1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
1.5. Quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa
La Thường Bồi trong cuốn sách Người Trung Quốc và văn Trung Quốc nói văn tự ngôn ngữ là sự kết tinh của một dân tộc, văn hóa quá khứ của dân tộc này nhờ nó
lưu truyền, văn hóa tương lai cung nhờ nó xúc tiến. văn hóa của mỗi dân tộc khác
nhau không những tạo sinh ra những thành phần ngữ nghĩa khác nhau của ngôn ngữ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc cấu tạo từ và câu của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là bức tranh của văn hóa dân tộc, là hóa thạch sống của văn hóa lịch sử.(49;8)
Ngôn ngữ và văn hóa luôn có sự tác động qua lại trong mối tương quan theo quy luật vận động về chất và lượng. Theo nhân chủng học xã hội, ngôn ngữ được xem như một yếu tố hay một bộ phận hữu cơ của văn hóa. Thực tế ấy là cơ sở lý thuyết
cho việc gắn liền nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Ngôn ngữ quyết định sự tồn tại trong mối tương quan với tư duy, đồng thời là “bản tường trình của văn hóa mỗi dân tộc”. Những xác thực này được chỉ rõ trong nghiên cứu của V.F. Humboldt về mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và tư duy, được phát triển theo hướng nguyên tắc tương đối của ngôn ngữ do Boas, Sapir, Whorf là đại biểu ở Hoa
Kỳ, tính tự do của tín hiệu ngôn ngữ Weigerber, Ipsen, Gartman là đại biểu ở châu
Âu.
Thập kỷ XX, nhà tâm lý học Đức Wilhelm Maximilian Wundt nói rằng từ vựng
của một dân tộc bản than có thể giải thích tố chất tâm lý của dân tộc đó. Vì vậy có
thể nói rằng, tất cả hệ thống từ vựng ngôn ngữ và thành phần cấu thành của bất cứ dân tộc nào đều chịu sự chi phối và ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đó. Văn hóa dân tộc được đề cập ở đây là chỉ văn hóa nghĩa rộng, cụ thể có thể chia làm văn hóa vật chất, văn hóa chế độ và văn hóa tâm lý. Văn hóa vật chất là chỉ các loại văn minh vật chất được loài người sáng tạo, như công cụ sản xuất và giao thông, các khí cụ đời sống hàng ngày, công nghệ kiến trúc, trang phục, ẩm thực, ăn ở vân vân.
Các nhà ngôn ngữ học thừa nhận ngôn ngữ là một nhân tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Đặc điểm văn hóa dân tộc theo cách này, cách khác được lưu giữ như những trầm tích ngôn ngữ sống sử dụng hàng ngày. Sự bảo lưu ấy được phân tách qua góc nhìn lịch đại, biến thể theo từng giai tầng xã hội sống. Những ngôn ngữ chuyên biệt, được sử dụng thường xuyên ngày càng bổ sung về mặt lượng và ý đồ sử dụng. Ngược lại, lớp ngôn ngữ được sử dụng ít và phải cạnh tranh với ngôn ngữ ngoại lai hoặc biến đổi thích hợp hoặc tự động mất đi, thay thế bằng khái niệm đồng chất khác. Nghiên cứu văn hóa dựa trên cấu trúc ngôn ngữ
cũng vì vậy phải được phục dựng cũng như tái tạo lớp trầm tích đặc dụng ấy. Vai trò của người nghiên cứu là đi sâu vào các hệ thống ngôn ngữ. Mục đích của việc nghiên cứu không chỉ ở việc chỉ ra đặc điểm cơ tầng văn hóa ấy mà quan trọng là chỉ ra vai trò phân lập và tính chất biến hình của ngôn ngữ như một ký hiệu văn hóa học.
Nhìn đại thể các nhà văn hóa học ở ta khi nói đến mối liên quan giữa ngôn ngữ với văn hóa trước hết và chủ yếu nêu lên luận điểm sau: Ngôn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hóa, chi phối nhiều thành tố văn hóa khác, là một công cụ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa.
Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật là một dạng thức ngôn ngữ dân gian mang tính nghệ thuật. Đặc điểm ngôn ngữ nói chung có mối liên hệ mật thiết với thành ngữ trong mối tương quan với văn hóa xã hội. Thành ngữ là giá trị văn hóa sống, tồn tại trong dân gian được bảo lưu và sáng tạo qua bước phát triển của lịch sử. Thành ngữ mang đến những đặc trưng cơ bản trong tư duy và sáng tạo dân gian. Quá trình ấy là sự tiếp biến của những biến thể (biến thể mạnh, biến thể yếu) cá nhân của ngôn ngữ.
- Biến thể mạnh: Ngôn ngữ quyết định cái cách thức của một dân tộc suy nghĩ, cảm thụ, chia cắt thế giới khách quan (thành các phạm trù), ngôn ngữ khác thì tư duy khác.
- Biến thể yếu: Ngôn ngữ phản ánh những giới hạn và những ràng buộc về văn hóa đối với lối nghĩ của dân tộc, thể hiện trong cái cách ngôn ngữ đó chia cắt hiện thực và phạm trù hóa kinh nghiệm.
Thành ngữ nằm trong giới hạn của những biến thể ấy, nó được xây dựng qua cách thức phản ánh ngôn ngữ. Tính chất phản ánh hay quyết định của ngôn ngữ là
điều kiện tiên quyết trong tư duy của các dân tộc và trong mỗi dân tộc. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh đến vai trò truyền tải tư duy dân tộc của thành ngữ nhằm phát hiện những đặc trưng về văn hóa.
Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ mật thiết với nhau, nhà nhân chủng học Mỹ A. White từng nói tất cả văn hóa (văn minh) của nhân loại đều ỷ lại vào ký hiệu. Chính nhờ sự nảy sinh và vận dụng của ký hiệu mới làm văn hóa sản sinh và tồn tại, chính do sử dụng ký hiệu, mới làm văn hóa có khả năng vĩnh tồn bất hủ. không có ký hiệu, thì không có văn hóa, và con người cũng chỉ là động vật chứ không phải là loài
người. (32;5)Ngôn ngữ là công cụ truyền tải của văn hóa, văn hóa là nội hàm của
ngôn ngữ, bất cứ ngôn ngữ dân tộc nào đều chứa đựng nội hàm văn hóa của dân tộc nó. Các đặc trưng cá tính của văn hóa dân tộc, qua trầm tích lịch sử và kết tính trên mặt chữ, một hệ thống từ vựng của ngôn ngữ dân tộc có thể phản ánh trực tiếp hướng giá trị văn hóa. Như nhà ngôn ngữ xã hội học Mỹ Boehm từng nói ngôn ngữ của một xã hội có thể phản ánh tương ứng văn hóa của nó, một trong những hình thức thể hiện ở nội dung từ vựng hoặc từ vựng.