có kế hoạch chung phù hợp với thực tế nhà trường, có quyết định đúng đắn và kịp thời trong việc mua sắm; sử dụng, bảo quản PTDH khá hợp lý khoa học. PTDH hiện nay ở các trường THCS được trang bị tương đối đảm bảo theo yêu cầu tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác quản lý PTDH đã được chú trọng, từng bước đi vào nề nếp, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều trường đã xây dựng quy chế hoạt động trong sử dụng, bảo quản PTDH, áp dụng các biện pháp quản lý khá đồng bộ và đã phát huy tác dụng trong hoạt động dạy và học của nhà trường.

Hầu hết các trường đã chú ý coi trọng việc phân công giáo viên có năng lực, có tâm huyết, có điều kiện tham gia công tác thiết bị và thư viện. Nhìn chung giáo viên có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản PTDH để nâng cao chất lượng dạy học; một số cán bộ giáo viên chủ động, sáng tạo trong quá trình sử dụng PTDH; làm thêm một số PTDH phù hợp cho từng tiết lên lớp tuỳ theo điều kiện kinh tế, vật liệu sẵn có ở địa phương miền núi như Tây Giang.

Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của nhà quản lý, dự giờ, thăm lớp, góp ý phê bình, duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra để đánh giá việc sử dụng đồ dùng PTDH.

Hầu hết hiệu trưởng các trường đều quan tâm đến việc trang bị PTDH, nhất là việc huy động các nguồn lực tài chính để mua sắm PTDH cho nhà trường.

2.5.2. Điểm yếu

Đội ngũ chưa đủ về số lượng, cán bộ phụ trách thiết bị, thí nghiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên chuyên trách thư viện và thiết bị chưa được quan tâm đúng mức, việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng, bảo quản PTDH chưa được thường xuyên, chưa có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH, chưa tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi kinh nghiệm khai thác sử dụng và bảo quản PTDH ở các trường khác.

Phần lớn các trường chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, chưa quan tâm đầu tư mua sắm PTDH (nhất là PTDH có ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học bộ môn...). Việc quản lý các trang thiết bị chưa có chiều sâu, chưa có biện pháp kiểm tra thường xuyên, hiện tượng dạy chay còn khá phổ biến. Việc sử dụng PTDH chưa thực sự trở thành nề nếp nên chưa phát huy được tác dụng trong việc đổi mới PPDH.

Việc quản lý, sử dụng PTDH mới chỉ chú ý đến số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng sử dụng, bảo quản. Công tác kiểm tra của cán bộ quản lý giáo dục, nhà trường, của phòng GD&ĐT về quản lý, sử dụng và bảo quản PTDH chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Phòng học bộ môn còn thiếu nhiều, phòng thiết bị, thí nghiệm chưa đảm bảo yêu cầu. Các trang thiết bị để bảo quản PTDH chưa đầy đủ, chưa đồng bộ: kho, phòng, giá, tủ...

Công tác tập huấn sử dụng PTDH chưa được tổ chức, công tác quản lý PTDH của một số cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế từ khâu lập kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện và kiểm tra.

Phong trào tự làm đồ dụng dạy học chưa được phát động thường xuyên, ít được giáo viên và học sinh quan tâm.

Các yêu cầu về độ chính xác, tính đồng bộ, tính hiện đại của PTDH còn thấp.

PTDH các trường hiện nay chưa đảm bảo về số lượng, nhất là các PTDH hiện đại, mới đáp ứng được một phần nhu cầu dạy học.

Việc mua sắm, trang thiết bị PTDH hằng năm do phòng GD&ĐT cung ứng trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng các trường, do đó các trường không có quyền lựa chọn các danh mục PTDH ưu tiên, kiểu dáng, chủng loại, việc nghiệm thu, bàn giao gặp trở ngại nhất định. Vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường còn mờ nhạt, hầu hết các trường được khảo sát chưa có quyền tự chủ cao.

2.5.3. Cơ hội

Đảng và nhà nước ta đã có định hướng rõ ràng về việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, PTDH cho các trường đã thể hiện rõ trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Bộ GD&ĐT, nhất là các trường vùng núi như Tây Giang.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện có sự quan tâm rất lớn đến công tác giáo dục và đào tạo, được thể hiện cụ thể và rõ ràng qua các quyết định, Chỉ thị và Nghị quyết của Huyện uỷ và Hội đồng nhân dân huyện.

Địa bàn huyện Tây Giang có số lượng trường học ít, số lượng học sinh không lớn nên việc đầu tư, trang thiết bị, cơ sở vật chất, PTDH đạt chuẩn và số lượng PTDH đáp ứng nhu cầu tương đối thuận lợi.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trẻ nhiệt tình nên có thể tiếp cận công nghệ thông tin, PTDH hiện đại nhanh chóng, dễ dàng.

2.5.4. Thách thức

Mặt bằng nhận thức của học sinh hạn chế, địa bàn rộng phân tán nên việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất còn dàn trải, chưa tập trung.

Dạy học theo phương pháp đổi mới, tích cực đòi hỏi học sinh phải chủ động sáng tạo, nhất là tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện

đại trong việc lĩnh hội tri thức.

Mức độ thu nhập của nhân dân trong toàn huyện thấp, có đến 38,7% hộ nghèo, dân số phân bố không đồng đều, trình độ dân trí chưa cao. Việc huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Đầu tư cho học tập chưa cao. Một bộ phận người dân còn ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Do điều kiện địa hình hiểm trở, học sinh phải đi bộ 3 đến 4 giờ mới tới trường nên gặp rất nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa giáo dục cũng gặp không ít khó khăn.

Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy và học.

PTDH phần nhiều còn lạc hậu, thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng.

Đội ngũ giáo viên THCS huyện Tây Giang nhìn chung là đủ, tuy vậy chưa đồng bộ, một số môn đặc thù vẫn còn thiếu như Anh văn, Toán, Tin học; Về chất lượng: Còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của đổi mới chương trình GD&ĐT hiện nay đội ngũ giáo viên luân chuyển, đã gây ra không ít khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng và tiếp cận với phương tiện dạy học.

Cơ chế chính sách xã hội, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn bất cập so với yêu cầu cấp thiết đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý PTDH tại các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam cho thấy trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư trang bị PTDH đảm bảo cho việc dạy học ở các trường THCS, tuy nhiên phần lớn các trường chưa có kế hoạch trang bị, bảo quản, sử dụng PTDH dài hạn, chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư mua sắm PTDH, nhất là các thiết bị hiện đại tổ chức thực hiện kế hoạch còn hạn chế. Giáo viên ở một số trường và học sinh sử dụng PTDH chưa tốt, chưa thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng PTDH trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng sử dụng; chưa chú ý nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về quản lý, sử dụng PTDH. Các PTDH hiện có và được mua sắm thêm chưa đảm bảo chất lượng. PTDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay. Số phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, kho chứa thiết bị còn thiếu, hệ thống tủ giá chưa đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng; máy chiếu Projector, Tivi màng hình lớn, máy vi tính và một số PTDH có giá trị cao chưa nhiều, chưa đồng đều giữa các trường. Tỷ lệ máy vi tính theo đầu học sinh còn thấp. Diện tích khuôn viên một số trường chật hẹp, đồi dốc khó xây dựng hầu hết các trường không có nhà tập đa năng, phòng bộ

môn thí nghiệm, thực hành. Với số lượng PTDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên trung học cơ sở trong quá trình giảng dạy nên vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy hiệu quả đạt chưa cao. Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả PTDH nhưng cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện chưa quan tâm chú ý còn có hiện tượng thất thoát, lãng phí; cán bộ quản lý chưa tăng cường kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng và sử dụng PTDH.

Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát triển, cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế trên.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)