Đặc điểm ngữ nghĩa hoàn chỉnh và cô đọng

Một phần của tài liệu So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng hán và tiếng việt luận v (Trang 41 - 43)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa hoàn chỉnh và cô đọng

Thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật phần lớn là tứ tự cách, đặc điểm của chúng là hoàn chỉnh về nghĩa và có nội dung cô đọng, bất cứ loại hình thành ngữ nào, ngữ nghĩa của thành ngữ đều là một chỉnh thể chứ không thể hiểu một cách đơn giản là do các thành tố trong thành ngữ hợp thành. Đặc điểm này được thể hiện qua những góc độ sau:

1) Điển cố lịch sử. Như chúng ta đã đề cập ở phần đầu thành ngữ tiếng Hán có 4600 thành ngữ có xuất xứ rõ ràng được ghi chép trong thư tịch cổ. Điển cố lịch sử là một hình ảnh được thu nhỏ trong lịch sử phát triển của Trung Hoa, khi đặc sắc độc đáo của văn hóa dân tộc trong điển cố được cô đọng thành thành ngữ, luôn luôn mang lại cho con người cảm giác siêu phàm thoát tục. ví dụ thành ngữ “完璧归赵(wán bì guī zhào/viên bích quy Triệu)”, theo nghĩa mặt chữ chúng ta hiểu một viên bích ngọc được trả lại trọn vẹn cho nước Triệu, nhưng nếu không đọc Sử ký thì không biết nguồn gốc của câu chuyện là đại thần của nước Triệu lấy viên bích ngọc đến nhà Tần đổi lấy 15 đô thành, nhưng vua nhà Tần đã giữ lại viên ngọc và không đồng ý việc trao đổi, đại thần của nước Triệu phải dùng mưu trí mới lấy về được viên bích ngọc. Thông qua điển tích mới hiểu được nghĩa bóng của thành ngữ là chỉ những đồ vốn thuộc về mình được trả về. Thành ngữ “割席分坐(gē xí ér zuò/cát tịch phân tọa)”, theo nghĩa đen là cắt chiếu chia nhau mà ngồi, nhưng hiểu theo nghĩa đen rõ ràng là không đủ. Thực ra thành ngữ này xuất xứ từ một điển cố trong cuốn Thế thuyết tân ngữ - Đức Hành của Lưu Nghĩa Khánh có điển tích là cuối thời kỳ nhà Hán, Quản Ninh và Hoa Hân la hai người bạn chơi rất thân từ nhỏ, nhưng Quản Ninh chăm chỉ học hành, còn Hoa Hân lười biếng nông nổi tham đồ phú quý, dần dần Quản Ninh

ghét Hoa Hân nên cắt đôi cái chiếu mà hai người hay cùng ngồi. Qua điển cố chúng tôi mới hiểu được thành ngữ này có nghĩa là cắt đứt tình bạn. Trong các thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật chúng tôi thu thập còn có những thành ngữ điển tích như “杯羹之让(bēi gēng zhī ràng/bôi canh chi nhượng)”, “杯弓蛇影(bēi gōng shé yǐng/bôi cung xà ảnh)”, “杯酒释兵权(bēi jǐu shì bīng quán/bôi tửu thích binh quyền)”, “弄玉吹箫(nòng yù chuī xiāo/lộng ngọc xuy tiêu)”, “琴挑文君(qín tiāo wén jūn/cầm điệu văn quân)”, “东窗事发(dōng chuān shì fā/đông song sự phát)”, “ 程门立雪(chéng mén lì xuě/trình môn lập tuyết)”, “过门不入(guî mãn bù rù/quá

môn bất nhập)”, vân vân.

2) Phong tục tập quán và quan niệm độc đáo của dân tộc Hán. Nền văn hóa của dân tộc Hán có lịch sử lâu đời, môi trường sinh sống và lịch trình phát triển xã hội phức tạp làm con người dân tộc Hán hình thành những phong tục dân tộc, tâm lý dân tộc và giá trị về quan nhân sinh độc đáo. Chúng thể hiện rõ nét ở quan hệ hài hòa, quan niệm quê hương, và văn hóa ẩm thực. Về quan điểm hài hòa với các mối quan hệ, ở thời xưa đã có quan niệm mộc mặc về hài hòa như thiên thời địa lợi nhân hòa, thiên nhân hợp nhất, dĩ hòa vi quý. Trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật cũng thể hiện quan điểm hài hòa của dân tộc Hán như “载舟覆舟(zài zhōu fù zhōu/Tải châu phò châu)”, “琴瑟和好(qín sâ hã hǎo/cầm sắt hòa hảo)”, “琴瑟之 好(qín sâ zhī hǎo/cầm sắt chi hảo)”, “镜圆璧合(jìng yuán bì hã/kính viên bích hợp)”. Về quan điểm quê hương, dân tộc Hán rất có tình cảm với quê hương nuôi dưỡng mình lớn lên, quan niệm quê hương, cội nguồn rất nồng nhiệt. Trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật cũng thể hiện quan niệm đó, như thành ngữ “衣锦 还乡(yī jǐn huán xiāng/y cẩm hoàn hương)”, “衣锦荣归(yī jǐn róng guī/y cẩm vinh

quy)”, “人去楼空(rén qǜ lóu kōng/nhân khứ lầu không)”. Văn hóa ẩm thực của dân tộc Hán rất phong phú đa dạng, cho nên trong nhiều sáng tác văn chương cũng như thành ngữ đã xuất hiện rất nhiều hình ảnh của đặc trưng ăn uống của dân tộc Hán, ví dụ thành ngữ “画饼充饥(huà bǐng chōng jī/họa bính sung cơ)”, “粗茶淡饭(cū chá dàn fàn/thô trà đạm phạn)”, “酒阑宾散(jǐu lán bīng sàn/tửu lam tân tán)”, “米珠薪 桂(mǐ zhū xīn guì/mễ châu tân quế)”, vân vân.

Một phần của tài liệu So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng hán và tiếng việt luận v (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)