CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. Khái niệm, đặc trƣng, ý nghĩa của đồ vật
1.3.1. Khái niệm về đồ vật
Khái niệm về đồ vật là đối tượng tổng hợp và được phân định rõ ràng, nhất quán trong quá trình khu việt định nghĩa. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát định nghĩa về
cách sử dụng từ đồ vật làm yêu cầu chính thống trong việc kiểm tra và phân tích đặc điểm sử dụng đối tượng này trong từng lớp ngôn ngữ. Việc sử dụng định nghĩa đối tượng giúp quá trình phân loại và khu việt yếu tố nghiên cứu có cơ sở hơn. Dựa trên hệ thống từ điển Tiếng Việt hiện hành, chúng tôi nhận thấy việc đưa ra định nghĩa đồ vật được khái quát trên định nghĩa riêng biệt về “đồ” và “vật” được sử dụng trong ngôn từ Tiếng Việt. Thông qua quá trình phân tích, chọn lọc ấy, chúng tôi xin đưa ra một số định nghĩa về đồ vật như sau:
Trong từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã chỉ rõ:
“Đồ (danh từ), vật do con người tạo ra để dùng vào một việc cụ thể nào đó trong đời sống hàng ngày”
“Vật (danh từ), cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được”
Theo Nguyễn Văn Đạm, trong cuốn “Từ điển TiếngViệt tường giải và liên tưởng” có định nghĩa:
“Đồ (danh từ), vật để dùng, để đáp ứng một nhu cầu vật chất nói chung”.
“Vật (danh từ), sự vật, những cái tồn tại, xảy ra trong không gian, thời gian”.
Trong Đại từ điển tiếng Việt. Nguyễn Như Ý chủ biên, Đồ: vật do con người tạo ra để dùng hay làm thưc ăn nói chung: đồ ăn thức uống, đồ chới, giặt bộ đồ.
Các lý thuyết kiểu đó, dưới dạng này hay dạng khác đều bộc lộ khái niệm đồ vật dưới vai trò phân lập nhưng hòa kết của khái niệm đồ và vật. Dựa trên các định nghĩa trên chúng tôi xác định những đặc điểm chung của đồ vật như sau:
Thứ nhất: Do con người tạo ra, không phải là vật tồn tại thiên nhiên, mặc dù có chức năng đáp ứng một số nhu cầu của cuộc sống con người.
Thứ hai: Có hình khối, tồn tại trong không gian.
Vậy trong luận văn này chúng ta chọn đối tượng nghiên cứu là thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật, thế thì trong tiếng Hán, trước tiên chúng tôi phải tìm ra một từ ngữ nào đó phù hợp với từ đồ vật trong tiếng Việt là hết sức cần thiết.
Theo “越汉辞典(Từ Điển Việt Hán)”, nhà xuất bản Thương Vụ Ấn Thư Quán có chú thích từ đồ vật có nghĩa là “物件(wù jiàn/vật kiện)”, “物品(wù pǐn/vật phẩm)”.
(trang 377).
Theo Từ Điển Hán Việt của Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia Viện Ngôn ngữ học, chúng tôi đã tìm từ “东西(dōng xi,364)”, có chú giải là: đồ vật.
Theo Từ điển Việt Anh, Vietnamese English dictionary, Đồ vật: articles, things, object.
Qua các chú thích của những cuốn từ điển đang lưu hành, từ đồ vật trong tiếng Việt tương ứng với nhưng từ như “东西(dōng xi), 物件(wù jiàn), 物事(wù shì)”.
Nhưng chúng ta nên chọn ra một từ thống nhất trong bài luận văn này để thuận tiện cho việc nghiên cứu. và đề chọn ra một từ có thể đảm nhiệm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cần làm rõ khái niệm của 3 từ ngữ tiếng Hán trên.
Qua sưu tập các từ trong tiếng Hán chỉ đồ vật có “事物(shì wù)”, “物件(wù jià n)”, “物品(wù pǐn)”, “物事(wù shì)”, “物质(wù zhì)”, “东西(dōng xi)” và qua diễn biến, phát triển của con người Trung Quốc trong quá trình sử dụng ngôn ngữ cho đến bây giờ, thì từ “东西(dōng xi)” là từ ngữ có nghĩa khớp với từ đồ vật trong tiếng Việt nhất. Đề mọi người có một sự hiểu biết thêm về việc chọn từ “东西(dōng xi)”, luận văn chúng tôi đưa ra những khái niệm và khảo chứng sau:
Trong cuốn Từ Hải chú thích “东西(dōng xi)” được chú thích là: gọi nôm na các loại đồ là “东西(dōng xi)”, sau đó vay mượn ngôn ngữ của người thời xưa, cuối cùng
kết luân vật sản tứ phương nhi cử đông tây, do như sử ký từ thời nhi ước ngôn xuân thu nhĩ. Có nghĩa là một năm có bốn mùa, trong lịch sử lấy năm (bốn mùa) làm đầu mối, cho nên trong lịch sử có cách nói xuân thu, tương tư đối với không gian, thì đông nam tây bắc đều có vật sản, cho nên có thể gọi vật sản là “东西(dōng xi)”.
Trong cuốn Từ Nguyên xuất bản năm 1951, trích 龚炜(Cổng Vĩ )Sào lâm bút đàm tục biên tập I Mãi đông tây khảo: Minh tư lăng(vua Sùng Trinh, tức Minh Tư Tông)nói với các vị đại thần Kim thị tứ giao dịch, chỉ ngôn mãi đông tây nhi bất cập nam bắc, hà dã? Phù thần Châu Diên Nho đáp Nam phương hỏa, bắc phương thủy, hôn mộ khấu nhân chi môn hộ cầu thủy hỏa, vô phất dữ giả,thử bất đãi giao dịch, cố duy viết đông tây, Tư lăng thiện chi.
Từ Nguyên xuất bản năm 1987 có giải thích vật sản vu viết đông tây, do ký tứ quý nhi ước ngôn xuân thu. Nhưng vì sao lại nói đông tây mà không nói nam bắc thì không có giải thích.
Ngoài tham chiếu những giải thích của từ điển ra, chúng tôi còn trích một số khảo chứng sau đây:
Thời xưa nói vật kiện là vật sự, vật hóa, vật kiện, trong Trư Sắc Tạp Mãi của Đông Kinh Mộng Hoa Lục Bắc Tống đã có từ vật sự: “物事(wù shì)”, tiểu thuyết nhà Minh Tam Ngôn Nhị Phách đều dùng từ vật sự “物事(wù shì)”, trong quyển 22 Phách Án Kinh Kỳ của Lăng Mông Sơ Minh Sung Trinh Nguyên Niên Mãi vật sự “买 物事(mǎi wù shì)”, Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ năm năm Sùng Trinh có viết Mãi liễu vật sự “买了物事(mǎi lē wù shì)”. Có thế thấy rằng, thời Tống, Minh trong dân gian đều gọi mua đồ là Mãi vật sự “买物事(wù shì)”. Theo thống kê, Cổ Kim Tiểu Thuyết xuất hiện từ vật sự “物事(wù shì)” 28 lần, đồ vật “东西(dōng xi)” 50
lần, cuốn Cảnh Thế Thông Ngôn xuất hiện từ vật sự “物事(wù shì)” 34 lần, đồ vật
“东西(dōng xi)” 52 lần, Cảnh Thế Hằng Ngôn xuất hiện từ vật sự “物事(wù shì)”
19 lần, từ đồ vật “东西(dōng xi)” 137 lần, Phách Án Kinh Kỳ xuất hiện từ vật sự “物 事(wù shì)” 16 lần, đồ vật “东西(dōng xi)” “112 lần, Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ xuất hiện vật sự “物事(wù shì)” 45 lần, đồ dùng “东西(dōng xi)” 157 lần.