Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý Công tác CNL

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc bộ hiện nay luận văn ths giáo dục học 6 (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý Công tác CNL

1.6.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, thầy, trò& xã hội về công tác CNL, về đổi mới giáo dục Cao đẳng.

43

Những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp , không coi trọng công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường dẫn tới phương pháp giáo dục lỗi thời. Nếu cán bộ, giáo viên nhận thức đúng thì sẽ có phương pháp giáo dục phù hợp, hạn chế những hành vi vi phạm đạo đức đối với học sinh.

1.6.2 Đội ngũ CBGV (Số lượng + chất lượng) và GVCNL của nhà trường.

Đội ngũ CBGV, GVCNL là hình ảnh sống về sự chuẩn mực trong lối sống, nghề nghiệp và đạo đức. Họ là tấm gương cho HSSV noi theo. Muốn đạt được mục tiêu của giáo dục toàn diện, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, lối sống đạo đức trong sáng, có các kỹ năng xã hội.

1.6.3 Đặc điểm của HS (SV) giai đoạn hiện nay.

Đa số thế hệ trẻ ngày nay rất năng động, sống có hoài bão, đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân. Nhiều bạn trẻ đã có nhu cầu hiểu biết rộng, mong muốn nắm bắt những thông tin mới trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ước mơ về một tương lai đẹp đẽ cho bản thân nên quyết tâm theo đuổi đến cùng. Bên cạnh những biểu hiện của tư tưởng tích cực và lành mạnh, của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ phận HSSV có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, có tư tưởng sống gấp, sống không có hoài bão lí tưởng, gặp chăng hay chớ. Đối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, vi phạm pháp luật tạo nên sự bất bình trong dư luận xã hội. Những hiện tượng đó dễ tạo cho HSSV thói quen quên lãng truyền thống, mất phương hướng trong cuộc sống, trong thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật, sống không tình nghĩa, không còn lí tưởng. Hiện tượng các bạn trẻ văng tục, đánh hội đồng; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người già; hành động thiếu văn hóa nơi

44

công cộng... còn khá phổ biến. Các bạn coi đó như là chuyện bình thường, tất yếu xảy ra trong một xã hội đang phát triển và do đó có thái độ dửng dưng, bàng quan trước các hiện tượng không lành mạnh đang nảy sinh từng ngày trong giới trẻ.

1.6.4 Môi trường GDXH của đất nước, của nhà trường.

Từ điển bách khoa Việt Nam có định nghĩa về môi trường giáo dục: Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên.

Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục đạo đức học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang 1 vai trò riêng nhất định:

- Gia đình : là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.

- Nhà trường : là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.

- Xã hội : là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.

Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh.

45

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề quản lý, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác chủ nhiệm lớp, chức năng, nhiệm vụ vị trí của GVCNL.

Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này vai trò tổ chức quản lý của Hiệu trưởng vô cùng quan trọng, Hiệu trưởng trường đào tạo nghề phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, nắm vững các nhiệm vụ, mục tiêu, chức năng quản lý nhà trường, đồng thời nắm vững nội dung quản lý chuyên môn để từ đó vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý, sáng tạo vào công việc quản lý của mình nhằm tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, huy động được đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, đem hết năng lực phục vụ công tác học tập góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra của nhà trường, của ngành giáo dục.

Đây là những vấn đề người nghiên cứu cần nắm vững để tìm hiểu thực trạng tình hình quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở một số trường đào tạo nghề để từ đó có cơ sở đề xuất một số biện pháp cần tiết nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Cao đẳng nghề.

46 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc bộ hiện nay luận văn ths giáo dục học 6 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)