- Giảm bớt hồ sơ, thủ tục trong cho vay, giảm phiền hà và chi phí cho khách hàng như chỉ đăng ký thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường một lần được sử dụng cho nhiều năm.
- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như cầu bê tông, lộ giao thông nối liền các phường, thị trấn trong quận nhằm thuận tiện cho việc đi lại của người dân để giao dịch với ngân hàng.
- Có những chính sách nhằm khuyến kích loại hình thương mại và dịch vụ phát triển. Giảm bớt thủ tục hành chính để thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Nguyệt – Thái Văn Đại (2008). Quản trị ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.
3. Bùi văn Trịnh, Thái Văn Đại, (2005). Bài giảng tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
4. Thái văn Đại, (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
5. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/04/24/2740/
6. http://www.agribank.com.vn/
7. http:// www.sbv.gov.vn/vn/CdeCNTT/tinCdeCntt.jsp?tin=599 - 117k
LỜI CẢM TẠ ******************
Trước tiên, em kính gởi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và tất cả thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần thiết để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đềtài.
Em chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng đã nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn Ban lãnhđạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với tình hình thực tế phù hợp với chuyên ngành của mình.
Cảm ơn tất cả những người thân và bạn bè đã động viên, giúp đở em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em gửi đến quý thầy cô, những ng ười thân yêu, bạn bè và các anh chị đang công tác ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng lời chào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Ngày …… tháng ….năm 2009 Sinh viên thực hiện
Vi Thị Đắng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài do chính tôi thực hiện. Các số liệu được thu thập trong chuyên đề hoàn toàn là sự thật. Tuyệt đối không copy sao chép bất cứ chuyên đề của những tác giả khác. Nếu có, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Ngày …… tháng ….năm 2009 Sinh viên thực hiện
Vi Thị Đắng
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUANTHỰC TẬP
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày …… tháng ….năm 2009 Thủ trưởng đơn vị
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày …… tháng ….năm 2009 Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày …… tháng ….năm 2009 Giáo viên phản biện
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năm 2008 tình hình khủng hoảng kinh tế xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Nó bắt đầu từ khủng hoảng tài chính của Mỹ và sau đó ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Namcũng bị tác động mạnh mẻ cụ thể: đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại năm 2008 tăng trưởng GDP chỉ có 6,5%, kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 20-21%, hệ thống tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn như lợi nhuận nhiều ngân hàng giảm xuống và thậm chi thua lỗ; nợ xấu tăng lên, thị trường hàng hóa- dịch vụ giảm do sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng,…Trước những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, ngay từ đầu năm Chính phủ đưa ra một loạt các giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa nhưng hậu quả khôn lường của “ Cơn bão tài chính”. Đến tháng 2/2009 Chính phủ thưc hiện chính sách tiền tệ và tài khóatrong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm nhằm kích cầu cho nền kinh tế tăng trưởng.
Thành phốCần Thơ là trung tâm kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long, có vị trí địa lý rất thuận lợi: nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, GDP của thành phố Cần Thơ đạt gần 14.000 tỉ đồng, tăng hơn 16% so với năm trước, dẫn đầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó khu vực I tăng 3,8%; khu vực II tăng 21,3%; khu vực III tăng 16,8%. Quận Cái Răng là một quận trung tâm của TP. Cần Thơ, nơi tập trung nhiều dân cư, khu công nghiệp, các công trình văn hóa xã hội,…đây là điều kiện tốt cho quận phát triển hơn nữa. Do trên địa bàn có nhiều dự án nên nhu cầu vốn trở nên cấp thiết, vấn đề đặt ra là phải gia tăng thị trường vốn, mở rộng dịch vụ và các hoạt động cần thiết. Tuy nhiên cần phải đảm bảo việc hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận, để làm được điều này thì Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính như huy động vốn và cung cấp vốn hiệu quả. Để thực hiện tốt nghiệp vụ này thì việc quản trị lãi suất chặt chẽ là một việc làm cấp thiết đối với các cấp lãnh đạo. Với mỗi quyết định tăng, giảm lãi suất như thế nào sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, đề tài “ phân tích tác động của
lãi suất đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng” là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2006 – 2008.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hính nguồn vốn và tài sảnnhạy cảm với lãi suất.
- Phân tích biến động của lãi suất bao gồm lãi suất huy động và cho vay - Phân tích tác động của lãi suất đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT Cái Răng, Tp. Cần Thơ 1.3.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT Cái Răng, Tp. Cần Thơ 1.3.3. Phạm vivềnội dung
Vì thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm:
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
- Phân tích các yếu tố tác động đến lãi suất của Ngân hàng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã thực hiện trước đây gồm có:
- Luận văn tốt nghiệp Châu Thị Nhãnđề tài “ Quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng” thực hiện vào năm 2006. Tác giả phân tich tình hình nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất, đánh giá ảnh hưởng của lãi suất đền thu nhập của ngân hàng, dự báo lãi suất trong tương lai.
- Tác giả Nguyễn Thị Hương Chầm, năm 2007. Luận văn tốt nghiệp : “tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh
tỉnh Kiên Giang”. Dùng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối và tốc độ tăng bình quân, tác giả phân tích tình hình biến động của lãi suất ảnh hưởng đến chi phí, thu nhập của ngân hàng cả bằng VND và USD, đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề về lãi suất a. Khái niệm về lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền phải trả so với số vốn gốc đãđi vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Thực chất của lãi suất là số tiền mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và lợi tức người cho vay có được đối với khoản tiền dư thừa trong khoản thời gian nhất định.
Lãi suất là giá cả của sản phẩm ngân hàng, nên có tác động trực tiếp đến giá trị tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Mọi sự thay đổi của lãi suất đều có thể tác động đến việc tăng giảm thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Nếu thu nhập từ lãi không lớn hơn chi phí về lãi thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro về lãi suất.
b. Ý nghĩa của lãi suất
Việc điều hành cơ chế theo lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng vừa bị chi phối bởi yếu tố thị trường, vừa chịu sự tác động từ những can thiệp của NHNN trong việc qui định và thay đổi các loại lãi suất. Mặc dù vẫn còn sự tồn tại của các biện pháp hành chính từ phía NHNN trong việc điều hành lãi suất nhưng không đáng kể. Và khi lãi suất là do thị trường quyết định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên và khó dự đoán. Khi lãi suất thị trường thay đổi liên tục trong thời gian vừa qua, cùng với hàng loạt những thay đổi trong việc ấn định lãi suất cơ bản thì chắc chắn rằng những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí trả lãi đối với tiền gửi và các nguồn vay của ngân hàng đều bị tác động.
Những thay đổi này có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng: làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, sự biến động của lãi suất tác động đến toàn bộ hoạt động và nguồn thu nhập cuối cùng của ngân hàng.Điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy cơ rủi ro lãi suất, nếu không có sự quan tâm thích đáng đến việc quản lý rủi ro lãi suất, không dự đoán được xu hướng biến động của lãi
suất thì các ngân hàng có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này, thậm chí đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản. Cho nên lãi suất trở thành trọng tâm chú ý đối với các ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh quận Cái Răng nói riêng nhằm xác định trạng thái nhạy cảm về lãi suất của ngân hàng, từ thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của loại rủi ro này.
c. Tác dụng của lãi suất
Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính cũng như tác động đến sản xuất kinh doanh. Lãi suất là đòn bẩy và là công cụ quản lý vĩ mô được ngân hàng Nhà Nước sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ - tín dụng và các chính sách kinh tế tài chính khác.
Lãi suất luôn có tác dụng hai mặt:
- Lãi suất thấp: Khuyến khích cho vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng có tác dụng ngược lại người dân khôngthích tiết kiệm, người ta muốn dùng tiền đi đầu tư nhiều hơn là gửi tiết kiệm, vì vậy nguồn vốntín dụngbị hạn chế.
- Lãi suất cao: Có tác dụng khuyến khích người ta gửi tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do áp lực lãi suất quá cao vàảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
c. Phân loại lãi suất
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người cho vay không tín đến sự biến động của giá trị tiền tệ.
- Lãi suất thực là lãi suất sau khi trừ đi sự biến động của giá trị tiền tệ như là lạm phát.
- Lãi suất cơ bản của ngân hàng bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng.
+ Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm.
+ Lãi suất cho vay được xác định trong mối tương quan với các yếu tố sau:
Lợi nhuận bình quân > Lãi suất cho vay > Lãi suất tiền gửi > Tỷ lệ lạm phát.
Theo Thông tư số 01/TTNH1 về hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách cho vay hộ sản xuất để phát triển Nông - lâm - ngư - nghiệp và kinh tế nông thôn có quy định về lãi suất như sau:
+ Các Tổ chức tín dụng cho vay hộ sản xuất theo cơ chế lãi suất linh hoạt, bảo đảm hiệu quả kinh doanh của các Tổ chức tín dụng và được người vay chấp nhận.
+ Các Tổ chức tín dụng cho vay bằng nguồn vốn huy động, mức cho vay bình quân cao hơn mức huy động bình quân, chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay phải bảo đảm chi phí hợp lý cho hoạt động của Tổ chức tín dụng, nộp thuế, bù đắp rủi ro và có tích luỹ trong khung lãi suất do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố.
Lãi suất cho vay = Lãi suất đi vay + Chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro +Thuế phải nộp + Tích luỹ.
Các Tổ chức tín dụng cho vay bằng nguồn vốn tài trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn được hưởng tỷ lệ phí theo quy định.
Mức lãi suất cho vay bằng nguồn vốn này do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công bố, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
Đối với khách hàng thuộc diện cho vay ưu đãi (Khách hàng vay vốn thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng dân tộc ít người) được giảm 30% mức lãi suất cùng loại.
Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, khách hàng vay phải chịu lãi suất phạt quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay cùng loại.
- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ.
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
Ảnh hưởng của chính sách nhà nước như thuế và chi tiêu của chính phủ - Chính sách thuế: Thuế tác động đến lãi suất cunag như các loại hàng hóa khác thông qua chính sách tiền tệ ( dự trữ bắt buộc) nhằm kiểm soát lượng cung tiền, kiểm soát lạm phát, nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định nên chính ách tiền tệ tác động mạnh mẻ đối với lãi suất. Như chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ vào năm 2008 ngân hàng Nhà Nước tăng lãi suất tái chiết khấu giảm
bớt khối lượng cung tiền cho các tổ chức tín dụng, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động của mình để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín dụng cảu ngân hàng.
- Chính sách chi tiêu của chính phủ: Vấn đề quan trọng là bội chi Ngân sách làm cho cầu quỹ cho vay tăng lên tác động làm cho lãi suất tăng lên. Để giải quyết vấn đề bội chi Chính phủ thường phát hành các giấy tờ có giá như trái phiếu. Lượng trái phiếu tăng lên làm cho giá trị thực sự của trái phiếu giảm từ đó làm cho lãi suất tăng lên.
Ảnh hưởng của lạm phát
Khi lạm phát tăng lên làm cho lương cung tiền của các ngân hàng giảm lại vì người dân không có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng vì tỷ lệ lạm phát tăng quá cao nếu gửi tiền vào ngân hàng thì họ sẽ bị lỗ vì lãi suất tiền gửi thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Do đó gây ra áp lực buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên. Nhưng trái lại, Về phía cầu tín dụng thì lại có xu hướng đi vay nhiều hơn để gia tăng sản xuất vì tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất cho vay vì vậyc ũng có tác dụng làm tăng mức lãi suất lên cao hơn.
Ảnh hưởng của cung- cầu quỹ cho vay
Cung quỹ cho vay bao gồm: các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của tất cả các cá nhân và tổ chức kinh tế.
Cầu quỹ cho vay bao gồm: nhu cầu vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng, bù đắp phần vốn thiếu hụt,..
Như vậy khi cung quỹ cho vay tăng lên thì lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại khi cung quỹ cho vay giảm thì lãi suất có xu hướng tăng lên.
Ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn
Rủi ro tác động cùng chiều với lãi suất khi rủi ro tăng cũng đồng nghĩa với lãi suất tăng lên. Vì vậy rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao. Ví dụ như lãi suất trái phiếu chính phủ thấp hơn lãi suất của tất cả các giấy tờ có giá còn lại bởi vì trái phiếu Chính phủ rất ít rủi ro.
Kỳ hạn sẽ tác động cùng chiều với lãi suất như kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, bởi vì thời hạnc àng dài thì sẽ gặp nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lạm phát,..)