Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý phương tiện dạy học ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục, trực tiếp là Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học nói chung, hoạt động quản lý PTDH nói riêng có vai trò quan trọng đối vơi hiệu quả quản lý PTDH ở các trường THCS. Sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo phòng GD&ĐT với các biện pháp thích hợp uốn nắn, khắc phục những tồn tại, yếu kém, khích lê, tuyên truyền, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường, đồng thời phát triển nhân rộng các điển hình tiên tiến sẽ góp phần nâng cao nhận thức chung, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác quản lý PTDH ở các trường THCS.

- Vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng các trường THCS với tư cách là người quản lý trực tiếp, quản lý toàn diện mọi hoạt động của nhà trường là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hiệu quản quản lý PTDH. Bên cạnh việc nắm vững lý luận, nghiệp vụ quản lý, hiệu trưởng còn phải linh hoạt, mềm dẻo trong công tác quản lý, làm thế nào để vừa đạt được hiệu quả cao trong thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường trong đó có việc quản lý sử dụng PTDH đối với tất cả các môn học. Hiệu trưởng phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm cập nhật những kiến thức tổng hợp về quản lý giáo dục, mặt khác cũng cần rèn luyện để có phương pháp quản lý tốt để chỉ đạo các tổ bộ môn trong hoạt động dạy học, hoạt động khai thác sử dụng PTDH. Hiệu trưởng phải là cầu nối gắn kết giữa tập thể giáo viên nhà trường với gia đình, xã hội và các mối quan hệ khác.

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường về quản lý chất lượng dạy học, về đổi mới chương trình giáo dục, về tầm quan trọng của PTDH đối với việc đảm bảo chất lượng dạy học; sự đồng lòng và nổ lực chung của cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên quyết tâm hành động biến đổi nhà trường, nổ lực không ngừng cải tiến, phát huy sáng kiến, nâng cao chất lượng dạy học.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT đề cập đến hoạt động quản lý PTDH trong nhà trường ở cấp THCS hiện nay chưa đầy đủ; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động này mới chủ yếu đưa ra những yêu cầu chung về xây dựng hệ thống PTDH mà chưa chú ý đúng mức đến hoạt động khai thác, sử dụng PTDH. Sử dụng hiệu quả PTDH trong hoạt động dạy học chưa trở thành yêu cầu bắt buộc phải thực hiện, phải đạt được đối với giáo viên.

Hiện nay Phòng GD&ĐT cũng không có riêng chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác này và cũng chưa có chế tài cụ thể đối với việc sử dụng PTDH của giáo viên.

- Đổi mới giáo dục phổ thông đang được triển khai ở các địa phương, nhà trường;

song nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH vẫn còn là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá là những nội dung được bàn đến nhiều; song việc nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH còn ít được đề cập, do vậy ít có ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên.

- Nguồn tài chính dành cho việc đầu tư tăng cường PTDH ở các trường THCS còn hạn hẹp. Tính tự chủ của các trường trong công tác PTDH chưa được đề cao.

Phong trào tự làm đồ dụng dạy học của ngành giáo dục cho đến nay chưa đạt hiệu quả thiết thực, mới chỉ mang tính hình thức, chưa có ảnh hưởng đáng kể đến công tác thiết bị trường học.

- Chủ trương của ngành về đổi mới QLGD, thực hiện dân chủ trong nhà trường, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng thời gian qua đã có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giáo dục nói chung tuy nhiên còn ít tác động đến lĩnh vực quản lý PTDH trong các nhà trường.

- Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, GV các trường THCS, đặc biệt là các trường ở nông thôn, miềm núi; các yếu tố địa phương như điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý PTDH ở các nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận văn đã trình bày nhận thức chung về các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, phân tích vị trí, vai trò, chức năng của PTDH trong trường THCS ở nhiều góc độ và xem xét trên cơ sở khảo cứu quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục.

Dựa vào quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trường THCS, luận văn đã làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường và Ban Giám hiệu trong quản lý PTDH. Căn cứ vào vị trí, tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học của trường THCS, Chương 1 đã khái quát những nguyên tắc, yêu cầu chung về quản lý PTDH của nhà trường, từ đó làm rõ về mặt lý luận các nội dung cơ bản của công tác quản lý PTDH trong các trường THCS hiện nay.

Các nội dung về quản lý PTDH của trường THCS được nghiên cứu, trình bày trong Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng quản lý PTDH ở Chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý PTDH ở Chương 3 theo định hướng nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định của đề tài.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)