CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.4. Đặc điểm của công tác chủ nhiệm lớp ở Cao đẳng
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp nói chung (PT + CĐ)
* Quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp.
Quản lý toàn diện một lớp học không chỉ là quản lý nhân sự như: Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, học lực, đạo đức của HSSV mà điều quan trọng là phải vạch ra được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dẫn dắt HSSV thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.
Quản lý toàn diện hoạt động giáo dục bao gồm các công việc:
- Tiếp thu, nắm vững đặc điểm từng hoc sinh của lớp với tất cả các tiêu chí về nhân thân, đặc điểm về gia cảnh, đặc điểm của HSSV…
- Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể HSSV dựa theo mục tiêu giáo dục toàn diện: Năng lực học tập; phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ của HSSV; phân loại được những HSSV có năng khiếu; Quan tâm tới những HSSV yếu về học tập và kỹ năng để bồi dưỡng và rèn luyện.
30
- Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình HSSV
- Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm.
* Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh
Tập thể HSSV trong nhà trường được coi là môi trường, phương tiện để giáo dục mỗi HSSV, trong đó mỗi thành viên đều có điều kiện để phát triển toàn diện. Tác dụng giáo dục của tập thể học sinh là rất lớn nếu ta xây dựng được những tập thể học sinh vững mạnh.
Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh là tạo ra một chủ thể giáo dục quan trọng, một đồng minh đáng tin cậy trong công tác giáo dục của người GVCNL.
Chính vì vậy GVCNL không thể không chăm lo đến việc xây dựng tập thể học sinh của lớp mình. Để xây dựng được một tập thể học sinh vững mạnh, trước hết người GVCNL phải nắm vững từng học sinh, nắm vững tập thể học sinh là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch công tác, xây dựng tập thể, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:
- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn vững mạnh làm nòng cốt cho việc tổ chức mọi hoạt động, mọi phong trào của tập thể. GVCNL tổ chức “ bộ máy tự quản ” của lớp ( bao gồm : lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, các cán sự bộ môn, đội TNXK, ban chấp hành chi đoàn) và hướng dẫn các em cách thức hoạt động, biết tự quản lí các công việc của lớp.
GVCNL cần qui định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng cán bộ tự quản.
GVCNL cần có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ tự quản.
- Xây dựng mục tiêu của tập thể.
- Xây dựng truyền thống của tập thể.
- Hướng dẫn cho lớp biết cách tự quản và tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện kĩ năng tự quản.
- Xây dựng những dư luận xã hội lành mạnh.
31
Tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch có kiểm tra, đánh giá; kịp thời động viên khen thưởng, uốn nắn, sửa chữa những sai sót lệch lạc, thu hút học sinh tham gia vào việc thực hiện kế hoạch, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt giáo viên bộ môn, để xây dựng tập thể học sinh vững mạnh.
Trong quá trình xây dựng tập thể học sinh có thể xuất hiện những học sinh cá biệt, những học sinh chưa ngoan thì GVCNL phải nhanh chóng phát hiện chính xác bản chất, nguyên nhân, động cơ để từ đó lựa chọn những biện pháp giáo dục phù hợp, tuyệt đối không được cô lập học sinh ra khỏi tập thể.
* Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện.
Khác với giáo viên bộ môn, GVCN có trách nhiệm quản lý toàn diện một tập thể HSSV thông qua mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường như chương trình giáo dục tư tưởng chính trị xã hội, vui chơi, TDTT, VHVN…
GVCN phải là người cố vấn, giúp đội ngũ cán bộ tự quản của lớp tổ chức điều khiển, quản lý các hoạt động này nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách cho HSSV.
Chỉ có thông qua hoạt động mới rèn luyện hình thành và phát triển được các kỹ năng tổ chức điều khiển, quản lý, kỹ năng giao tiếp, sự năng động sáng tạo cho đội ngũ cán bộ và các thành viên, thiết lập tình cảm gắn bó giữa bạn bè, thầy cô,
…Việc GVCN chăm lo xây dựng bầu không khí đoàn kết nhất trí của tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho HSSV. Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện các nội dung giáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hóa, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mĩ và phòng chống các tệ nạn xã hội…
* Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về mọi mặt đối với công tác giáo dục.
32
- Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đình học sinh… giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng.
- Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng xã hội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, không gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
* Đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi học sinh.
Đánh giá kết quả giáo dục HSSV là một trong những nội dung hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp bởi nó không chỉ phản ánh kết quả giáo dục HSSV mà còn phản ánh nội dung và phương pháp giáo dục của các lực lượng giáo dục nói chung, của GVCN nói riêng. Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp HSSV nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng, phát huy những ưu điểm, sẽ khích lệ động viên học sinh không ngững rèn luyện phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình.
Ngược lại sự đánh giá không đúng, không khách quan đối với HSSV sẽ đưa lại hậu quả xấu, phản giáo dục. Vì vậy yêu cầu đánh giá đúng, khách quan là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với GVCN trong việc đánh giá thành tích của lớp và từng HSSV. Để đánh giá được kết quả giáo dục đạo đức HSSV, giáo viên cần căn cứ vào các chỉ tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường. Đó là các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục thông qua thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng của các em như đối với công việc, xã hội, với mọi người và với bản thân.
Đánh giá kết quả giáo dục HSSV cũng là giáo dục các em. GVCN cần tổ chức cho HSSV tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá kết quả rèn luyện
33
của bản thân mỗi em và cả lớp theo các phẩm chất nói trên. Việc này sẽ giúp các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình và rèn luyện cho các em năng lực tự hoàn thiện nhân cách.
1.4.2. Đặc điểm công tác Chủ nhiệm lớp ở Cao đẳng 1.4.2.1. Vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Về lý luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo sự định hướng thống nhất cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, nhất là trong các trường đại học, cao đẳng, vì vậy hiệu quả hoạt động của GVCNL còn hạn chế.
Ở trường THPT, GVCNL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh. GVCNL là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong tập thể. GVCNL có vai trò to lớm trong việc tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh. GVCNL chủ động tổ chức, phối hợp các giáo viên giảng dạy bộ môn của lớp để điều hòa chương trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy theo mục tiêu giáo dục năm học một cách có hiệu quả nhất.
Như vậy, ở trường phổ thông GVCNL như thế nào thì lớp học sẽ như thế.
Hiệu quả công tác của người GVCNL được thể hiện chính trong các sản phẩm giáo dục của mình.
Ở trường Cao đẳng, GVCNL là cán bộ giảng dạy được Ban giám hiệu, quản lý Khoa chuyên môn cử đến từng lớp để thay mặt nhà trường, khoa lãnh đạo lớp về các mặt chính trị tư tưởng, chuyên môn và sinh hoạt tập thể.. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp là chiếc cầu nối giữa nhà trường, khoa và các lực lượng giáo dục trong nhà trường với sinh viên, là người nắm bắt được mọi chủ trương của nhà trường, của khoa để truyền đạt tới sinh viên. GVCNL cũng là người phối hợp cùng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tiến hành giáo dục học sinh sinh viên trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vai trò lãnh đạo của ban cán sự lớp và chấp hành chi đoàn, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của trường.
Sơ đồ 1.2 : Vị trí của GVCNL ở trường cao đẳng
34 Ghi chú:
- Mũi tên có nét đứt biểu thị mức độ có quan hệ không thường xuyên - Mũi tên có nét liền biểu thị mức độ có quan hệ thường xuyên
Từ vị trí cảu người GVCNL trong sơ đồ trên ta thấy:
Dưới góc độ thông tin trong quản lí thì GVCNL được xem như là một trong những nút thông tin quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống thông tin trong nhà trường với các chức năng thu nhận và xử lí, truyền đạt thông tin.
Dưới góc độ giáo dục học thì GVCNL là một chủ thể giáo dục gần gũi, thân thiết nhất với đối tượng giáo dục (tập thể học sinh sinh viên và từng học sinh sinh viên) với nhiệm vụ là giáo dục mỗi cá nhân học sinh sinh viên thông qua việc xây dựng tập thể học sinh sinh viên, giáo dục cá nhân học sinh sinh viên bằng tập thể và trong tập thể.
Dưới góc độ quản lý thì GVCNL là nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý đối với các hoạt động của tập thể lớp và từng học sinh, khai thác và phát
BAN GIÁM HIỆU
Khoa chuyên môn
Tổ chuyên môn
Đoàn Thanh niên
Ban cán sự lớp
BCH chi đoàn lớp
GVCN Lớp
35
huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng giáo dục như: giáo viên bộ môn, ban chủ nhiệm khoa, tổ bộ môn, đoàn thanh niên, phòng công tác Học sinh sinh viên,...
trong việc giáo dục học sinh.
Mặt khác, ở trường Cao đẳng người GVCNL còn giữ vai trò là người “ cố vấn” cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn. Với vai trò này, nhiệm vụ chính của người GVCNL là chỉ đạo, bối dưỡng cho đội ngũ cán bộ lớp phương pháp công tác, phát huy khả năng độc lập, sáng tạo trong việc tổ chức, lãnh đạo, điều khiển mọi hoạt động của tập thể lớp. Ở vai trò này, người GVCNL chỉ can thiệp vào những vụ việc xảy ra trong tập thể khi cần thiết. Điều quan trọng là quản lý được một cách chặt chẽ mọi hoạt động của đội ngũ cán sự lớp, biết phát huy hết khả năng và năng lực của đội ngũ cán sự lớp trong việc tổ chức, lãnh đạo hoạt động của tập thể.
1.4.2.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng:
Trong trường Cao đẳng, ngoài vai trò là nhà giáo dục, người GVCNL còn đóng vai trò của một người quản lý. Do vậy, người GVCNL ở trường Cao đẳng cần có chức năng cơ bản về quản lý như: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.
- Chức năng lập kế hoạch: là hoạt động soạn thảo và thông qua các quyết định đặt ra mục đích với nhiệm vụ, những biện pháp, những con đường để hoàn thành tốt những nhiệm vụ ấy. Nâng cao hiệu quả hoạt động, vươn tới những mục đích đã xác định. Thực chất nó là xây dựng và thực hiện một cách hệ thống quyết định vao gồm việc đặt ra các mục tiêu, các biện pháp thực hiện mục tiêu, các điều kiện cần thiết cho triển khai các hoạt động.
- Chức năng tổ chức: Là hoạt động thực hiện kế hoạch tổ chức, nó diễn ra từ sau khi ban bố các quyết định về mặt kế hoạch cho đến khi kiểm tra lần cuối cùng các kết quả thực hiện. Nó bao gồm các hoạt động như: Xây dựng cấu trúc tổ chức hợp lý cho đối tượng, xây dựng cấu trúc tổ chức cho chủ thể quản lý, tạo
36
mạng lưới các quan hệ tổ chức giữa những con người trong quản lý, tuyển lựa sắp xếp bồi dưỡng cán bộ trong đội ngũ quản lý và những người được quản lý, tổ chức lao động một cách khoa học.
- Chức năng chỉ đạo: Là hoạt động lựa chọn các phương tiện, các hình thức tác động phù hợp vào quản lý con người nhằm khích lệ con người, nỗ lực thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ một cách sáng tạo. Nó có thể bao gồm các công việc như: khen, chê, thưởng, phạt, thi đua, động viên, nâng cao uy tín...Trong chức năng này người ta coi trọng việc xây dựng hệ thống các nhu cầu và giải quyết thỏa đáng các lợi ích và quyền lợi chính đáng cho mọi người.
- Chức năng kiểm tra: là hoạt động nhằm ra soát lại tiến trình vận động của hệ thống trên cơ sở đối chiếu mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch xem có phù hợp với quyết định quản lý hay không, thu thập, hệ thống hóa, phân tích tình hình để hiểu được thực trạng, phát hiện những sai lệch và những thiếu sót, tìm nguyên nhân để khắc phục, phát hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm tốt để bổ sung vào điều hành công việc, Hoạt động này được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ mà kế hoạch đề ra.
1.4.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng:
- Truyền đạt và hướng dẫn lớp học sinh, sinh viên thực hiện những chủ trương công tác của Khoa, của trường bằng cách nắm vững mục tiêu giáo dục cảu khóa học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của nhà trường. Để thực hiện được nhiệm vụ này thì ở mỗi nhà trường đều phải có những văn bản cần thiết như:
+ Mục tiêu khóa học
+ Chương trình giảng dạy các môn học + Kế hoạch năm học của nhà trường
37
+ Các văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến HSSV như: quy định về thu học phí, miễn giảm học phí, chế độ chính sách đối với HSSV, quy chế khe thưởng kỷ luật, nội quy nội trú, ngoại trú...
- Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường:
+ Nắm vững sự tổ chức, phân công của ban giám hiệu
+ Nắm vững cơ cấu tổ chức của chi bộ, Đoàn thanh niên, công đoàn nhà trường sau các đại hội hàng năm.
+ Hiểu biết về đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn và số giáo viên các môn dạy ở lớp chủ nhiệm. Việc quan trọng là hiểu từng giáo viên dạy ở lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh, trình độ năng lực, tính cách để thiết lập mối quan hệ trong giáo dục.
+ Nắm vững đội ngũ giáo viên phụ trách từng mặt trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Nắm vững tinh thần học tập, rèn luyện, sinh hoạt của tập thể lớp và từng học sinh, sinh viên trong lớp.
Để thực hiện nhiệm vụ này, GVCNL phải kết hợp nhiều phương pháp, phối hợp với nhiều lực lượng xã họi trong và ngoài trường. Việc nhanh chóng hiểu từng học sinh trong lớp là một nội dung và nhiệm vụ rất quan trọng của GVCNL. Trên cơ sở đó, GVCNL xây dựng một chương trình giáo dục, tổ chức hoạt dộng toàn diện các mặt nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách học sinh, sinh viên lớp chủ nhiệm trên nguyên tắc phát triển năng lực tự quản của các em.
Do đặc điểm tâm sinh lý, do vốn sống của HSSV còn hạn chế, do sự bùng nổ thông tin và hội nhập mà nhiệm vụ cảu GVCNL ngày càng quan trọng.
GVCNL có nhiệm vụ chủ yếu là tự nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến sự phát triển của khoa học, của môn học đến việc giáo dục học sinh sinh vien.
Tuy nhiên, sự am hiểu rộng về chính trị, thời sự, văn hoác, khoa học kỹ thuật