Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế (Trang 61 - 69)

2.2. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

2.2.1. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh

Có thể nói, mọi người dễ nhận ra hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp qua chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng quan tâm đến năng suất, sản lượng, chất lượng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Theo hướng đó, sau ba năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII, nền kinh tế tiếp tục đổi mới và cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực.

2.2.1.1. Những thành quả chung đem lại do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 3 năm (2000 - 2003) 6%/năm. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thưc hiện năm 2003 là 6.673 tỷ, so với năm 2000 tăng 1.067 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá hiện hành) từ năm 2000 - 2003:

Bảng 9:[30]

Hạng mục ĐVT 2000 2001 2002 2003

Diện tích đất NLN Ha 173.490 173.490 173.387 173.518

Tổng GTSX Ty ỷđồng 5.506 5.886 6.391 6.573

GTSX .BQ/Ha 1.000đ 31.730 33.920 36.860 37.880 - Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo giá hiện hành qua 3 năm: (Đơn vị tính: %)

Bảng 10:[30]

Hạng mục 2000 2001 2002 2003

Tổng GTSX 100 100 100 100

Nông nghiệp 67,92 68,21 66,90 62,59

Thuỷ sản 31,12 30,80 32,04 36,05

Lâm nghiệp 0,96 0,93 1,06 1,36

Qua kết quả thống kê từ năm 2000 đến năm 2003 ở bảng trên cho thấy:

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 5,33%; tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 4,93% và tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 0,4%.

- Cơ cấu trong nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ) có sự chuyển dịch khá tốt: Năm 2000 đạt 73,53 - 22,73 - 3,74% và năm 2003 đạt 69,03 - 25,97-5%.

- Khối lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu:

Bảng 11:[30]

Hạng mục ĐVT 2000 2001 2002 2003

Tổng giá trị 1.000USD 32.505 39.998 52.080 70.000

Dừa khô Triệu trái 64 59 56 50

Gạo Tấn 12.922 8.597 22.656 23.000

Chỉ sơ dừa Tấn 30.120 39.377 48.730 45.000

Thuỷ sản Tấn 1.170 1.983 1.622 7.575

Than thêu kết Tấn 13.739 9.149 15.595 13.000

Cơm dừa nạo sấy Tấn 0 0 5.815 15.000

Than hoạt tính Tấn 0 0 0 450

Qua bảng trên cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá nông phẩm của tỉnh hàng năm tăng lên từ 32,505 triệu USD năm 2000 đến 70 triệu USD năm 2003; cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng tăng lên: gạo từ 12.922 tấn (năm 2000) lên 23.000 tấn (năm 2003), chỉ sơ dừa từ 30.120 tấn (năm 2000) lên 45.000 tấn (năm 2003), thuỷ sản từ 1.170 tấn (năm 2000) lên 7.575 tấn

(năm 2003)… cùng những mặt hàng mới xuất khẩu như cơm dừa nạo sấy: từ 5.185 tấn (năm 2002) lên 15.000 tấn (năm 2003) và than hoạt tính: 450 tấn (năm 2003).

2.2.1.2. Những kết quả cụ thể về các mô hình chuyển đổi tạo ra sản phẩm hàng hoá chủ lực trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của tỉnh

- Qui mô chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2000 - 2003:

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông - lâm - ngư nghiệp + Năm 2000 tỷ trọng: 83,14 - 3,57 - 13,30%.

+ Năm 2003 tỷ trọng: 82,61 - 3,62 - 13,77%.

Tỷ trọng đất nông nghiệp giảm 0,53%, đất lâm nghiệp tăng 0,05%, đất thuỷ sản tăng 0,37%. Trong thực tế, đất thuỷ sản tăng nhiều hơn vì hiện nay trong 7.000 ha đất lúa - tôm có diện tích đã chuyển hẳn sang nuôi chuyên tôm nhưng chưa được thống kê (theo số liệu của ngành thuỷ sản, diện tích nuôi tôm chuyên canh năm 2003 gần 28.000 ha).

- Trồng trọt:

* Trên cây lúa:

Từng bươc bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ theo hướng giảm dần diện tích lúa, tăng chất lượng lúa, áp dụng các mô hình luân canh, đa canh nhằm đạt được hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích. Chuyển đổi diện tích đất manh mún kém hiệu quả vùng ngọt lợ sang trồng cây ăn trái, mía; lúa một vụ vùng mặn chuyển sang nuôi thuỷ sản hoặc kết hợp 1 vụ lúa + 1 vụ tôm;

vùng sản xuất lúa tập trung trong khu vực được ngọt hoá từ 3 vụ lúa sang cơ cấu 2 vụ lúa + 1 vụ màu.

Năm 2003 diện tích canh tác lúa 48.500 ha, giảm 1.962 ha so với năm 2000. Tỷ trọng chiếm 33,58% so với diện tích đất nông nghiệp (giảm 1,40%

so với năm 2000), trong đó: 1.000 ha chuyển sang trồng cây lâu năm, khoảng

600 ha chuyển sang nuôi thuỷ sản, hơn 300 ha chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở.

Trong 3 năm có hơn 2.300 ha lúa một vụ vùng mặn chuyển sang mô hình1 vụ lúa + 1 vụ tôm. Đặc biệt đã có 15 ha rãi rác trong toàn tỉnh được chuyển qua trồng cỏ để phát triển đàn bò.

Diện tích gieo trồng lúa năm 2003 đạt 96.403 ha, giảm 5.214 ha so với năm 2000. Năng suất đạt bình quân 40, 56 tạ/ha, tăng 5,4 tạ/ha so với năm 2000.

Sản lượng 390.979 tấn, tăng 33.716 tấn so với năm 2000.

Cơ cấu giống lúa chuyển đổi theo hướng sử dụng các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để tăng giá trị thương phẩm của gạo cũng như tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. Năm 2003 sản xuất hơn 1.000 ha giống lúa thơm Khaodak Mali - 105, toàn bộ diện tích này sẽ được công ty lương thực bao tiêu sản phẩm.

* Trên cây màu:

Năm 2003 diện tích đất canh tác cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày là 16.400 ha, giảm 2.035 ha so năm 2000. Tỷ trọng đạt 11,45% so diện tích đất nông nghiệp (giảm 1,49% so năm 2000). Trong đó:

+ Cây bắp: Năm 2003 diện tích 1.300 ha, tăng 353 ha so năm 2000. Năng suất đạt 31,54 tạ/ha, tăng 2,68 tạ/ha so năm 2000. Sản lượng 4.100 tấn, tăng 1.894 tấn so năm 2000. Nhìn chung, trong các năm qua phong trào trồng bắp lai để cung cấp nguyên liệu cho chế biến thưc ăn gia súc có chiều hướng phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn chậm do nông dân vẫn còn lo ngại về thị trường tiêu thụ, năng suất còn thấp do nông dân còn sử dụng giống bắp để ăn.

+ Cây rau màu: năm 2003 diện tích 5.250 ha, tăng 644 ha so năm 2000. Sản lượng 50.500 tấn, tăng 9.063 tấn so năm 2000. Nhìn chung diện tích trồng rau màu ở Bến Tre tăng chậm, nguyên nhân chính là do việc tiêu thụ sản phẩm

không ổn định. Phần lớn nông dân đã sử dụng các giống rau màu F1 (dưa hấu, cà chua, dưa leo, ớt… ).

+ Cây mía: diện tích năm 2003 đạt 11.000 ha, giảm 1.943 ha so năm 2000.

Năng suất 700 tạ/ha, tăng 83 tạ/ha. Sản lượng 770.000 tấn, giảm 28.912 tấn so năm 2000. Diện tích mía giảm do chuyển sang trồng cây lâu năm (chủ yếu cây ăn quả). Về năng suất vẫn còn thấp do các nguyên nhân sau: trồng mía ở Bến Tre thường trồng dưới dạng lên mương vườn để tránh bị ngập úng nên diện tích thực tế sử dụng ít hơn so với nơi khác; giá mía các năm gần đây rất thấp nên nông dân không mạnh dạn đầu tư thâm canh và chuyển đổi giống mới, mặc dù nhà nước đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư giống cho người dân.

Cơ cấu giống mía thay đổi dần bằng các giống có chất lượng cao, đến nay toàn tỉnh có gần 3.200 ha giống mía mới như: ROC10, ROC16, ROC18, QĐ11, K84-200, VN84-4137, R570, VĐ81-3254, MY-14.

* Cây lâu năm:

Diện tích năm 2003 là 76.570 ha, tăng 3.055 ha so năm 2000. Tỷ trọng đạt 53,57% diện tích đất nông nghiệp (tăng 2,49% so năm 2000). Trong đó:

+ Cây dừa: diện tích năm 2003 là 35.150 ha, giảm 2.608 ha so năm 2000.

Sản lượng 217,75 triệu trái, giảm 13,91 triệu trái so năm 2000. Diện tích dừa giảm do chuyển sang trồng cây ăn quả. Việc đầu tư thâm canh, xen canh trên vườn dừa trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, nhiều mô hình xen canh trong vườn dừa đạt hiệu quả cao như: dừa + măng cụt, dừa + cây có múi, dừa + bòn bon, dừa + ca cao, dừa + nuôi tôm càng xanh… tuy nhiên, năng suất dừa trong các năm gần đây giảm do ảnh hưởng của dịch bọ dừa. Về cơ cấu giống đa số là giống cũ đã có từ trước năm 1975.

+ Cây ăn quả: Năm 2003 diện tích 38.000 ha, tăng 5.612 ha so năm 2000. Sản lượng 395.050 tấn, tăng 85.796 tấn so năm 2000. Diện tích cây ăn quả tăng lên chủ yếu từ đất lúa, dừa, mía.

Một số cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bến Tre như:

Cam, chanh, quít: diện tích 9.000 ha, tăng 3.031 ha. Diện tích cây có múi thời gian qua tăng rất nhanh, nhiều nhất ở hai huyện Mỏ Cày và Giồng Trôm. Sản lượng 86.900 tấn, tăng 38.748 tấn so năm 2000.

Nhãn: diện tích 13.200 ha, tăng 283 ha so năm 2000. Sản lượng 136.850 tấn, tăng 31.071 tấn. Trong giai đoạn 1996 - 2000, diện tích nhãn tăng rất nhanh (tăng 6.582 ha), trong 3 năm gần đây diện tích nhãn tăng ít và đang có xu hướng giảm dần do thị trường và giá cả không ổn định nên nông dân chuyển sang cải tạo dần các vườn nhãn long chuyển sang trồng nhãn tiêu, nhãn xuồng cơm vàng, xen canh hoặc chuyển sang trồng một số cây đặc sản khác như măng cụt, bòn bon, sầu riêng….

Chôm chôm: năm 2003 diện tích 3.500 ha, tăng 213 ha so năm 2000.

Sản lượng 29.000 tấn. Diện tích chôm chôm các năm qua tăng chậm do giá cả và thị trường không ổn định.

Bưởi: diện tích 900 ha, tăng hơn 500 ha so năm 2000. Sản lượng khoảng 9.000 tấn, tăng 6.268 tấn so năm 2000. Diện tich bưởi tăng nhanh ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành với các giống bưởi đặc sản như: bưởi da xanh, năm roi…

- Chăn nuôi

Chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi các năm qua là giảm sản lượng đàn trâu, tăng tỷ trọng đàn bò, heo và gia cầm theo hướng đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

+ Đàn heo: năm 2003 đạt 300.000 con, tăng 19.361 con so năm 2000.

Chất lượng đàn heo trong tỉnh từng bước được nâng lên với 80% đàn heo trong tỉnh là heo mang 2 dòng máu ngoại của các giống Yorshire, Landrace, Duroc cùng các giống địa phương như Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu, tỷ lệ nạc chiếm 45- 50%. Ngoài ra phương pháp thụ tinh nhân tạo đã góp phần tăng nhanh lượng heo giống trong dân. Hình thức nuôi trang trại với qui mô từ 50 - 100 con nái đã phát triển ở Mỏ Cày, Thạnh Phú, Bình Đại.

+ Đàn trâu: năm 2003 tổng đàn đạt 3.200 con, giảm 2.202 con so năm 2000, nguyên nhân đàn trâu giảm là do tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất trong nông nghiệp phát triển tốt, xu hướng sử dụng trâu để cày xới giảm .

+ Đàn bò: năm 2003 tổng đàn 70.000 con, tăng 26.264 con so năm 2000.

Đàn bò tăng nhanh là do người dân nuôi bò thực sự có lãi, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Đàn bò phát triển nhanh nhất ở hai huyện Ba Tri và Mỏ Cày.

Chất lượng đàn bò ngày càng được nâng lên, trong các năm qua nha ứnước đã hỗ trợ nhân dân tiến hành sind hoá đàn bò từ nền bò vàng trong tỉnh thông qua các chương trình dự án như: Dự án cải tạo đàn bò vàng trong tỉnh, chương trình phát triển chăn nuôi bò bằng nguồn đối ứng chương trình Heifer, mô hình phát triển đàn bò lai sind, dự án xây dựng hệ thống thụ tinh nhân tạo bò và heo. Đến nay đàn bò lai sind trong tỉnh khoảng 17.000 con, chiếm 24,28%

tổng đàn.

+ Gia cầm: tổng đàn 5,3 triệu con, tăng 256.000 con so năm 2000. Giống gia cầm trong tỉnh rất phong phú về chủng loại và có chất lượng cao, ngoài các giống địa phương như: gà tàu, gà ri, vịt tàu, vịt xiêm thì các giống ga ứvịt siêu trứng như gà Ira Brow, gà Brownich, gà AA, gà Avian, vịt Khali Cambell đang phát triển ở Bến Tre.

- Lâm nghiệp

+ Năm 2003 diện tích 6286 ha, tăng 123 ha so năm 2000. Rừng tự nhiên chiếm 15,07% so tổng diện tích rừng, tăng 0,3% so năm 2000. Rừng trồng chiếm 84,93% so tổng diện tích rừng, giảm 0,3% so năm 2000.

+ Trong 3 năm diện tích rừng trồng mới là 86 ha, khoanh nuôi rừng đặc dụng tăng thêm 37 ha.

+ Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp như sau: Bảng 12:[12]

Ngành lâm nghiệp ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 Giátrị sx (Giá ss 94) Tr. đồng 42.003 43.727 44.679 45.662

Qua bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2003 đạt 45.662 triệu đồng, tăng 3.619 triệu đồng so năm 2000.

- Về tiêu thụ sản phẩm

+ Đối với lúa các năm qua, công ty lương thực tổ chức thu mua tại các vùng sản xuất trọng điểm. Năm 2002 tổ chức hợp đồng bao tiêu 180 tấn lúa KDM - 105 trong vụ mùa và năm 2003 bao tiêu 300 tấn.

+ Nhà máy đường Bến Tre hợp đồng tiêu thụ mía trong vùng nguyên liệu mỗi năm khoảng 60.000 tấn.

+ Đối với các nông sản khác chưa được bao tiêu, đa số các sản phẩm đều được bán cho các thương lái, nên thường bị ép giá lúc chính vụ, sản phẩm thu hoạch nhiều.

Tóm lại, với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp Bến Tre phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh ít nhiều có sự biến chuyển. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân đã tạo nên sức bật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nôngthôn; với chính sách kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy nhiều nguồn lực làm cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nông thôn phát triển năng động… Từ đó, sự ổn định về chính trị được giữ vững, an ninh trật tự và an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân ngày một được cải thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)