CHƯƠNG 3 SO SÁNH ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HÓA THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ ĐỒ VẬT
3.4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Ứng xử với môi trường xã hội là những đặc điểm thiết yếu để tồn tại. Trong quá trình hình thành của lịch sử và những biến đổi xã hội, hai dân tộc với những thiết chế xã hội đã có những tồn vong, hưng thịnh nhất định. Quá trình ảnh hưởng lẫn nhau của các triều đại, chống xâm lăng ngoại bang nhất loạt hình thành nên hệ ý thức về quân sự, ngoại giao.
Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt phản ánh rõ thực tại xã hội, ảnh hưởng của quân sự trong sự tồn vong của những thiết chế. Thành ngữ chỉ đồ vật mang đến cái nhìn so sánh mang tính ảnh hưởng và miêu tả trực diện. Cách nhìn về thế giới, con người thông qua những đồ vật có liên quan đến vũ khí, chiến tranh ít nhiều phản ánh cái nhìn thực tế đã tồn tại trong lịch sử. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ vũ khí chúng tôi đã thu thập được 161 thành ngữ tiếng Hán, chiếm 12,4%
(161/1299) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đò vật. Và 41 thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ vũ khí chiến tranh, chiếm 8,36% (41/490) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.
Người Trung Quốc có nhắc đến xe, thuyền, đạn, dao, gươm, thanh la, giáp, kiếm, tên, cung, mâu, súng; trong khi đó người Việt Nam cũng có những đối tượng như thuyền, giáo, tên, pháo, bom, súng, đạn, gươm, đao. Sự tiến bộ của xã hội không
thể không có chiến tranh, chiến tranh là một trong những quy luật phát triển của giới tự nhiên, sự thay đổi của chiều đại trong xã hội xưa, ít khi theo hình thức hòa bình, mà hầu như đều là thông qua chiến tranh. Trong mấy nghìn năm lịch sử phát triển, chiến tranh gây thương vong cho xã hội, cũng gây ảnh hưởng cho việc phát triển kinh tế, nhưng mặt khác chiến tranh có những tác dụng như phá vỡ những chế độ cũ, xây dựng lại chế độ mới để quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất mới.
Cách thể hiện trực tiếp là trình độ phát triển của vũ khí thể hiện lực lượng sản xuất, công nghệ luyện kim và khai thác khoảng sản của xã hội, một góc đồ nào đó cũng là xúc tiến sự phát triển của xã hội. Quá trình ảnh hưởng của đồ vật có liên quan đến vũ khí thể hiện bức tranh lịch sử, xã hội đã từng can qua những cuộc chiến tranh giữa các vùng miền và chiều đại. Bức tranh thực tế ấy đi vào văn học dân gian qua những thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật. Chắt lọc qua nghệ thuật dân gian và cách nhìn dân gian, các đối tượng này phản ánh những giá trị biểu trưng khác nhau về thế giới và đối tượng tham gia.
Các đối tượng đồ vật có liên quan đến vũ khí, quân sự trong thành ngữ được tạo ra dưới hai cấp độ nghĩa biểu đạt. Lớp nghĩa thông thường qua tầng vỏ ngôn ngữ cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về một xã hội với những cuộc chiến tranh tồn tại. Ở lớp nghĩa biểu dụng, có tầng hình tượng cao. Đồ vật có liên quan đến vũ khí trong thành ngữ được cấu thành trên cơ sở tái tạo hình ảnh và bộc lộ tầng nghĩa thứ hai.
Ví dụ:
1, 箭不虚发(jiàn bù xǖ fā/tiễn bất hư phát) Bách phát bách trúng.
2, 剑拔弩张(jiàn bá nǚ zhāng/kiếm bạt nỗ trương). Tình thế gấp gáp.sắp có chiến tranh
3, 大刀阔斧(dà dāo kuò fǚ/đại đao khoát phủ) làm việc quyết đoán, dứt khoát 4, 一箭双雕(yī jiàn shuāng diāo/nhất tiễn song điêu). một công hai việc
Ví dụ 1 dùng trong chiến tranh là nói về kỹ thuật bắn cung cao siêu, tên nào cũng bắn trúng đích, nhưng qua tái tạo hình ảnh và được sử dụng nghĩa biểu trưng chỉ biện pháp làm việc rất hiệu quả, làm gì được đấy. Ví dụ 2 nói chiến tranh đang o trạng thái gươm đã sẵn sàng và tên cung đã keo lên, chiến sự xảy ra trong giây lát.
Nhưng nghĩa bóng hiện giờ dùng nhiều nhất là nói về những tình huống cấp bách căng thẳng, sắp có tranh luận, xảy ra sự việc không phải hữu hảo. Ví dụ 3 theo nghĩa gốc là đao lớn và búa rộng, nhưng thành ngữ này cơ bản được hiểu là làm việc gì hoặc cải cách gì có quy mô lớn và triệt để, dứt khoát. Ví dụ 4 có nghĩa gốc là kỹ thuật bắn cung cao siêu, một tên trúng hai con chim. Nhưng thành ngữ này bầy giơ hay nói về biện pháp làm việc hiểu quả, một công đôi việc.
Trong tiếng Việt có thành ngữ mang tầng nghĩa thứ hai như:
1, đạn bọc đường
2, giết người không dao 3, đầu gươm mũi súng
Ví dụ 1 không có nghìa là đạn dùng trong chiến trường mà là những thủ đoạn qua ngụy trang dễ tiếp cận người và làm sa đọa con người. Ví dụ 2 nói về dao không hẳn là vũ khí giết người, trên đời còn nhiều thứ ngoài vũ khí có thể giết người. Ví dụ 3 có nghĩa gốc nói về cái đâu của gươm và mũi của súng, chúng là những bộ phận quan trọng của gươm và súng, nhưng qua tái tạo hình ảnh nghĩa bóng của nó là nói về những điểm then chốt của sự vật.
Thông qua các thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật liên quan đến vũ khí, người Trung Quốc và Việt Nam đã thể hiện một lịch sử tồn tại như những cứ liệu sống về xã hội.
Những cuộc chiến tranh của các thiết chế xã hội không thể tránh khỏi trong lịch sử.
Cũng từ đó, cái nhìn văn hóa về ứng xử xã hội được đặt ra trong thành ngữ mang yếu tố đồ vật liên quan đến vũ khí. Cả hai dân tộc đều có cách nhìn về cuộc sống xã hội khi ứng dụng các thành ngữ trên trong ứng xử, đó là cái nhìn mang ý thức về điềm không lành, không thuận lợi, khó khăn và gian khổ trong mỗi sự kiện, hành động.