Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
2.2 Thực trạng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên
2.2.1 Thực trạng về phát triển quy mô trường lớp, số lượng trẻ MN
a) Thực trạng về phát triển quy mô trường lớp MN
Toàn vùng Tây nguyên có 5 tỉnh, gồm 61 huyện/thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh với 722 phường/xã/thị trấn, trong đó có 704 phường/xã/thị trấn có trường MN, còn 18 xã chưa có trường MN chủ yếu là các lớp MG gắn với trường Tiểu học và 2.526 thôn /bản chưa có lớp MN nhiều nhất là tỉnh Đak Lak
Bảng 2.4: Mạng lưới trường lớp mầm non các tỉnh Tây Nguyên
St t
Tỉnh, TP TS quận, huyện
TS xã, phường, thị trấn
Số xã, phường, thị trấn có trường MN
Số thôn, bản chưa có nhóm, lớp MN
1 Gia Lai 17 222 213 15
2 Kon Tum 9 97 95 23
3 Đắk Lắk 15 184 179 2.436
4 Đắk Nông 8 71 69 52
5 Lâm Đồng 12 148 148 0
Tổng số 61 722 704 2.526
Nguồn: Các Sở Giáo dục và Đào tạo Năm học 2012 – 2013, toàn vùng Tây Nguyên có 922 trường MN (MG) và 18 tổ mẫu giáo gắn với trường tiểu học; với 1.316 nhóm trẻ và 10.104 lớp mẫu giáo.
Bảng 2.5: Quy mô GDMN các tỉnh Tây Nguyên năm học 2012 – 2013
Nguồn: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
St
t Tỉnh
Trường Nhóm trẻ Lớp mẫu giáo
Lớp MG TS Công 5t
lập Dân
lập Tƣ
thục TS
Tron g trườn
g
Độc
lập Ghép TS Trong trường
Độc lập
Ghép 2 độ tuổi
Ghép 3 độ tuổi
1 Gia Lai 244 224 2 18 427 175 150 102 3829 2162 434 639 594 1472
2 Kon Tum 116 107 2 7 150 74 4 72 1182 535 21 80 546 806
3 Đăk Lăk 259 233 2 24 227 135 41 51 2547 1939 161 240 207 1323
4 Đăk Nông 91 79 1 11 56 49 7 0 883 563 54 145 121 465
5 Lâm Đồng 212 167 6 39 456 109 274 73 1663 1134 183 222 124 856
Tổng số 922 810 13 99 1316 542 476 298 10104 6333 853 1326 1592 4922
Mạng lưới trường, lớp MN đã trải đều các địa bàn dân cư đã tạo điều kiện tốt cho trẻ đến trường. Hệ thống các trường, lớp mầm non được sắp xếp:
- Hệ công lập: 810 trường và 18 cơ sở mẫu giáo gắn với trường tiểu học, tỉ lệ 87,85% số trường MN, MG;
- Hệ ngoài công lập: 112 trường và 853 cơ sở MN tư thục, tỉ lệ 12,15%
số trường MN, MG. Trong đó:
+ Hệ dân lập: 13 trường, tỉ lệ 1,4 % so với tổng số trường MN, MG ; + Hệ tư thục: 99 trường và 853 cơ sở MN tư thục chiếm tỉ lệ 10,74%
so với tổng số trường MN, MG hiện có.
Nhận xét: mạng lưới trường lớp MN tại các tỉnh trong vùng Tây Nguyên phát triển phù hợp với tình hình địa phương, đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tuy nhiên các loại hình trường MN trên địa bàn phân bố không đồng đều:
- Các trường MN công lập được thành lập ở hầu hết các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trên địa bàn của từng tỉnh, bình quân mỗi xã có 1 trường. Tuy nhiên, toàn vùng vẫn còn 18 xã, 2.526 thôn, bản chưa thành lập được trường MN.
- Loại hình trường MN dân lập tập trung những địa bàn thành phố, thị xã các thị trấn và vùng nông thôn phát triển (13 trường, tỷ lệ 7,1% trong tổng số trường MN trong vùng).
- Trường MN tư thục phát triển chưa nhiều, chủ yếu ở vùng có điều kiện kinh tế phát triển (5 thành phố và thị trấn các huyện, chiếm tỷ lệ 10,74%). Hầu hết các cơ sở MN tư thục do các tổ chức từ thiện tôn giáo mở, tuy có góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân nhưng việc QL theo đặc thù vẫn còn những bất cập đã tạo nên thực trạng khá phức tạp tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Các trường MN thuộc xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS có cụm lớp tập trung chưa nhiều, các lớp lẻ rải đều các thôn, xã mặc dù có
thuận lợi cho trẻ đi học nhưng các lớp lẻ thường là lớp ghép 2 – 3 độ tuổi, không có đủ các điều kiện để tổ chức cho trẻ em được CSGD 2 buổi/ngày (hầu hết các lớp MG ở điểm phân trường thường mượn các phòng họp thôn, nhà dân, mượn phòng học hoặc sử dụng chung lớp học của tiểu học). Vì vậy, chất lượng CSGD trẻ theo yêu cầu từng độ tuổi còn nhiều hạn chế.
b) Số lượng trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến trường lớp MN Bảng 2.6: Quy mô trẻ đến nhà trẻ, lớp mẫu giáo của các tỉnh Tây
Nguyên năm học 2012 -2013
Nguồn: các Sở Giáo dục và Đào tạo Qua bảng số liệu trên cho thấy bình quân số lượng, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi NT, MG các tỉnh vùng Tây Nguyên được huy động đến trường MN như sau:
- Trẻ nhà trẻ (NT): Tổng số 22.316 trẻ, tỉ lệ 10,3% so với tổng số trẻ trong độ tuổi.Tỉnh có tỷ lệ huy động trẻ NT thấp nhất Đak Lak (7,5%) và cao nhất là Lâm Đồng (14,7%).
- Trẻ mẫu giáo (MG): Tổng số 255.708 trẻ, tỉ lệ 79,9% so với tổng số trẻ trong độ tuổi. Tỉnh có tỷ lệ huy động trẻ MG thấp nhất Gia Lai (76%) và cao nhất là Kon Tum (85,4%).
c) Thực trạng về phát triển lớp mẫu giáo và số lượng trẻ em 5 tuổi Trong nhiều năm gần đây, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo thuận lợi cho việc phát triển GDMN trong cả nước nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Đặc biệt là Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg
Stt Tỉnh
Trẻ nhà trẻ Trẻ mẫu giáo
Tổng số trẻ từ 0 – 2 tuổi
Đến trường
Tỷ lệ
% Tổng số Đến trường Tỷ lệ %
1 Gia Lai 59.922 5.743 9.6 87.928 66.825 76.0
2 Kon Tum 28.130 3.243 11.5 34.713 29.641 85.4
3 Đăk Lăk 60.399 4.531 7.5 98.997 78.107 78.9
4 Đăk Nông 17.278 1.259 7.3 33.423 27.423 82.0
5 Lâm Đồng 51.321 7.540 14.7 65.039 53.712 82.6
Tổng số 217.050 22.316 10.3 320.100 255.708 79.9
ngày 15/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non đến năm 2015; Quyết định 2123/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015, trong đó có chính sách cho trẻ em MN người Brâu, Rơmăm; Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 2 năm 2010 về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015 đã làm động lực cho GDMN cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng có điều kiện để phát triển. Nhiều lớp MG đang sinh hoạt ghép với trường tiểu học nay được tách ra và thành lập trường MN riêng biệt có ít nhất từ 3 nhóm, lớp trở lên. Các trường MN bán công được chuyển đổi thành trường MN công lập; tất cả các đối tượng trẻ em 3 - 5 tuổi thuộc diện mồ côi, không nơi nương tựa, có cha mẹ sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn, hộ nghèo v.v… được hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn trưa 120.000đ/ngày.Vì vậy, số lượng trẻ đến trường, lớp MG ngày càng cao. Nhiều trường MN được đầu tư xây dựng thêm phòng lớp học từ nhiều nguồn kinh phí, đặc biệt là việc phát triển các lớp mẫu giáo 5 tuổi, cụ thể:
+ Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 4.922 lớp, tỷ lệ 48,71% tổng số lớp MG.
+ Số trẻ em 5 tuổi được huy động đến trường: 112.476 trẻ, đạt tỉ lệ 99,2% so với tổng số trẻ trong độ tuổi. Tỉnh có tỷ lệ huy động trẻ MG 5 tuổi thấp nhất là Đăk Nông (97,6%) và cao nhất là Gia Lai (99,9%).
+ Số trẻ em 5 tuổi được học 2 buổi/ngày: 106.163 trẻ, tỉ lệ 94,4% so với tổng số trẻ 5 tuổi được huy động đến trường, lớp MN. Tỉnh có tỷ lệ trẻ MG 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày thấp nhất là Đăk Nông (86,6%) và cao nhất là Lâm Đồng (100%).
Bảng 2.7: Quy mô lớp mẫu giáo 5 tuổi và số trẻ em 5 tuổi đến trường của các tỉnh Tây Nguyên năm học 2012 -2013
Stt Tỉnh Lớp MG 5t
Trẻ mẫu giáo 5t Tổng số trẻ 5