Quản lý đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVMN theo chuẩn đáp ứng yêu cầu PCGDMN5T phù hợp với điều kiện cụ thể ở Tây nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên (Trang 127 - 131)

*Mục đích

Đảm bảo cho ĐNGVMN đặc biệt GV lớp MG5 tuổi có đủ trình độ, năng lực, nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu GDMN, đáp ứng được yêu cầu PCGDMN5T một cách bền vững.

*Nội dung và điều kiện thực hiện

- Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng đảm bảo theo phân cấp quản lý , thực hiện đảm bảo mục tiêu và có các biện pháp bồi dưỡng cụ thể;

- Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch dưới các hình thức như: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng chuẩn làm cho đội ngũ có sự chuyển biến về chất lượng ĐNGVMN.

Những nội dung bồi dưỡng cụ thể:

- Bồi dưỡng chuyên sâu theo các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVMN, đặc biệt là các kỹ năng sư phạm;

- Bồi dưỡng các chuyên đề phục vụ cho nhiệm vụ PCGDMN5T.

+ Bồi dưỡng GVMN gắn với thực tiễn việc tổ chức chăm sóc –giáo dục trẻ 2 buổi/ ngày theo chương trình GDMN hiện hành.

+ Bồi dưỡng GVMN trên cơ sở nhu cầu của đội ngũ, đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GVMN và hướng đến mục tiêu bồi dưỡng GVMN có trình độ đào tạo trên chuẩn (CĐSPMN trở lên).

+ Chú ý bồi dưỡng phương pháp và kỹ năng GD trẻ có nhu cầu đặc biệt như GD hòa nhập trẻ khuyết tật, chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em DTTS, trẻ học ở các lớp ghép nhiều độ tuổi, ghép giữa trẻ người kinh và DTTS.

+ Đưa nội dung bồi dưỡng những hiểu biết cơ bản, thực tế về tự nhiên và xã hội của địa bàn GV đang công tác, gắn với các kỹ năng thực hành phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Công tác bồi dưỡng GVMN phải gắn với công tác quy hoạch, sàng lọc đội ngũ phù hợp với nhiệm vụ. Đồng thời, có chính sách khuyến khích GVMN tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tinh thần xã hội hóa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo định kỳ, theo

phân cấp và các nội dung bồi dưỡng.

* Tổ chức thực hiện

- Sở GD&ĐT phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho ĐNGVMN theo yêu cầu PCGDMN5T cho toàn tỉnh

+ Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm theo qui định của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào thực tế nhu cầu của đội ngũ GVMN để chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các chuyên đề về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho GV dạy lớp MG 5 tuổi.

+ Xây dựng lực lượng đội ngũ giáo viên cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng GVMN. Đội ngũ GV cốt cán bao gồm một số GVMN dạy giỏi trong các trường MN; chuyên viên Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT và giảng viên trường sư phạm địa phương. Đây là đội ngũ có đủ năng lực, uy tín để triển khai công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả. Đồng thời, đây là điều kiện để gắn kết giữa công tác đào tạo, sử dụng và những nhà QLGD tại địa phương.

+ Chú ý đến kế hoạch triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bồi dưỡng, hoàn thiện hệ thống thông tin về GD và quản lý GD;

bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho GVMN, hướng tới một hình thức giáo dục trong đó chú trọng đến vai trò của Internet. Việc khai thác các phương tiện trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của từng GVMN. Vì vậy tùy vào điều kiện của từng đơn vị để có nội dung, hình thức bồi dưỡng cụ thể phù hợp với trình độ hiện có của GV.

- Các Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tố chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng GVMN tại địa phương theo yêu cầu PCGDMN5T

+ Hướng dẫn các trường MN thực hiện khảo sát đội ngũ GV dựa trên các mặt: tuổi đời, quá trình đào tạo, năng lực và hiệu quả giảng dạy, khả năng phát triển của ĐNGVMN để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVMN.

+ Chú trọng khảo sát năng lực sử dụng ngôn ngữ dân tộc tại chỗ nơi GV đang công tác (nếu là vùng đồng bào DTTS). Dựa vào kết quả đánh giá, có kế

+ Linh hoạt trong hình thức tổ chức bồi dưỡng như tổ chức học tập trung, học tập theo nhóm, theo cụm trường trên cùng địa bàn hoặc có thể tổ chức xen kẻ các trường thuận lợi và các trường thuộc xã khó khăn. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, GV cốt cán; có sự hỗ trợ của báo cáo viên, GV cốt cán cấp tỉnh đối với các nội dung, chương trình bồi dưỡng của cơ sở GDMN; hoặc xây dựng đội ngũ GV nòng cốt trong từng nhà trường,c ó thể bố trí làm việc theo nhóm GV theo từng địa bàn phù hợp

Để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo các điều kiện cho việc tổ chức học tập như chuẩn bị tốt về tài liệu học tập, đội ngũ báo cáo viên, công tác kiểm tra đánh giá sau khóa học..

- Hiệu trưởng trường MN chủ động trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị

+ Sắp xếp thời gian, kinh phí tổ chức học, tổ chức dạy thay và giải quyết các chế độ hợp lý để GVMN có thể tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu phát triển của cá nhân và đơn vị...

+ Đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng GVMN, đặc biệt chú trọng phát huy tinh thần tự học, công tác tự bồi dưỡng của GVMN là chính.

Tạo điều kiện để GV có thể tự học và học tập theo tổ nhóm chuyên môn, tạo cơ hội để GV trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, học tập hỗ trợ, cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ nhất là các chuyên đề dành cho các lớp MG 5 tuổi như kỹ năng lập kế hoạch GD cho trẻ em 5 tuổi, kỹ năng thực hiện Bộ chuẩn đánh giá phát triển trẻ em 5 tuổi. Các cơ sở GDMN có kế hoạch tổ chức các hoạt động dự giờ, thao giảng, báo cáo chuyên đề trong nhà trường hoặc tổ chức theo cụm trường.

+ Việc đánh giá công tác bồi dưỡng của giáo viên đổi mới theo hướng kết hợp với tổ chuyên môn, GVMN dạy giỏi, GV cốt cán của huyện để đánh giá chất lượng học tập của GVMN, chú trọng hình thức GV tự đánh giá sau khi kết thúc đợt bồi dưỡng.

+ Với cách đánh giá chú trọng đến chất lượng và xem đây là một trong những tiêu chí thi đua, nhà trường cần kịp thời tuyên dương, khen thưởng

GVMN có tiến bộ và chú ý động viên, hỗ trợ, giúp đỡ những GVMN còn chậm, khả năng nhận thức có phần hạn chế hơn và GV dạy lớp 5 tuổi, vùng sâu, vùng DTTS. Đồng thời phải có giấy chứng nhận kịp thời để làm cơ sở cho việc tham mưu về chính sách động viên, khuyến khích để kích thích người học như khen thưởng, có chính sách nâng lương sớm đối với GVMN đạt thành tích xuất sắc trong công tác học tập, bồi dưỡng…

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)