Tính biểu trưng của nguồn biểu trưng trong thành ngữ có vật biểu trưng

Một phần của tài liệu So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng hán và tiếng việt luận v (Trang 47 - 51)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

2.3.1. Tính biểu trưng của nguồn biểu trưng trong thành ngữ có vật biểu trưng

Nghĩa biểu trưng của thành ngữ được thể hiện qua vật biểu trưng trong thành ngữ, nó mang tính hoàn chỉnh và cô đọng. Trong một thành ngữ có thể có hơn một vật biểu trưng, nhưng qua biểu trưng hóa, thành ngữ luôn chỉ thể hiện một nghĩa biểu trưng, hoặc chỉ có một nghĩa bóng. Ví dụ thành ngữ đạn lạc tên bay, như dao chém

lại, ăn cháo đá bát: chỉ phụ ơn những người đã từng giúp đỡ mình. Áo ấm cơm no:

chỉ cuộc sống sung túc, không thiếu cơm áo. Bảng vàng bia đá: trong thời kỳ phong kiến những thư sinh đỗ đạt tên được ghi trên giấy màu vàng hoặc bia đá, ý là học hành thành đạt. Bôi son trát phấn: son và phấn là mỹ phẩm của người phụ nữ, nghĩa bóng là con người làm việc xấu lấy này nọ che đậy. Bình mới rượu cũ: rượu cũ đổ vào bình mới, có nghĩa là chỉ thay đổi hình thức, bản chất không thay đổi. Chia cơm

sẻ áo: chia sẻ cơm áo, có nghĩa là cuộc sống nghèo khổ. Cuốc bẫm cày sâu: cuốc và

cày là hai loại công cụ trong sản xuất nông nghiệp, nghĩa bóng là tập trung làm một việc rất tỉ mỉ kỹ càng. Những thành ngữ đối xứng tương tự như thế còn nhiều, ở đây chúng tôi không liệt kê ra hết. Qua ví dụ chúng ta có thể thấy rằng, hai vật biểu trưng qua phép chuyển nghĩa quy ra được một nghĩa bóng, hai vật biểu trưng trong loại thành ngữ này đều thuộc một từ phạm trù ngữ nghĩa, cùng thuộc một từ loại là danh từ hoặc cụm danh từ. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghĩa từ vựng của thành ngữ nằm ngoài thành ngữ bản thân, thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai, vì thế khi phân tích ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trước tiên chúng tôi phân tích nghĩa đen của từng yếu tố chỉ đồ vật. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ có tính bền vững và không được tùy tiện thay đổi thành tố, sự hình thành của một thành ngữ, nhất là thành ngữ dân gian qua tục ngữ, ca dao, dân ca hay là truyền thuyết truyền miệng đều chắt lọc qua thời gian, nó mang tính đại chúng và được mọi người sử dụng theo thói quen. Khác với từ định danh bậc nhất, nghĩa của các từ định danh bậc nhất có bốn thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái(cảm) và nghĩa ngữ pháp. Tuy nhiên từ định danh bậc nhất có nghĩa biểu cảm nhưng ở đây chúng tôi tập trung phân tích tính biểu trưng. Vì vậy, việc kết hợp hai vật biểu trưng trong một thành ngữ có

kết cấu đối xứng, có tác dụng làm cho kết cấu ổn định, có nhịp điệu và ngữ nghĩa cô đọng, tăng cường mức độ hoặc nhấn mạnh tính biểu trưng. Chúng tôi có thể nhận xét là tính biểu trưng thành ngữ mạnh mẽ hơn khi kết hợp sử dụng hai vật biểu trưng trong thành ngữ có kết cấu đối xứng. Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt có hai vật biểu trưng cũng như thành ngữ chỉ có một vật biểu trưng đều mang tính biểu trưng để thể hiện một nghĩa bóng cho một thành ngữ hoàn chỉnh.

2.3.2. Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật

Dân tộc Việt sinh sống ở bán đảo Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, về điều kiện địa lý có 70% là miền núi và 30% là đồng bằng, trong khi đó có hai đồng bằng lờn là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Cộng thêm hơn 3000km đường biển, dân tộc Việt có một môi trường sinh sống hết sức đa dạng về vị trí địa lý cũng như khí hậu thời tiết. Tính đa dạng của điều kiện sinh sống tạo ra các nền văn hóa lúa nước, miền núi, đan xen với nhau. Qua thành ngữ đã một phần nào đó thể hiện tính dân tộc đắc sắc của dân tộc Việt. tính dân tộc được thể hiện qua các đặc điểm như đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất lao động, trang phục, ẩm thực và kiến trúc của nơi cư trú.

a) Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được thể hiện qua các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Như thành ngữ: ăn xó mó niêu, bằng chân như vại,

bắt cua bỏ giỏ, bẻ nạng chống trời, cãi chày cãi cối... Cái niêu dùng để nấu cơm, vại

để đựng đồ dùng hoặc đồ ăn, giỏ để cua cá, nạng để chống đỡ, chày cối để lấy gạo đều là những đồ dùng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Việt. Những đồ vật này là sản vật của xã hội nông nghiệp, nguyên liệu chúng đến từ đất, cây, tre, đá…

b) Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được thể hiện qua các công cụ sản xuất lao động: cày sâu cuốc bẫm, cưa đứt đục suốt, đau như búa

bổ… Cày, cuốc là hai loại công cụ sản xuất nông nghiệp thô sơ, cưa, búa là công cụ

chế biến gia công đồ gỗ để làm nhà cửa hoặc đồ dùng.

c) Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được thể hiện qua các trang phục dệt may: chòng chành như nón, hàng săng chết bó chiếu, màn che

trướng phủ, tơ chia tằm rũ…Cai nón của dân tộc Việt làm bằng lá tre, có tác dụng

chống nắng chống mưa. Do khí hâu Việt Nam nhiều mưa và nắng nóng nên từ rất lâu đã có chiếc nón trong cuộc sống của người dân. Màn và chướng là những thư để chống muỗi, cũng do môi trường sinh sống của dân tộc Việt ở đồng bằng nhiều đồng ruộng và miền núi nhiều rừng rậm nên có nhiều loại sâu muỗi đốt người, và khí hậu mùa hè thì nắng nóng nên màn chướng có tác dụng là chống sâu muỗi. Tơ lụa là một loại sản vật tiêu biểu của nông nghiệp, khác với môi trường sinh sống miền núi và du mục, dệt may là một hình thức sản xuất trong xã hội nông nghiệp.

d) Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được thể hiện qua ẩm thực: cơm nặng áo dày, đâm bị thóc chọc bị gạo, đo lọ nước mắm, đếm củ

dưa hành… Thóc là lúa, nước mắm là thức ăn của ngư dân. Dân tộc Việt sỏ hữu

một môi trường sinh sống biển rộng lớn, đối với ngư dân, nước mắm được chiết xuất từ những thứ hải sản, và nước mắm là những thứ thức ăn quan trọng và tiêu biểu trong cuộc sống dân tộc Việt cho đên ngày nay.

e) Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật được thể hiện qua các phương tiện giao thông: ba bè bảy mảng, cạn tàu ráo máng, chuyến đò nên quen,

nước. Môi trường thiên nhiên của dân tộc Việt cư trú là nhiều sông ngòi, trong xã hội xưa cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nên những phương tiện đi lại qua sông chủ yếu là tàu thuyền, trong khi đó, cái bè còn được ngư dân dùng để đánh cá ngoài biển hoặc trên sông.

Một phần của tài liệu So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng hán và tiếng việt luận v (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)