Hạn chế của quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc bộ hiện nay luận văn ths giáo dục học 6 (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC BỘ

2.6. Hạn chế của quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng và nguyên nhân

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác CNL và việc quản lý công tác CNL ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc bộ, mặc dù đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, song vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong nuốn do các nguyên nhân sau:

- Là một ngôi trường mới thành lập, lực lượng giáo viên còn trẻ. Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác CNL nên trong công tác thực tế còn lúng túng gặp nhiều khó khăn. Ban giám hiệu nhà trường chưa tin tưởng để giao công tác chủ nhiệm lớp dẫn tới việc một giáo viên phải kiêm chủ nhiệm nhiều lớp.

- Do xu thế của xã hội, nhiều thầy cô, HSSV, gia đình HS chỉ quan tâm đến việc dạy và học chuyên môn, ít chú ý đến việc giáo dục toàn diện.

- Chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý, một số giáo viên không muốn làm công tác CNL vì tốn nhiều thời gian, sức lực, trách nhiệm nặng nề do đó giáo viên muốn đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi hơn là GVCNL giỏi. Bên cạnh đó, họ cũng ngại phải đối đầu với những học sinh cá biệt, việc giáo dục các em gặp nhiều khó khăn, có nhiều trường hợp học sinh uy hiếp cả các thầy cô giáo. Điều đó tạo ra tâm lý chán nản, sợ khi phải đảm nhiệm vai trò này.

- Hầu hết, học sinh đi học nghề là những em thường có cá tính rất mạnh.

Trong điều kiện xã hội hiện đại, phức tạp, các quan hệ xã hội ngày càng phong phú, các em HSSV có thể tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ

67

bị lôi kéo, kích động; nhiều tệ nạn xã hội tác động xâm nhập vào nhà trường như: ma túy, cờ bạc, gây gổ đánh nhau,...

- Một số gia đình, cha mẹ HSSV còn che đậy cho nhưng sai lầm, khuyết điểm của con em mình, không muốn hợp tác với nhà trường và GVCNL để có hình thức giáo dục kịp thời vì không muốn con mình bị kỷ luật, xử phạt. Cá biệt còn có nhứng gia đình không chấp nhận hình thức xử lý kỷ luật của nhà trường vì luôn tin tưởng con mình là ngoan.

68

Tiểu kết chương 2

Từ thực trạng công tác CNL ở trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc bộ chúng tôi thấy hầu hết từ cán bộ quản lý đến giảng viên nhà trường đều nhận tháy được tầm quan trọng của GVCN và công tác CNL. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, việc quản lý công tác CNL vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập:

- Một số cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm, xây dựng kế hoạch dài hạn công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCNL.

- Một số giảng viên chưa ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.

Nguyên nhân:

- Một bộ phận nhỏ GVCNL thiếu nhiệt tình, giáo viên mới ra trường chưa được chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác CNL.

- Chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý.

- Việc động viên khen thưởng của nhà trường chưa kịp thời.

- Hàng năm chưa có các hội nghị rút kinh nghiệm về công tác CNL, ít sinh hoạt chuyên đề về công tác CNL.

- Thiếu các văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên về công tác chủ nhiệm từ cấp trên xuống.

Những nguyên nhân trên dẫn đến những hạn chế trong công tác CNL ở trường cao đẳng. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng CNL cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình từ chính HSSV nhà trường.

Từ thực trạng đó, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác CNL tại trường cao đẳng nói chung và tại trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc bộ nói riêng.

69 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc bộ hiện nay luận văn ths giáo dục học 6 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)