Quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên (Trang 54 - 57)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI

1.3. Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi và một số nét đặc thù về yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

1.4.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình xác định những mục tiêu tổ chức, biên chế, chức danh (bao gồm: số lượng, cơ cấu, trình độ và năng lực...) về ĐNGV cần có trong tương lai. Nói cách khác quy hoạch đội ngũ GVMN là dự báo về nhu cầu phát triển ĐNGV trên cơ sở của phát triển GD&ĐT của từng địa phương, trong đó đảm bảo ĐNGVMN thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi dựa vào đó để dự tính nhu cầu về GV một cách cụ thể.

+ Quy hoạch về mặt số lượng đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu PCGDMN5T

* Mục tiêu của quy hoạch về mặt số lượng đội ngũ GVMN dạy lớp MG 5 tuổi

- Đảm bảo duy trì đủ, ổn định số lượng đội ngũ GVMN;

- Đảm bảo số lượng trẻ/ GV theo quy định của Điều lệ trường mầm non;

- Đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa khả năng của đội ngũ GVMN;

- Đảm bảo cho GVMN hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đồng thời tạo điều kiện cho GV có thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực đáp ứng được yêu cầu thực hiện PCGDMN5T.

ĐNGVMN phải đủ về số lượng và được đặt trong mối hài hòa các yếu tố kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội... Số lượng GVMN không chỉ đơn thuần về mặt số học. Đây là cơ sở cho việc xác định các nhóm giải pháp về số lượng, về chế độ chính sách cho giáo viên lớp MG 5 tuổi.

Mỗi năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, nhu cầu tổ chức CS&GD trẻ 2 buổi/ngày để xác định được nhu cầu GVMN của từng trường MN, từng huyện và nhu cầu GVMN trong tỉnh. Căn cứ vào thực tế GVMN hiện có sau khi trừ đi số GV nghỉ hưu, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số GV thuyên chuyển từ bên ngoài vào để xác định được số GVMN cần bổ sung và xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng.

+ Quy hoạch về mặt cơ cấu đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu PCGDMN5T

Cơ cấu ĐNGV có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh và thống nhất. Mục tiêu là để tạo sự đồng bộ và cân đối đội ngũ GVMN [54,39]. Chính nhờ sự đồng bộ này sẽ tạo nên sức mạnh tập thể của từng đơn vị, địa phương. Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra hoạt động nhịp nhàng trong tổ chức, tăng cường sự tương tác lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện một mục đích chung. Để quản lý đội ngũ, tất yếu phải chú trọng đến cơ cấu để sắp xếp, điều chuyển, đào tạo bổ sung.

Quy hoạch về mặt cơ cấu đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu PCGDMN5T được thể hiện ở các mặt về độ tuổi, cơ cấu về trình độ chuyên môn; ngoài ra

còn có cơ cấu về thành phần dân tộc nhằm chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số phù hợp theo đặc thù của từng địa phương, từng vùng.

Cơ cấu về trình độ chuyên môn

Đảm bảo cho việc cơ cấu GVMN theo trình độ đào tạo, phân chia GVMN theo tỉ trọng ở các trình độ đào tạo khác nhau. Các trình độ đào tạo của GVMN có thể là: THSP, CĐSP, ĐHSP, trên đại học... Xây dựng ĐNGVMN có cơ cấu trình độ đào tạo hợp lý là một điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ, là mục tiêu đặt ra trong suốt quá trình QL.Trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay, đặc biệt là GVMN dạy lớp MG 5 tuổi cần có trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm trở lên.

Việc bố trí GVMN với những trình độ khác nhau trong cùng một tổ, khối sẽ có tác dụng hỗ trợ, tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chuyên môn, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt là việc bố trí GV dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện việc PCGDMN cần được xem xét, bố trí GV có trình độ và năng lực chuyên môn vững. Nếu tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống GD quốc dân thì các lớp MG 5 tuổi là lớp học chuẩn bị nền cho cấp tiểu học.

Cơ cấu về độ tuổi

Việc bố trí GVMN nói chung và riêng GVMN dạy lớp MG 5 tuổi theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu theo nhóm tuổi trong đơn vị theo các nhóm tuổi như từ 20 tuổi - dưới 30 tuổi, 30 tuổi - dưới 40 tuổi và trên 50 tuổi để xác định chiều hướng phát triển của tổ chức, trong đó đáp ứng được mục tiêu phổ cập GDMN mà có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng bổ sung.

Cơ cấu thành phần dân tộc

Là sự phân bố một tỉ lệ tương đối hợp lý nào đó giữa GV người Kinh và GV người dân tộc thiểu số. Cơ cấu dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong công tác PCGDMN5T, nhất là đối với vùng có nhiều DTTS sinh sống. Với đặc thù về thành phần dân tộc của Tây Nguyên, biết tiếng dân tộc là điều kiện để GV thuận lợi hơn trong công tác CS&GD trẻ và thực hiện nâng cao chất lượng GDMN vùng DTTS. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nếu không biết tiếng

địa phương thì như một nửa câm, một nửa điếc khó gần gũi quần chúng. Cho nên cán bộ ở miền xuôi công tác tại miền ngược cần phải học tiếng địa phương .[62]

Đối với yêu cầu PCGDMN5T, về mặt cơ cấu, có đủ GVMN thực hiện mục tiêu, có đủ GVMN có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, cộng đồng nhất là vùng đồng bào dân tộc thì công tác PCGDMN5T sẽ thực hiện có chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)