CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.3. Vai trò của GVCNL ở hệ thống trường Cao đẳng
1.3.1. GVCNL – người thay mặt Hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện một tập thể Học sinh – sinh viên
a) Chức năng đại diện của GVCNL
Người GVCNL đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức được đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ và tự giác thực hiện.
Người GVCNL còn là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh một cách hợp pháp. Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của học sinh và của tập thể lớp để có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời có tác dụng giáo dục.
Đối với học sinh sinh viên hệ Cao đẳng, người GVCNL cần xác định mình chỉ là cố vấn cho tập thể lớp. Điều đó có nghĩa là GVCNL không nên làm thay đội ngũ tự quản (ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, cán sự bộ môn, tổ trưởng, tổ phó, những em được phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như văn nghệ, thể dục, hoạt động ngoài giờ…) mà nhiệm vụ chủ yếu là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh sinh viên. Những GVCNL có kinh nghiệm thường thu hút hầu hết học sinh của lớp vào các hoạt động. Đội ngũ tự quản thường chiếm khoảng 40% số học sinh của lớp và mỗi năm luân phiên đội ngũ tự quản khoảng 30% để sau một cấp học, các em có thể được huấn luyện tự quản nhiều lần từ đơn giản đến phức tạp.
Để phát huy vai trò cố vấn, GVCNL cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp. GVCNL phải khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của mỗi tháng, mỗi học kỳ, của từng năm học. GVCNL chỉ là người giúp
26
học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá. Điều đó không có nghĩa là GVCNL khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh mà GVCNL nên cùng hoạt động, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động, bàn bạc tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo diều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp tổ chức hoạt động.
b) Chức năng quản lý GVCNL
GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàn diện học sinh của một lớp học bao gồm: soạn thảo kế hoạch giáo dục học sinh, tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng tập thể học sinh tự quản trong mọi hoạt động;
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào của tập thể lớp, điều chỉnh kế hoạch…Như vậy để đạt được mục tiêu quản lý một tập thể học sinh, GVCNL phải thực hiện các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
c) Chức năng giáo dục của GVCNL
GVCNL trước hết phải là một nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động của một tập thể lớp mà giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗi học sinh. Qua các hoạt động đa dạng và phong phú, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh với những người khác, hướng vào việc hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Từ hai chức năng trên, ta thấy người GVCNL phải đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Hai mặt này có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, như việc giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hoá, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi từng ngày từng giờ những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đang dội vào nhà trường.
27
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, GVCNL phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch công tác GVCNL và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh…, định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để chúng tự hoàn thiện về mọi mặt.
1.3.2. GVCNL – Người đại diện quyền lợi tập thể Học sinh – sinh viên
GVCNL là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng,…GVCNL cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất cả những thông tin của học sinh để xử lý theo hai phương án:
- Đối với những ý kiến không hợp lý của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của nhà sư phạm có kinh nghiệm, các em sữ dễ dàng được giải tỏa.
- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo hiệu trưởng thì biện pháp giải quyết cho có tình có lý, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ hội phát triển.
1.3.3. GVCNL là cầu nối giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác với tập thể học sinh sinh viên và mỗi cá nhân học sinh sinh viên
Ngày nay vị trí cầu nối của GVCNL vô cùng quan trọng bởi trong bối cảnh hội nhập học sinh luôn bị tác động bởi những yếu tố tích cực và tiêu cực, các em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động sáng tạo, muốn khẳng định mình nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống. Một trong những trách nhiệm nặng nề hiện nay của GVCNL là tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội, gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
28
Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HSSV trong lớp, bảo vệ HSSV về mọi mặt một cách hợp lý. Phản ánh với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của HSSV để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời có tác dụng.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm.
Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có
29
không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và cơ chế mở hiện nay, GVCNL cần phải xác định giáo dục nhà trường có vai trò định hướng. tạo ra sự thống nhất tác động đến thế hệ trẻ trong đó có gia đình và các tổ chức xã hội khác. Song cũng cần khẳng định gia đình và giáo dục gia đình là môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các em. Để phát huy vai trò giáo dục của gia đình, GVCNL còn phải là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức, lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ. Đây là nội dung khó không nhất thiết GVCNL phải trực tiếp thực hiện, cần tận dụng năng lực xã hội khác trong đó có cả phụ huynh học sinh, các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý xã hội, quản lý giáo dục…