Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất đến kết quả kinh doanh của NHNoPTNT quận cái răng (Trang 23 - 29)

Chương 3: Giới thiệu chi nhánh ngân hàng nông nghiệp à phát triển nông thôn quận Cái Răng

3.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Mặt dù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn do giá cả biến động không ngừng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn, từ đó có tác động tiêu cực đến công tác huy động vốn và cả quá trình thu nợ của Ngân hàng, nhưng nhờ sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đạt được những bước tiến đáng kể.

Bảng 2 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN QUÝ 1 2009 Đvt: Triệu đồng

(Nguồn phòng kinh doanh)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Quý 1

2008

Quý 1

2009 2007/2006 2008/2007 Quý 1-2009/2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 20.467 22.735 28.758 16.330 11.295 2.268 11,08 6.023 26,49 -5.0535 -30,38 Thu từ hoạt động tín dụng 20.321 21.315 25.192 11.568 7.033 994 4,89 3.877 18,1 -4.535 -39,20

Thu từ hoạt động dịch vụ 83 105 182 72 43 22 26,5 77 73,33 -29 -40,28

Thu từ hoạt động KD ngoại hối 3 4 9 1 0,5 1 33,33 5 125 -1 -50,00

Thu nhập khác 60 1,311 3,347 4.690 4.218,5 1.251 20,85 2.036 155,3 -427 -10,05

Chi phí 13.134 15.758 26.673 12.826 7.584 2.651 20,18 10.915 69,27 -5.242 -40,87

Chi phí hoạt động tín dụng 10.184 10.35 18.824 6.187 3.867 166 1,63 8.474 81,87 -2.318 -37,48

Chi phí hoạt động dịch vụ 201 194 1.637 21 6 50 33,11 1.443 743,8 -15 -71,43

Chi phí kinh doanh ngọai hối 0 4 3 0,5 0,1 4 - -1 25 -3 -80

Chi phí khác 2.749 5.210 6.209 6.617,5 3.710,9 2.461 89,5 999 19,17 6.617 6,57

Lợi nhuận 7.333 6.977 2.085 3.504 3.711 -356 - 5,1 -4.892 -70,11 207 5,91

- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quý 1 2008

Quý 1 2009

Thời gian

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Hình 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG a) Về doanh thu.

Thu nhập của Ngân hàng luôn tăng trong những năm qua. Năm 2006 đạt 20.467 triệu đồng, sang năm 2007 là 22.735 triệu đồng, tăng 2.268 triệu đồng tương đương 11,08%. Ðến năm 2008 thu nhập của Ngân hàng là 28.758 triệu đồng so với năm 2007 thì thu nhập tăng trưởng 26,49%. Thu nhập tăng lên qua các năm là do Ngân hàng luôn chú trọng thực hiện tốt hoạt động tín dụng về mặt số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dân cư trên địa bàn và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng.

Thu từ hoạt động tín dụng từ 2006 đến 2008 luôn tăng: năm 2007 tăng 4,89% so với năm 2006, năm 2008 tăng 18,1% so năm 2007 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng: năm 2006 chiếm trên 99% sang năm 2007 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 93,75% trên tổng thu nhập, năm 2008 chiếm 87,6%, đây là một tỷ trọng rất lớn, chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là cho vay, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng chưa được biết đến nhiều. Theo chiến lược chung của các NHTM Việt Nam, Ngân hàng đang cố gắng giảm dần tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khác. Sang 2009 tỷ trọng thu từ tín dụng của Ngân hàng trong tổng thu giảm còn 80,5%. Thu từ dịch vụ tăng mạnh chiếm trên 7% tổng thu. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng cũng tăng trưởng nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2008 đến nay Ngân hàng hạn chế cho vay hộ mới nên dư nợ cho vay giảm và chỉ cho vay lại ngắn hạn lãi suất thấp hơn cho vay trung hạn.

b) Về chi phí.

Nhìn vào hình chúng ta dễ dàng nhận thấy tổng chi phí của Ngân hàng liên tục tăng năm 2007 tăng 2.651 triệu đồng tương đương 20,18% so với năm 2006, năm 2008 tăng 10.915 triệu đồng tương đương 69,27% so năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng của chi phí phù hợp với tốc độ tăng của thu nhập, tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007. Do hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng nên kéo theo việc tăng chi phí của ngân hàng, Ngân hàng tập trung huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho khách hàng nên phải tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội qua nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… Việc tập trung huy động vốn đã là tăng chi phí trả lãi của Ngân hàng.

Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao trong năm 2008, tăng 743,8%

so với năm 2007 là do trong năm này Quỹ chi lương của Ngân hàng tăng do lương cơ bản của Nhà nước tăng, Ngân hàng có thêm nhân viên mới. Bên cạnh quỹ lương tăng chi phí bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng tăng cao vì theo qui định từ năm 2007 Ngân hàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Với chính sách tập trung huy động vốn đã là tăng lượng tiền gửi dẫn đến chi phí bảo hiểm bảo toàn tiền gửi tăng theo. NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,5%/năm, 12%/năm rồi đến 14%/năm. Từ đó làm cho lãi suất thị trường tăng nhanh chóng và luôn giữ ở mức cao, Ngân hàng muốn huy động được vốn phải tăng lãi suất, dẫn đến chi phí trả lãi tăng mạnh.

c) Về lợi nhuận.

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nên lợi nhuận của Ngân hàng luôn là một số dương. Tuy nhiên, Ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng giảm rõ rệt, nếu năm 2007 lợi nhuận giảm 356 triệu đồng tương đương 4,85% thì sang năm 2008 lợi nhuận của ngân hàng đã giảm 4.892 triệu đồng tức là giảm khoảng 70,11% so với 2007. Năm 2008 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục giảm do nguyên nhân do hoạt động tín dụng không còn đem lại lợi nhuận cao như trước đây, chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào ngày càng bị rút ngắn. Để huy động được vốn Ngân hàng phải có lãi suất huy động ngày càng cao, trong khi lãi suất

cho vay thì không thể tăng quá cao vì người đi vay chủ yếu là nông dân, hộ sản xuất nhỏ không thể tiếp cận vốn khi lãi suất quá cao. Từ đó, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đạt lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ đối với một số món vay cũ với lãi suất cho vay thấp hơn mức lãi suất huy động vốn hiện tại.

Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quý 1 2008

Quý 1 2009

Tổng tài sản 171.279 183.985 195.633 132.437 168.153

Doanh thu 20.467 22.735 28.758 16.330 11.295

Chi phí 13.134 15.758 26.673 12.826 7.584

Lợi nhuận 7.333 6.977 2.085 3.504 3.711

ROA (%) 4,17 3,93 1,10 2,33 2,47

ROS (%) 35,83 30,69 7,25 21,46 32,86

Tổng chi phí trên tổng

thu nhập (%) 64,17 69,31 92,75 78,54 67,14

( Nguồn phòng kinh doanh)

Chỉ số ROA: Hệ số này phản ánh 1% tài sản đem lại bao nhiêu % lợi nhuận.

Năm 2006 1 % tài sản đem lại 4,17% lợi nhuận, năm 2007 chỉ số này giảm, 1%

tài sản chỉ đem lại 3,93% lợi nhuận. Năm 2008 là giảm càng mạnh hơn 1% tài sản đem lại 1,1 % lợi nhuận. Chỉ số này có xu hướng giảm vì thế tài sản của ngân hàng không sinh lợi nhiều. Trong năm 2008 tổng tài sản tăng lên nhưng lợi nhuận không tăng lên vì có chi phí lớn. Quý 1 năm 2009 thì chỉ số này có gia tăng nhưng không nhiều. Vì vậy tài sản của ngân hàng mang lại lợi nhuận có xu hướng tăng lên.

Hệ số doanh lợi ROS: chỉ số này phản ánh 1% thu nhập sẽ mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Cụ thể: Năm 2006 1% thu nhập sẽ mang lại 35,83% lợi nhuận cho Ngân hàng, năm 2007 giảm xuống 1% doanh thu mang lại 30,69% lợi nhuận.

Năm 2008 chỉ tiêu này còn rất nhỏ chỉ có 7,25 % nghĩa là 1% doanh thu chỉ mang lại 7,25 % lợi nhuận. Nguyên nhân là do Ngân hàng thiếu vốn vào quý 3 năm 2008 lãi suất huy động tăng cao nên chi phí trả lãi tăng lên rất nhiều. Quý 1 năm 2009 thì chỉ số này đã tăng lên chứng tỏa thu nhập của ngân hàng mnag lợi nhuận nhiều hơn.

Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Phản ánh 1% thu nhập phải bỏ bao nhiêu

% chi phí. Năm 2006 1% thu nhập thì phải tốn hết 64,17 % chi phí, năm 2007 là 1% thu nhập sẽ có 69,31 % chi phí, năm 2008 1% thu nhập có 92,75% chi phí và

lợi nhuận còn lại là 7,25 %. Chí phí ngân hàng ngày càng cao sẽ không tốt vì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống, hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả cao. Chi phí trong ngân hàng phải chịu chủ yếu là lãi suất huy động vốn nên chỉ cần lãi suất này tăng lên thì chi phí tăng lên ngay lập tức. Những tháng đầu năm 2009 thì chi phí của ngân hàng đã sụt giảm so với năm 2008. Chi phí giảm sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn có lợi nhuận, nhưng do tình hình thị trường có nhiều biến động nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng có khuynh hướng đi xuống. Để có thể đứng vững trong xu thế hội nhập, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị mới, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế….Ngân hàng cần phải phấn đấu không ngừng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

CHƯƠNG 4.

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất đến kết quả kinh doanh của NHNoPTNT quận cái răng (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)