Một số vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế (Trang 22 - 27)

1.2. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.2.1. Một số vấn đề có tính quy luật trong việc chuyển dịch cơ cấu

Nghiên cứu các tư liệu về phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta, một số nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, do đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp (đặc điểm sinh học và thời vụ) nên để bảo đảm tính ổn định và

bền vững của kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, thì quá trình phát triển phải luôn giữ vững mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế và nội bộ của ngành kinh tế nông nghiệp, đó là: tốc độ phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ phải lớn hơn tốc độ phát triển của nông nghiệp; trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi cao hơn tốc độ phát triển của ngành trồng trọt; trong nội bộ ngành trồng trọt thì tốc độ phát triển của cây công nghiệp và cây ăn quả cao hơn tốc độ phát triển của cây lương thực; trong ngành chăn nuôi thì tốc độ phát triển chăn nuôi đại gia súc cao hơn tốc độ phát triển chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nổi lên một số xu hướng mang tính quy luật như sau:

1.2.1.1. Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên năng suất lao động và hiệu quả thường rất thấp. Trong khi đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho dân cư nông thôn.

Vì vậy, thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn phải giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất ngoài nông nghiệp

Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa hướng vào xuất khẩu là nội dung quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, là một định hướng quan trọng mà Đảng ta xác định hiện nay. Phát triển công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ trên địa bàn nông thôn sẽ tạo điều kiện cho trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có năng suất, chất lượng cao và phát triển mạnh để phá vỡ

trạng thái khép kín, trì trệ, lạc hậu vốn có của nền nông nghiệp nhỏ ở nước ta, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo cơ sở cho công nghiệp phát triển.

Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thống sẽ cho phép mở rộng khả năng khai thác các tiềm lực kinh tế của từng địa phương và phù hợp vơi xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển ngành nghề và làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm cả các hoạt động dịch vụ cho sản xuất (làm đất, tưới tiêu, vốn, dịch vụ đầu vào và đầu ra) và dịch vụ đời sống (cung cấp các hàng hóa công nghệ phẩm, sản phẩm văn hóa, phát triển chợ…) sẽ tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất yêu cầu của phát triển kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của dịch vụ chính là quá trình hoàn thiện sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa. Phát triển dịch vụ còn đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của nhân dân và yêu cầu mở cửa với bên ngoài, đồng thời còn là biện pháp tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn.

Đẩy mạnh công nghiệp chế biến để tạo ra giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ cho dân cư nông thôn là nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Một nền nông nghiệp đa ngành, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm nhưng nếu không có công nghiệp chế biến thì hiệu quả cuối cùng sẽ không cao.

Công nghiệp chế biến nông sản phát triển, thị trường tiêu thụ của nông nghiệp được mở rộng, do đó có tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất,

trước hết là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Nó làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển cân đối giữa lúa và màu, giữa trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ suất nông sản hàng hóa, do đó thị trường nông nghiệp sẽ được mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài. Như vậy, giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là trực tiếp góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” ở nông thôn.

1.2.1.2. Cơ cấu lao động nông nghiệp giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng trong xã hội

Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chính là quá trình phân công lại lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Đối với nước ta, quá trình phân công lại lao động được tiến hành từ việc chuyển dịch một bộ phận lao động chuyên canh trồng lúa sang trồng màu và chăn nuôi, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, chuyển một bộ phận lao động sang làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, không chỉ phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Như vậy, trong nông nghiệp, sự phân công lao động theo hướng giảm lao động trồng lúa, tăng lao động trong các nghề chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

ở Việt Nam, tuy lực lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 72% nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm hơn 50%, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, không thể hy vọng giải quyết số lao động dư ra ở nông thôn bằng cách chuyển sang làm dịch vụ ở các đô thị, vì số lao động dư thừa ở đô thị cũng ngày càng tăng. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá nông thôn và hiện hiện đại hoá nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm ngay tại chỗ.

1.2.1.3. Trong nội bộ ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng dần tỷ trọng nhóm cây công nghiệp, cây ăn trái, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo xu hướng sau:

- Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản xuất giữa các loại cây trồng chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả.

Trong nông nghiệp xóa dần tình trạng chỉ độc canh cây lương thực, dần dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Muốn vậy, phải quy hoạch lại sản xuất, chỉ giữ một phần diện tích cần thiết cho cây lúa và một số cây màu chủ lực đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia, giữ một phần quỹ đất đáng kể hơn để tăng thêm loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu. Tăng cường các loại cây có giá trị thương phẩm cao.

- Trong nông nghiệp, giảm lao động trồng cây lương thực, tăng lao động trong nghề chăn nuôi, trồng cây công ghiệp và cây ăn quả.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính vì xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi lên ngành sản xuất chính thì tất yếu sẽ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nhiệp là giảm lao động trồng cây lương thực, tăng lao động chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

Như vậy, muốn cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, không có con đường nào khác là phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay những loại cây con có năng suất thấp, giá trị thấp bằng những loại cây, con có năng suất cao, giá trị lớn, các hoạt động dịch vụ cho nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở thâm canh tăng năng suất,

sản phẩm có chất lượng cao, tạo ra một sự chuyển biến rõ rệt theo hướng sản xuất đa dạng, khai thác lợi thế các vùng sinh thái, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)