CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.5. Tầm quan trọng (ý nghĩa) và yêu cầu của việc Quản lý công tác Chủ nhiệm lớp ở Cao đẳng
1.5.1. Tầm quan trọng của việc Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Cao đẳng 1.5.1.1 Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động giáo dục củ a nhà trường
40
Trong nhà trường phổ thông, Hiệu trưởng là người đại diện chức trách hành chính, là người quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân, tổ chức và quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng.
Với tư cách là nhà quản lý, người Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường, quản lý mọi tổ chức trong nhà trường. Hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khi Hiệu trưởng biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp của các bộ phận trong trường trong đó có đội ngũ GVCNL. Sự phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của nhà trường phải kể đến sự đóng góp đáng kể của đội ngũ GVCNL.
1.5.1.2 Phát huy được tiềm năng trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục Đội ngũ GVCNL là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục, là đội ngũ trợ lý quan trọng, trực tiếp quản lý toàn diện các lớp học sinh; Báo cáo cho hiệu trưởng những thông tin cần thiết về học sinh, về tập thể lớp, về các hoạt động giáo dục theo định kỳ và đột xuất. Chính họ biết khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông.
1.5.2. Nội dung quản lý Công tác Chủ nhiệm lớp
1.5.2.1 Xây dựng kế hoạch Công tác Chủ nhiệm lớp toàn trường
Xây dựng kế hoạch là bước khởi đầu của một chu trình quản lý. Người Hiệu trưởng quản lý công tác CNL bằng kế hoạch chủ nhiệm.
Xây dựng kế hoạch giúp GVCN và HS luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu.
Các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, tránh gây áp lực cho HS, tăng hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, kế hoạch hoạt động còn là công cụ cho việc kiểm tra đánh
41
giá, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mình, giúp cho GVCN chủ động trong công việc của mình hơn.
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó được thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tác chủ nhiệm lớp, là chương trình hành động của lớp trong thời gian cụ thể.
Để giúp cho người GVCNL có định hướng đúng đắn và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý học sinh của mình ở mỗi lớp, người cán bộ quản lý nhà trường phải đề ra mục tiêu chung cho công tác CNL của toàn trường đối với từng năm học. Động viên toàn trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Sau khi xác định mục tiêu người Hiệu trưởng phải hướng dẫn GVCNL xây dựng nội dung công tác CNL. Nhà trường cần có kế hoạch chung của nhà trường về các hoạt động ngoại khoá, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao… để GVCNL chủ động đề ra kế hoạch hoạt động của lớp mình.
Để lập kế hoạch công tác hàng năm hay từng học kỳ, GVCN phải nắm chắc và xử lý tốt hàng loạt thông tin về:
- Các mục tiêu và nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm học, học kỳ của toàn trường.
- Xác định được đặc điểm HSSV trong lớp, của gia đình HSSV
- Tìm hiểu, nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của các tổ chức Đoàn Thanh niên trong trường.
- Các đặc điểm hiện nay của địa phương nơi trường đóng cũng như tình hình chung của đất nước.
Từ những thông tin thu thập được phải xử lý, trên cơ sở đó vạch ra kế hoạch công tác cả năm học hay từng học kỳ.
42
- Sau khi lập kế hoạch cần trao đổi, tổ chức góp ý với cán bộ lớp, Khoa chuyên môn, Tổ chức Đoàn TN để có sự sửa đổi cho kịp thời.
- Trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch.
- Phổ biến cho HSSV về những kế hoạch hoạt động.
1.5.2.2 Chỉ đạo hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã được xây dựng
Sau khi duyệt kế hoạch chủ nhiệm của từng GVCN đã xây dựng, người Hiệu trưởng luôn phải theo dõi, đôn đốc các hoạt động giáo dục, kịp thời uốn nắn để đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra.
Chỉ đạo hoạt động giáo dục bao gồm các công vệc: chỉ huy, hướng dẫn cách làm, kem chê, thưởng phạt, thi đua, động viên, nâng cao uy tín… để họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định và đạt được mục tiêu của nhà trường.
1.5.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho giáo viên toàn trường để thay nhau làm chủ nhiệm lớp và biết phối hợp trong giáo dục.
Hằng năm của Nhà trường phải tạo điều kiện để giáo viên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực phương pháp, kĩ năng trong công tác chủ nhiệm bằng các khóa tập huấn bồi dưỡng, các buổi sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Đây cũng là cơ hội để các giáo viên chủ nhiệm cùng nhau chia sẻ, trau dồi kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm, tập huấn bồi dưỡng cho những giáo viên khác có thêm kiến thức, sự nhận biết đúng đắn về công tác chủ nhiệm lớp, dần đần tiếp cận và thực hiện công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Với các kỹ năng, phương pháp chủ nhiệm được tập huấn, các giáo viên trong trường có thể giúp đỡ, phối hợp với nhau hiệu quả trong công tác giáo dục HSSV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.