Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc bộ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc bộ hiện nay luận văn ths giáo dục học 6 (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC BỘ

2.5. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc bộ

2.5.1. Lập kế hoạch quản lý công tác CNL.

Để giúp cho GVCN có định hướng đúng đắn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất mục tiêu đào tạo của nhà trường và đưa ra những mục tiêu chung cho công tác CNL đối với từng năm học, động viên toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Sau khi xác định được mục tiêu, Hiệu trưởng đưa ra một số các biện pháp cải tiến như:

- Đề ra các quy chế hoạt động cho GVCNL. Hướng dẫn xây dựng nội dung công tác CNL. Đưa ra những nội dung thi đua cụ thể cho từng thời kỳ.

- Có kế hoạch chung của nhà trường về các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các hội thi...để GVCNL chủ động đề ra kế hoạch hoạt động của lớp mình.

- Tạo điều kiện cho GVCNL được rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác CNL.

- Quy định về việc họp giao ban, báo cáo định kỳ về công tác CNL cho Ban giám hiệu nhà trường.

64 2.5.2. Tổ chức lựa chọn và bố trí GVCN

Để phân công GVCNL đầu năm, ban giám hiệu đã:

- Căn cứ vào quy mô của nhà trường: số HSSV, số lớp, số giáo viên hiện có.

- Phân lớp chủ nhiệm cho giáo viên có giờ dạy trên lớp, ưu tiên giáo viên có nhiều giờ.

- Cố gắng đảm bảo cho GVCNL theo liên tục một lớp trong suốt thời gian các em theo học ở trường.

- Đối với những lớp có học sinh cá biệt, đặc biệt khối trung cấp khi tuổi học sinh còn nhỏ thì Ban giám hiệu đã bố trí những giáo viên nhiệt tình, chu đáo, tỷ mỉ, giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dục làm GVCNL.

Tuy nhiên trên thực tế là một trường mới được thành lập, đội ngũ nhân sự luôn biến động, vì vậy lực lượng GVCNL hàng năm cũng bị thay đổi ít nhiều.

Có những lớp thiếu GVCNL và thay vào đó là cán bộ của phòng CT HSSV hoặc một giáo viên không dạy ở lớp đó làm chủ nhiệm thay. Điều này dẫn tới hiện tượng GVCNL không nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của lớp mình;

HSSV cũng ít có cơ hội gặp GVCNL, mối liên hệ giữa GVCNL với lớp chủ nhiệm chưa được mật thiết, công tác giáo dục của lớp bị buông lỏng.

2.5.3. Lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm lớp

Trong thời gian vừa qua, Nhà trường luôn có hình thức phát động các phong trào thi đua một cách thường xuyên, liên tục mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục như phong trào thi đua như xây dựng lớp điểm, chi đoàn điểm, các hoạt động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn... Nhà trường xây dựng những chỉ tiêu, tiêu chí, lượng hóa tối đa các nội dung cho cả năm học, từng kỳ học, từng dợt thi đua phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên của từng ngành nghề, từng hệ đào tạo từ đó có những đánh giá chính xác công bằng.

65

Sau mỗi đợt thi đua, sau mỗi kỳ, cuối năm học, Hiệu trưởng rất coi trọng việc tuyên dương khen thưởng đối với những lớp có thành tích, những cá nhân học sinh, sinh viên có nhiều tiến bộ. Ban giám hiệu cũng đã nhìn nhận đánh giá đúng công lao của các GVCNL một cách công bằng, kịp thời động viên, khuyến khích khi họ đạt được kết quả tốt trong công tác. Bên cạnh đó, các nhà quản lý trong nhà trường cũng rất quan tâm tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt động thuộc công tác CNL. Tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động phát huy hết tác dụng đối với nhà trường.

Trong chỉ đạo, BGH nhà trường đã biết thu nhập thông tin nhanh, chính xác để xử lý kịp thời. Mặt khác, các nhà quản lý cũng rất nhanh nhạy phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của từng GVCNL trong công tác quản lý lớp để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở phát huy... Điều này đã làm cho phong trào thi đua của nhà trường diễn ra liên tục, sôi nổi, hào hứng, đạt kết quả giáo dục cao.

Định kỳ hàng năm, Ban giám hiệu cũng đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp với các nội dung: phổ biến các chủ trương chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước; Tìm hiểu nhận thức về vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm; Các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm như:

Lập hồ sơ, chọn cử cán bộ lớp, cách thực nắm tình hình lớp, cách thức giao tiếp với phụ huynh HS, v.v… ; Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác CNL; Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm đối với HSSV; Cách thức tổ chức hoạt động để giáo dục đạo đức cho HSSV cho đội ngũ cán bộ giảng viên để tạo hành trang kiến thức, kỹ năng cho các giảng viên trước khi tham gia công tác CNL.

2.5.4. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

Việc kiểm tra đánh gia công tác CNL được nhà trường thực hiện định kỳ thông qua hoạt động của các lớp, thông qua kết quả xếp loại thi đua hàng tháng, thông qua hồ sơ, báo cáo,...Các nhà quản lý cũng đã đưa ra các tiêu chí kiểm tra, đánh giá học sinh sinh viên để GVCNL lấy đó làm cơ sở đánh giá, đảm bảo sự

66

thống nhất trong toàn trường (tránh trường hợp GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe,...), hướng dẫn GVCNL đánh giá rèn luyện của học sinh sinh viên sát với tiêu chí chung.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc bộ hiện nay luận văn ths giáo dục học 6 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)