Đặc điểm về giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên (Trang 71 - 74)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

2.1. Một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục của các tỉnh Tây Nguyên

2.1.4. Đặc điểm về giáo dục

a) Phát triển về mạng lưới, quy mô trường lớp

Mặc dù vẫn còn có nhiều khó khăn, thách thức từ điểm xuất phát về kinh tế thấp, sự nghiệp giáo dục so với các khu vực khác của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém. Qua hơn 20 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục Tây nguyên đã có nhiều khởi sắc, tạo nên các nhân tố mới làm nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo cao hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn . Mạng lưới trường lớp ngày càng được tăng cường củng cố, khắc phục dần tình trạng phòng học, trường học tranh tre nứa lá và tạm bợ .

Nguyên là 3.075 trường. Trong đó trường MN, MG có 932 trường; Tiểu học có 1.227 trường, THCS có 741 trường và THPT 175 trường. Tổng số trẻ mầm non, HS phổ thông 101.171 HS. Trong đó đáng chú ý là số HS DTTS đã tăng ở các cấp học và chiếm tỷ lệ ngày càng cao, cụ thể ở giáo dục mầm non 42,5%Tiểu học: 42,35%; THCS 26,01%; THPT 13,26% .

Cùng với sự gia tăng của số lượng HS và sự mở rộng của mạng lưới trường lớp, đội ngũ GV trên địa bàn Tây Nguyên ngày càng được tăng cường về mặt số lượng, nâng cao về mặt chất lượng. Đây là lực lượng có vai trò chủ đạo trong việc phát triển và từng bước nâng cao chất lượng GD trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Chính vì vậy trong những năm qua ĐNGV từng bước được bổ sung, bồi dưỡng để đạt chuẩn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển GD của khu vực, đặc biệt là tại các nơi vùng sâu, vùng xa.

Trên địa bàn Tây Nguyên, có tổng số 38.132 GV. Tỷ lệ chưa đạt chuẩn còn khá cao, đặc biệt ở GVMN. Số lượng GV còn thiếu nhiều biểu hiện ở tỷ lệ đứng lớp còn thấp so với quy định.

b) Phát triển giáo dục dân tộc

Với đặc thù vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh miền núi, trong những năm qua, các cấp lãnh đạo các tỉnh đã quan tâm nhiều đến việc phát triển giáo dục dân tộc. ĐNGV là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn vùng có 8.352 giáo viên DTTS của các cấp học từ MN đến phổ thông, chiếm tỷ lệ 21,9% trong tổng số GV. Các tỉnh trên địa bàn đã thực hiện một số biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ này như: cử tuyển HS dân tộc đi học ở các trường Đại học, bồi dưỡng chuẩn hoá tại các trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) địa phương, bồi dưỡng hè...Tuy nhiên, đội ngũ này phần lớn được đào tạo cấp tốc theo nhiều hệ như: 9+1 năm; 9+6 tháng; 5+1 năm (GV cắm bản) nên trình độ, năng lực sư phạm rất hạn chế, đến nay vẫn còn nhiều GV người DTTS dạy ở MN chưa đạt chuẩn. Một số GV người DTTS còn hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt, do đó đã ảnh hưởng đến việc giảng dạy. Vì vậy, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ, một số địa phương ngành GD quan tâm

bồi dưỡng tiếng Việt cho GV là người DTTS, đồng thời hướng dẫn họ đổi mới PPDH phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh.

Đặc biệt, trong những năm qua, số học sinh là DTTS so với tổng số HS đã tăng ở tất cả các cấp học, bậc học và chiếm tỷ lệ ngày càng cao.Tính đến thời điểm tháng 5/2013, Tây Nguyên có 377.129 học sinh là DTTS. Tình hình chất lượng HS cũng đang có những chuyển biến tích cực về mặt đạo đức và học lực, đã có HS giỏi người DTTS. Tuy vậy, chất lượng giáo dục dân tộc vẫn là vấn đề nan giải, số HS giỏi quá ít, số lưu ban, bỏ học vẫn ở tỷ lệ cao từ 10 đến 15%.

Đại đa số học sinh DTTS vùng Tây Nguyên đều được miễn học phí và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra các em còn được cấp sách giáo khoa, giấy vở, được hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn, gạo theo các chủ trương chính sách của Đảng thực hiện thông qua các chương trình dự án như Đề án phát triển các trường phổ thông bán trú, nội trú, phát triển giáo dục các dân tộc rất ít người, chương trình SEQAP… .

Mạng lưới trường lớp tuy đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn tình trạng lớp ghép và trường học ba cấp (mầm non, tiểu học, THCS); có nơi chưa có trường MN chỉ có các lớp MG gắn với trường tiểu học. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được nâng cấp và mở rộng từ tỉnh đến các cụm xã có nhiều con em DTTS sinh sống. Cả vùng Tây Nguyên có 5 trường DTNT tỉnh, 46 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Sự nghiệp GD Tây Nguyên đang từng bước chuyển mình và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, với những khó khăn mang tính đặc thù, GD Tây Nguyên vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Quy mô HS tăng nhưng mạng trường lớp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ĐNGV thiếu, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn còn thấp, tỷ lệ GV người DTTS còn quá ít, vấn đề GD cho đồng bào DTTS còn nhiều bất cập. Để GD Tây Nguyên phát triển và từng bước bắt kịp với các vùng khác trên cả nước, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ mang

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)