86
Để khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã hỏi ý kiến của 140 cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên của nhà trường và các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng bằng phiếu hỏi ý kiến (phụ lục 1). Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT
TÊN BIỆN PHÁP
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cấp
thiết
Cấp thiết Chƣa cấp thiết
Khả thi Chƣa khả thi
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của GVCNL
65 46,4 75 53,6 0 0 139 99,3 1 0,7
2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV, phụ huynh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác CNL
37 26,4 103 73,6 0 0 138 98,6 2 1,4
3 Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với quy mô phát triển đào tạo của nhà trường
72 51,4 68 48,6 0 0 140 100 0 0
4 Tổ chức và bồi dưỡng theo chuyên đề về GVCNL
20 14,3 118 84,3 2 1,4 138 98,6 2 1,4
5 Chỉ đạo sự liên kết giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục
29 20,7 110 78,6 0 0 138 98,6 2 1,4
87 trong và ngoài nhà
trường
6 Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá công tác CNL
87 62,1 53 37,9 0 0 139 99,3 1 0,7
7 Tạo động lực để GVCNL hoàn thành tốt nhiệm vụ
83 59,3 57 40,7 0 0 140 100 0 0
Từ bảng thống kê trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tất cả bảy biện pháp trên đều được đa số ý kiến đánh giá cao. Trong đó có 2 nhóm biện pháp được đánh giá cao nhất đó là nhóm biện pháp 6 với 62,1% ý kiến đánh giá là rất cấp thiết; 37,9% ý kiến đánh giá là cấp thiết; nhóm biện pháp 7 với 59,3 % ý kiến đánh giá là rất cấp thiết; 40,7% ý kiến đánh giá là cấp thiết; không có ý kiến nào cho là chưa cấp thiết.
Các biện pháp đều nhận được đánh giá là khả thi, chỉ có một vài ý kiến còn phân vân, băn khoăn. Biện pháp thứ 4 và thứ 5 về công tác tổ chức và bồi dưỡng theo chuyên đề về CNL, chỉ đạo sự liên kết giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường , có hơn 1,4 % ý kiến còn phân vân vì thực tế ở một số trường đào tạo nghề ít quan tâm đến điều này. Hầu hết các trường chỉ tập trung phần lớn cho công tác bồi dưỡng về chuyên môn giảng dạy cho giảng viên.
Qua bảng thống kê và biểu đồ trên, chúng ta thấy các ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi ở từng biện pháp có khác nhau. Cả 7 biện pháp đều được đánh giá cao, tính cấp thiết và tính khả thi đều ở mức xấp xỉ 100%. Điều đó chứng tỏ rằng, các biện pháp quản lý công tác CNL ở trường Cao đẳng nghề do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.
88
Tiểu kết chương 3
Công tác CNL ở trường Cao đẳng rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Trong chương này chúng tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm quản lý có hiệu quả công tác CNL ở trường cao đẳng. Những biện pháp này được nghiên cứu và xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý, căn cứ vài thực trạng của nhà trường những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ giúp ích nhiều cho Hiệu trưởng trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp mang lại hiệu quả cao.
89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ các nội dung đề cập ở các chương trên, luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
1.1.Qua lý luận và thực tiễn về quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Cao đẳng chúng tôi đề xuất được 7 biện pháp quản lý công tác CNL ở trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc bộ hiện nay là: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của GVCNL; Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV, phụ huynh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý công tác CNL;
Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với quy mô phát triển đào tạo của nhà trường; Tổ chức và bồi dưỡng theo chuyên đề về GVCNL; Chỉ đạo sự liên kết giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá công tác CNL; Tạo động lực để GVCNL hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chúng được xây dựng và đề xuất từ các chức năng quản lý. Một phần các biện pháp này là sự đúc kết kinh nghiệm ở trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc bộ. Chúng tôi lại tiến hành khảo nghiệm về mặt nhận thức đối với 95 cán bộ quản lý và giáo viên ở một số trường khác. Đa số ủng hộ và tán thành các biện pháp đề xuất. Do đó, có thể nói rằng các biện pháp này đều có tính khả thi và có thể áp dụng cho các trường Cao đẳng nghề khác trên toàn thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, trong thực tế không có biện pháp nào được coi là độc tôn, cái quan trọng là người quản lý nhà trường biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp thì sẽ đem lại kết quả cao trong việc quản lý công tác CNL nhằm giáo dục học sinh, sinh viên theo mục tiêu nhà trường đã đặt ra.
1.2. Đổi mới công tác CNL để tăng cường quản lý, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Cao đẳng là nhu cầu rất cần thiết và cấp bách trong điều kiện hiện nay ở các nhà trường.
90 2. Khuyến nghị
Từ thực trạng công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý công tác CNL nói riêng chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội - Ra văn bản hướng dẫn về công tác CNL ở trường Cao đẳng.
- Hàng năm tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về công tác CNL ở các trường Cao đẳng.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thành phố Hải Phòng
- Ra văn bản hướng về công tác CNL.
- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác CNL cho giáo viên.
- Tổ chức cho GVCNL đi học tập các điển hình GVCNL giỏi ở các địa phương.
- Phát động và chỉ đạo phong trào thi đua phấn đấu trở thành GVCNL giỏi ở các trường Cao đẳng. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác này.
- Hàng năm tổ chức hội thi GVCNL giỏi giữa các trường Cao đẳng trên địa bàn Hải Phòng.
2.4. Đối với các trường Cao đẳng
- Có kế hoạch chi tiết công tác CNL và việc quản lý công tác CNL. Đổi mới công tác CNL.
- Phát động phong trào thi đua phấn đấu trở thành GVCNL giỏi, tổ chức hội thi GVCNL giỏi cấp cơ sở.
- Tạo điều kiện về quỹ thời gian, kinh phí cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên.
91
92