Những mặc tích cực

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất đến kết quả kinh doanh của NHNoPTNT quận cái răng (Trang 64 - 70)

Chương 5: Các giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

5.1. Những vấn đề còn tồn tại của NHNo & PTNT quận Cái Răng

5.1.1. Những mặc tích cực

Mặc dù tình hình hoạt động của đơn vị còn nhiều khó khăn, song công tác huy động vốn, tài chính, chênh lệch lãi suất của NHNo&PTNT Quận Cái Răng có nhiều kết quả đáng kích lệ. Thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như đủ chi lương và có tích lũy.

- Tạo được mối quan hệ gắn bó, gần gủi với chính quyền địa phương các cấp.

- Sản phẩm dịch vụ dựa trên nền công nghệ hiện đại hóa phát triển khá nhanh, Ngân hàng đã đưa vào vận hành giao dịch trên phần mềm mới IPCAS đây là phần mềm giao dịch hiện đại, tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý Ngân hàng và khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.

- Tạo môi trường kinh doanh ổn định, nâng cao niềm tin và uy tín đối với khách hàng.

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và bền vững. Tăng nguồn vốn có kỳ hạn, góp phần tích cực tăng tính chủ động trong cho vay, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng, tạo được sự tin tưởng và gắn bó lâu dài với khách hàng.

- Tín dụng ngày càng được cũng cố, nâng dần chất lượng. Ngân hàng Nông Nghiệp Quận Cái Răng đã nâng dần tỷ trọng đầu tư tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp.

- Vào năm 2008 chênh lệch thu- chi tuy không đạt kế hoạch, nhưng đơn vị vẫn đảm bảo đủ chi lương và có tích lũy, thu nhập cán bộ công nhân viên ổn định, góp phần làm cho cán bộ yên tâm trong công tác và quyết tâm với nghề.

- Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có kinh nghiệm phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho kinh tế địa phương. Công tác đào tạo cán bộ luôn được chú trọng và đang chuẩn hóa dần.

5.1.2. Những khó khăn còn tồn tại

- Nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay chưa tương xứng với tiềm năng của một Quận đang phát triển như Quận Cái Răng.

- Khách hàng vay vốn phần lớn là nông dân, nhỏ lẻ, rủi ro cao, nên việc cho khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khó tránh khỏi, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao.

- Cán bộ tín dụng chưa giám sát món vay (nhân sự ít ở địa bàn), chậm trễ trong việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc nhắc nhở người vay trả nợ lãi, gốc dẫn đến nợ lãi cao, nợ gia hạn nhiều, sử dụng vốn không đạt hiệu quả.

- Xử lí nợ đối với các món vay thiếu lãi cao, món nợ xấu cao, nợ xử lí rủi ro còn chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Nguồn thu chủ yếu là từ tín dụng trong khi thu dịch vụ là rất thấp chưa được 1% tổng nguồn thu của đơn vị.

- Thị trường trong nước ngày càng mở rộng theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Tình hình xuất nhập khẩu nông – thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh, làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

5.1.3. Phương hướng hoạt động trong năm 2009

Bước sang năm 2008, chi nhánh NHNo&PTNT Quận Cái Răng xác định rằng còn gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế và sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn, song Ngân hàng vẫn rất lạc quan đặt chỉ tiêu cho năm sau cao hơn năm trước, tích cực huy động vốn tại địa phương để phục vụ cho nhu cầu vốn ở tại địa phương. Đưa ra các mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường nguồn vốn huy động, phấn đấu tăng mức huy động vốn từ 15%

đến 20% so với năm 2008. Thu dịch vụ tăng lên 25% trở lên, thu lãi đạt trên 95%, lợi nhuận tăng trên 15%.

- Cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng đầu tư đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lựa chọn cho vay khách hàng có khả năng tài chính tốt. Phấn đấu dư nợ tăng 30% ở mức 200 tỷ vào năm 2009.

- Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, nợ xử lí rủi ro, tập trung xử lí và thu hồi các khoản nợ cao để tăng nguồn thu dịch vụ, cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

- Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng để giữ lại những khách hàng hiện có, đồng thời thành lập một tổ huy động để nắm bắt và theo dõi tình hình chi trả bồi thường tại địa phương để huy động vốn có hiệu quả hơn.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, tuyên truyền, quảng bá, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gởi tiền.

- Thực hiện chiến lược lựa chọn khách hàng doanh nghiệp có uy tín, làm ăn có hiệu quả để đặt quan hệ tín dụng lâu dài.

- Xử lý triệt để nợ xấu, đánh giá khả năng thu hồi của từng món vay. Đối với những hộ không có khả năng trả nợ sẽ đưa tài sản ra cơ quan pháp luật xử lý.

Quy rõ trách nhiệm cho từng cán bộ có liên quan đến việc cho vay không thu hồi được nợ áp dụng hình thức trừ lương để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ.

5.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LÃI SUẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.2.1. Về quản trị lãi suất

a) Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất

Ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường.

Tùy vào mức độ rủi ro của ngân hàng nhà quản trị thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường). Do NHNo & PTNT quận Cái Răng đang có trạng thái nhạy cảm về vốn (nguồn vốn nhạy cảm > tài sản nhạy cảm), nên ngân hàng có thể kéo dài thời gian tồn tại của nguồn vốn, tức là tăng thời hạn huy động vốn có thời hạn và giảm thời gian tồn tại của tài sản, tức là giảm thời hạn cho vay.

b) Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặt thời gian và giữa tài sản và nguồn vốn.

Ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm những dự án có sự trùng hợp giữa thời gian của tài sản và nguồn vốn. Cụ thể, Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn tiền gửi trong huy động vốn: tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 7 ngày, 14

ngày, 21 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…và có các kỳ hạn cho vay tương ứng.

Sự tương ứng giữa kỳ hạn huy động vốn và cho vay một mặt đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro lãi suất.

Với việc đa dạng hóa các kỳ hạn này, Ngân hàng sẽ tiến hành phân nhóm tài sản và nguồn vốn theo một hoặc những khung kỳ hạn khác nhau, từ đó thấy được thực trạng cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại mọi thời điểm mà Ngân hàng cần định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng, khi đó công tác quản trị rủi ro sẽ chính xác hơn và hiệu quả hơn, gần với thực tế hơn.

c) Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại.

Ngân hàng có thể sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại như:

hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi về lãi suất…những công cụ này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất một cách hiệu quả và ít tốn kém, như vậy Ngân hàng sẽ không phải tái cấu trúc lại tài sản và nguồn vốn, vì tái cấu trúc vốn đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức, hơn nữa có những biện pháp tái cấu trúc vốn sẽ tạo ra những rủi ro khác cho Ngân hàng.

5.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo & PTNT quận Cái Răng

a) Giải pháp huy động vốn

- Lãi suất huy động phải thực sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để khách hàng yên tâm gởi tiền vào ngân hàng.

- Áp dụng chương trình bốc thăm trúng thưởng nhân các ngày lễ lớn trong năm. Khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng sẽ được tặng ngay một phiếu tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng chẳng hạn như trúng thưởng một tài khoản bằng tiền trị giá 200.000 đồng, 500.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng,…đối với từng hạn mức tiền gửi.

- Thành lập các tổ huy động vốn để nắm bắt thông tin về nguồn vốn bồi thường giải tỏa, ở các phường để kịp thời huy động vốn của dân cư.

- Ngân hàng cần phối hợp với chính quyền khu vực, phường. Thông qua họ ngân hàng có thể biết được gia cảnh cũng như tình hình kinh tế của những nông hộ sản từ đó ngân hàng có thể cử nhân viên đến để vận động, thuyết

phục họ gửi tiền vào Ngân hàng.

- Tạo niềm tin nơi khách hàng: lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được vốn hay không là nhờ vào lòng tin của dân chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh, sau đây là một số biện pháp điển hìn

b) Giải pháp sử dụng vốn

- Đơn giản thủ tục vay vốn: bởi vì một bộ hồ sơ vay vốn đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng đủ thủ tục, đủ các yếu tố pháp lý sẽ giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng, giảm bớt khó khăn cho nông dân. Từ đó, tạo điều kiện cho nông dân đến giao dịch với ngân hàng nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng.

- Cho vay phải tuân thủ quy trình trên cơ sở thẩm định kỹ các điều kiện tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn thực tế của khách hàng, định kỳ hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, phù hợp với vòng quay vốn.

- Tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn về việc mở rộng cho vay những đối tượng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ ở khu vực phường, khu vực tập trung dân cư.

c) Hạn chế rủi ro tín dụng Hoàn thiện công tác thẩm định

- Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ kinh tế - xã hội tại địa phương mình phụ trách, phải tiến hành điều tra kinh tế hộ, lập hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng nhất để làm cơ sở thẩm định trong cho vay

- Cán bộ tín dụng cần học hỏi, am hiểu kinh nghiệm đối với các lĩnh vực công việc mình phụ trách, hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi…để hướng dẫn hộ vay phát huy hiệu quả đồng vốn một cách tốt nhất.

- Thẩm định một dự án phải am hiểu đầy đủ các kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu các lĩnh vực ngành nghề, nắm chắc khả năng trả nợ của khách hàng cũng như kinh nghiệm sản xuất, tính cần cù, siêng năng, uy tín, đạo đức của họ.

Giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay: Cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, tạo quan hệ mặt thiết với khách hàng nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho khách hàng trong sản xuất kinh

doanh để quá trình thu hồi nợ và lãi được dễ dàng hơn, từ đó loại trừ những nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro.

Phân tán rủi ro: đầu tư đa ngành nghề, chia nhỏ khoản tiền cho vay cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì cùng một thời điểm nhất định sẽ có nhiều khách hàng bị thua lỗ một lúc xảy ra lớn nên việc chia nhỏ số tiền cho vay và cho vay đa ngành nghề sẽ phân tán được rủi ro.

Cập nhật nắm bắt thông tin kịp thời: nghiên cứu tình hình biến động của nền kinh tế, nhất là những vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, tiến tới hiện đại hóa ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất đến kết quả kinh doanh của NHNoPTNT quận cái răng (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)