Đặc điểm diễn biến của ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt theo chiều

Một phần của tài liệu So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng hán và tiếng việt luận v (Trang 51 - 55)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

2.3.4. Đặc điểm diễn biến của ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt theo chiều

rộng

Mở rộng là một quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, quá trình diễn biến này chúng tôi gọi là mở rộng, nghĩa được diễn biến sau chúng tôi gọi là nghĩa mở rộng. Ví dụ thành ngữ: Tô son điểm phấn: Có nghĩa là

trang điểm của người phụ nữ, và suy ra nghĩa bóng là người làm việc xâu lấy gì che đậy. Nhưng bây giờ thành ngữ này không chỉ dùng để chỉ người phụ nữ trang điểm, cả dùng cho nam giới nữa. Gương vỡ lại lành: thành ngữ này có nghĩa bóng là quan hệ vợ chồng sau tan vỡ rồi lại lành lại. Bây giờ thành ngữ này được áp dụng rộng hơn cho quan hệ hai nước được bình thường lại sau khi cắt bang giao. Nồi đồng cối đá:

Nói về cái nồi và cái cối rất chắc bền, nghĩa mở rộng ra là chỉ những đồ dùng chất lượng rất tốt dùng rất bền không dễ hỏng.

2.4. Tiểu kết

Dựa trên những quan điểm các nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Việt Nam về thành ngữ, kết hợp số liệu chúng tôi thu thập và khảo sát. Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật được chúng tôi hiểu như sau:

Đặc điểm xuất xứ và hình thành của thành ngữ tiếng Hán là nguyên nhân tạo ra đặc điểm thành ngữ mang tính thời đại, tính dân tộc. Tính thời đại và tính dân tộc của thành ngữ lại được thể hiện cụ thể qua đặc điểm sắc thái ngữ nghĩa phong phú, đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ hoàn chỉnh và cô đọng. Đặc điểm sắc thái ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật thể hiện ở tính hình tượng nổi bật của thành ngữ, tính liên tưởng của vật biểu trưng và tính triết lý của ngữ nghĩa thành ngữ. Đặc điểm ngữ nghĩa thứ hai là tính hoàn chỉnh và cô đọng, đặc điểm này được thể hiện qua các thành ngữ có xuất xứ từ điển tích lịch sử, và có tính phong tục tập quán. Đặc điểm thứ ba là lấy con người làm trung tâm của ngữ nghĩa thành ngữ, thông qua vật biểu trưng thể hiện cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần con người.

Thành ngữ có yếu tố đồ vật trong tiếng Việt có về mặt ngữ nghĩa có những đặc điểm như tính biểu trưng, tính dân tộc, tính biểu cảm và tính diễn biến. Đặc điểm ngữ

nghĩa thành ngữ là mang tính hoàn chỉnh và bóng bẩy, chúng thông qua biểu trưng hóa vật biểu trưng, tính biểu trưng là tất yếu của vật biểu trưng trong thành ngữ, nó là nội tại của nghĩa biểu trưng. Tính dân tộc quyết định sáng tác của dân tộc đó mang đặc điểm của họ, thành ngữ tiếng Việt chứa đựng mọi thứ trong cuộc sống như đồ dùng sinh hoạt, phương tiện giao thông, công cụ sản xuất lao động, trang phục may mặc, thức ăn hàng ngày, nhà cửa kiến trúc vân vân, chính những thứ khách quan tồn tại quyết định ý thức tư tưởng, vì vậy, trong thành ngữ tiếng Việt các yếu tố đồ vật đã thể hiện rõ nét tính dân tộc Việt. Đặc điểm biểu cảm là đặc điểm thể hiện hoạt động tâm lý nội tại của con người, thể hiện sự tri nhận với thế giới khách quan hoặc cuộc sống xã hội hoặc tình cảm cộng đồng. Đặc điểm biểu cảm thể hiện diện mạo của một dân tộc, thể hiện thái độ và tinh thần của một dân tộc trong quá trình đối xử với tự nhiên và con người. Đặc điểm diễn biến của ngữ nghĩa thành ngữ là do sự phát triển của thành ngữ gây biến đổi nghĩa, trong giới hạn luận văn chúng tôi chỉ khảo sát kiểu biến đổi mở rộng nghĩa.

CHƢƠNG 3

SO SÁNH ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ VĂN HÓA THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ ĐỒ VẬT

Có thể nói thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật bao la vạn tượng, muôn hình muôn dạng, chúng bao gồm những đồ vật từ sinh hoạt hàng ngày đến nông nghiệp, khoa học, kiến trúc, chiến tranh, văn nghệ sáng tác, tín ngưỡng tôn giáo... Tất cả những đồ vật được chứa đựng trong thành ngữ, ngoài lớp vỏ ngữ nghĩa, chúng còn thể hiện những đặc trưng, dấu hiệu khách quan về những trầm tích văn hóa còn lưu giữ trong nghệ thuật ngôn từ dân gian.

Nhìn một cách tổng quan, văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ đặc biệt trong thế lưỡng giao. Ngôn ngữ là tiêu chí hàng đầu để nhận diện màu sắc của một dân tộc. Hình ảnh vang bóng, trầm tích văn hóa lắng đọng qua lớp ngôn ngữ dân gian được sử dụng. Mối quan hệ này được thể hiện rất rõ trong thành ngữ của mỗi dân tộc. Sự biểu hiện ấy là yêu cầu đặt ra nhận thức về tính tương quan văn hóa và thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Để giải quyết yêu cầu trên, chúng tôi đã phân tích biểu hiện văn hóa trong thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật thông qua bốn thành tố văn hóa mà nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã nêu ra trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là văn hóa nhận thức, văn hóa cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Những đối tượng trên là luận điểm chính để tìm hiểu đặc trưng văn hóa, kết hợp với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của hai quốc gia, dân tộc. [22;chương 3-chương 6]

Một phần của tài liệu So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng hán và tiếng việt luận v (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)