Chương 3: Giới thiệu chi nhánh ngân hàng nông nghiệp à phát triển nông thôn quận Cái Răng
4.2. Biến động lãi suất của NHNo & PTNT
4.2.2. Biến động của lãi suất cho vay
Để thấy được sự biến động của lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2006 đến quý 1 năm 2009. Hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng bởi vì ngân hàng phải chi trả lãi và thu nhập cũng từ lãi cho vay.
Bảng 11: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Thời gian Tốc độ
2006 2007 2008 Quý 1 2008
Quý 1 2009
2007/2006 (%)
2008/2007 (%) Doanh số cho vay 158.348 219.765 208.899
50 .167
74.
828 38,79 -4,94
Doanh số thu nợ 158.750 208.260 195.183
101.
372 86.534 31,19 -6,28
Dư nợ 142.704 154.209 167.925
103.
004
156.2
19 8,06 8,89
Nợ xấu 360 5.759 7.674 1.475 1.568 1499,72 33,25
(Nguồn phòng kinh doanh)
Doanh số cho vay có nhiều biến động tăng lên vào năm 2007 và giảm xuống năm 2008. Năm 2007 tăng lên 38,79% nguyên nhân là năm mà nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao sản xuất ổn định, thị trường nông sản cũng như bất động sản ổn định vì vậy nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao để gia tăng sản xuất hay mở rộng quy mô. Năm 2008, doanh số cho vay giảm 4,54% so với năm 2007. Do Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát làm cho lãi suất tăng kỷ luật, tăng lãi suất cho vay làm cho người vay không còn
mang lợi nhuận cao khi sử dụng vốn vay ngân hàng dẫn đến những hộ sản xuất nhỏ lẻ ngắn hạn đã hạn chế sử dụng vốn vay.
Doanh số thu nợ cũng có sự biến động theo doanh số cho vay. Tăng lên năm 2007 và giảm xuống năm 2008. Năm 2007 tăng lên 31,19% so với năm 2006 nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng lên đột ngột dẫn đến thu nợ tăng lên, tình hình kinh tế ổn định và giá cả mặt hạn nông sản ít biến động nên người dân làm ăn có lợi nhuận nhiều nên việc thu hồi vốn cũng thuận lợi hơn, nhờ sự cố gắng của các bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Năm 2008 thu nợ giảm 6,28% so với năm 2007 do doanh số cho vay giảm nhưng quan trọng nhất là năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp và tất cả các ngành nghề khác, sản xuất bị đình trệ gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản lại bắp bênh, nhưng chi phí sản xuất lại cao nên người dân không có lợi nhuận nên việc trả nợ ngân hàng hết sức khó khăn.
Dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng lên cụ thể: năm 2007 tăng lên 8,06% do doanh số cho vay tăng lên thêm vào đó là do dư nợ đầu kỳ còn nhiều, năm 2008 tăng lên 8,89% một phần do dư nợ cuối kỳ năm 2007 còn lại, và doanh số thu nợ năm 2008 không tốt, thu nợ giảm cũng góp phần tăng dư nợ.
Nợ xấu: ta thấy có sự khác biệt giữa năm 2006 và năm 2007, 2008. Từ năm 2006 trở về trước do sử dụng phần mền kế toán cũ nên nợ xấu do Ngân hàng có thể kiểm soát được và nợ qúa hạn chỉ tính gốc quá hạn không tính lãi. Nhưng khi sử dụng phần mền mới thì nợ xấu sẽ tự động chuyển chứ không do Ngân hàng có thể kiểm soát và sẽ chuyển tất cả gốc và lãi. Có xu hướng ngày càng tăng lên bởi vì tình hình sản xuất gặp khó khăn nên người dân không tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm mà giá cả cứ tăng giảm thất thường vì thế không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Trái lại, thị trường cung cấp các yếu tố cho HSXNo như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê mướn lao động,.. giá tăng nhanh một cách đột biến.
b. Phân tích biến động của lãi suất đối với cho vay
Quyết định lãi suất cho vay phụ thuộc phần lớn là vào lãi suất huy động, lãi suất vay vốn của ngân hàng. Do lãi suất huy động đã có nhiều biến động phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến lãi suất cho vay. Ngoài ra, cũng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác cho nên lãi suất cho vay.
Hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn hạn là chủ yếu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, cho vay trung hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao tương đương với 40%
tổng dư nợ của ngân hàng.
Bảng 12: LÃI SUẤT CHO VAY CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG Đvt: %
Chỉ tiêu
Thời gian Tốc độ
2006 2007 2008 Quý 1 2008
Quý 1
2009 2007/2006 2008/2007
Cho vay ngắn hạn 14,50 16,50 18,50 16 10,5 15,50 12,12
Đầu tư CK ngắn hạn 8,33 8,50 8,50 8,5 8,5 7,50 0.00
Cho vay trung hạn 15,50 17,50 19,50 13,88 10,5 12,9 11,43
Lãi suất trung bình 14,85 17,24 18,81 16,35 11,19 16,24 9,11 ( Nguồn phòng kinh doanh)
Lãi suất cho vay trung bình của ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng lên.
Cụ thể: Năm 2007 tăng lên 16,24%, năm 2008 tăng lên 9,11%. Nguyên nhân gia tăng của lãi suất đầu vào tăng làm tăng chi phí. Vì vậy, quyết định cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào mức chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào + mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, đối thủ cạnh tranh và chính sách của Chính phủ,…Nhưng ngân hàng muốn đạt lợi nhuận thì phải đảm bảo mức chênh lệch lãi suất cho phù hợp.
Lãi suất cho vay ngắn hạn giữ vai trò quan trọng nó quyết định đến thu nhập của ngân hàng. Nhìn chung thì lãi suất có xu hướng tăng lên trong 3 năm 2006-2008. Trong đó năm 2007 tăng lên 15,15%, năm 2008 tăng lên 12,12 %.
Nguyên nhân lãi suất cơ bản của NHNN ngày càng tăng lên 14% vào 10/ 2008 do ảnh hưởng của lạm phát. Ngoài ra còn do lãi suất huy động ngăn hạn cũng ngày càng tăng lên. Sau đây phân tích tình hình biến động của lãi suất cho vay ngắn hạn trong năm 2008 đến quý 1 năm 2009.
- 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00
Lãi suất cho vay (%/năm)
16,23 15,36 18,02 17,99 18,04 20,74 20,89 20,61 20,12 19,55 16,55 12,75 11,25 10,50 10,50 01/08 02/08 03/08 04/08 05/08 06/08 07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08 01/09 02/09 05/09
Hình 7: LÃI SUẤT CHO VAY NGẮN HẠN TỪ 01/2008 ĐẾN 05/2009 Lãi suất cho vay ngắn hạn biến động nhiều nhất là vào năm 2008. Lãi suất cho vay vào quý 3 năm 2008 đạt mức cao nhất từ trên 20%. Nguyên nhân vào thời điểm này thì tình hình kinh tế không ổn định nhất là tỷ lệ lạm phát không ngừng gia tăng NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 14%. Hơn thế nữa tình trạng lạm phát gia tăng NHNN thì thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, người dân thì hoang man họ không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà muốn đi vay nhiều hơn bởi vì lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát làm cho lãi suất thực bị âm. Chính điều này làm cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng bị thiếu hụt phải tăng lãi suất đầu vào lên, cũng đồng nghĩa phải tăng lãi suất cho vay lên.
Nhưng khi đến tháng đầu năm 2009 thì Chính phủ muốn ổn định nền kinh tế, gia tăng sản xuất sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Với chính sách kích cầu của Chính phủ bằng cách hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho người vay thuộc đối tượng những ngành nghề sản xuất, thương mại, dịch vụ,…Cùng với sự hỗ trợ lãi suất thì NHNN giảm mức lãi suất cơ bản xuống chỉ còn 7%. Chính những điều này đã làm cho mức lãi suất cho vay giảm xuống so với năm 2008.
Lãi suất cho vay trung hạn cũng có hướng tăng lên và đạt mức cao nhất là vào năm 2008. Nguyên nhân do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ ngân hàng đã hạn chế cho vay nhưng khi cho vay thì với mức lãi suất cao hơn, chi phí trả lãi tền gửi của khách hàng ngày càng gia tăng lên, người vay thì nhiều nhưng lượng vốn cung ra rất ít làm cho cầu vốn nhiều hơn cung. Nhưng vào năm 2009 thì lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm xuống để đáp ứng nhu cầu gia tăng sản xuất cho người dân.