1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
3.2.2. Tín ngưỡng, phong tục
Đời sống của con người gắn bó với tập tục dân gian, lễ nghi thần thánh. Tín ngưỡng, phong tục ảnh hưởng đến nếp sống, sinh hoạt cộng đồng, cá nhân mạnh mẽ và hiệu quả. Hai dân tộc có những nét tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo do quá trình tiếp biến văn hóa lâu đời, nhưng trên tổng thể, sự khác nhau vẫn tồn tại một cách sâu sắc và khu biệt của từng quốc gia.
Người Trung Quốc coi trọng cõi thần tiên, đây là ảnh hưởng của Đạo giáo, Đạo giáo là một giáo phái xuất xứ từ đất Trung Hoa, tư tưởng của nó là kết hợp u thuật và phương thuật thần tiên, thuyết ngũ hành âm dương, nó là một hình thức tôn giáo truyền thống của dân tộc Hán. Trong quá trình phát triển lịch sử của Trung Quốc, trước tiên có Nho giáo, tiếp theo là Đạo giáo, đến sau là Phật giáo, quan niệm về tôn giáo của dân tộc Hán nói chung và các dân tộc cùng sinh sống trên đất Trung Hoa nói riêng là khá là phức tạp, hình thành cục diện nhiều tôn giáo cùng tồn tại, chỉ khác về quy mô và mức độ phát triển trong những thời đại khác nhau, có lúc thịnh và lúc suy, chứ không có một tôn giáo nào là cả nước đi theo. Quan niệm của người Trung Hoa xưa coi vạn sự đều có thần linh, mê tín thần linh của tự nhiên đã ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng tập tục dân gian, người Trung Quốc có câu “抬头三尺 有神灵(tái tóu sān chǐ yǒu shén líng/đài đầu tam thước có thần linh)” hình dung dân tộc Hán rất coi trọng thần linh, cho rằng thần linh tồn tại ở vạn vật. Trong thành ngữ tiếng Hán có những đồ vật được sử dụng như:壶:hú(hồ)书符:shū fú(thư phù)
镜:jīng(kính, gương)袖:xìu(tụ, áo tay)香:xiāng(hương, hương đốt) trong những thành ngữ: 壶里乾坤(hú lǐ qián kūn/Hồ lý càn khôn), 壶天日月(hú tiān rì yuè/Hồ thiên nhật nguyệt), 书符咒水(shū fú zòu shuǐ/thƣ phù chú thủy), 扬幡招魂(yáng fān zhāo hún/dương phàm chiêu hồn), 盖棺定论(gài guān dìng lùn/cái quan định luận), 镜花水月(jìng huā shuǐ yuè/kính hoa thủy nguyệt), 点铁成金(diǎn tiě chéng
jīn/điểm thiết thành kim), 袖里乾坤(xìu lǐ qián kūn/tụ lý càn kun), 袖里玄机(xìu lǐ
xuán jī/tụ lý huyền cơ), 焚香礼拜(fén xiāng lǐ bài/phần hƣơng lễ bái).
Ở những khu vực mà tri thức còn chưa ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, những giá trị của con người được đóng kín sau tâm thế làng quê, tín ngưỡng và phong tục được bảo lưu, phát triển mạnh mẽ. Người Việt Nam có thành ngữ: trong quan ngoài quách, lầm rầm như thầy bói nhẩm quẻ, vén tay áo sôđốt nhà táng giấy.
Trong quá trình tiếp biến văn hóa, người Việt tạo dựng cho mình những đặc điểm cá biệt về tôn giáo và tín ngưỡng. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây là câu nói mang nhiều tính chất tập tục của người Việt. Họ chú trọng vào quá trình thờ cúng, hiếu hỉ, sức ép từ mô hình về một thế giới thần linh tồn tại trong ý thức hệ. Những buổi tổ chức ăn uống, cúng bãi được tổ chức đầy đủ, rầm rộ nhiều khi thành lãng phí. Người Việt sẵn sàng tiêu sài, phung phí không tiếc tay những thứ không phải của mình “vén tay áo sô đốt nhà táng giấy”. Người Việt chịu ảnh hưởng của triết lý Âm dương, quá trình đưa tiễn người mất về thế giới bên kia được chuẩn bị chu đáo. Cũng là cái lễ của người sống, một phần mong người đã khuất được đầy đủ ở thế giới bên kia, siêu thoát đầu thai lại làm người.
Trong thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật liên quan đến tín ngưỡng tốn giáo và phong tục nghi lễ với số lượng khá là ít, theo chúng tôi thống kê có 11 đơn vị,
chiếm 0,84% (11/1299) tổng số thành ngữ được thu thập. Thành ngữ tiếng Việt mà chúng tôi thu thập có 3 đơn vị, chiếm 0,61% (3/490) tổng số thành ngữ được thu thập. Đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo trong thành ngữ tiếng Hán thể hiện những phép màu của Đạo giáo, nó là cộng đồng dân tộc Hán gửi gắm những nguyện vọng qua những hình ảnh trừu tượng khi lực lượng sản xuất chưa phát triển mà không cởi nới được những bế tắc trong cuộc sống. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục là một cách thức tổ chức cộng đồng gắn kết, khi nó chưa trở thành một tôn giáo, nghĩa là những lễ nghi, hình thức còn mang phần nhiều tính dân gian. Đặc trưng ấy tạo nên những hồn điệu riêng trong văn hóa dân tộc Việt