Tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất đến kết quả kinh doanh của NHNoPTNT quận cái răng (Trang 35 - 39)

Chương 3: Giới thiệu chi nhánh ngân hàng nông nghiệp à phát triển nông thôn quận Cái Răng

4.1. Tình hình nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất

4.1.2. Tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất

Tình hình biến động tài sản của ngân hàng qua việc phân bố vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng cho thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như dự trữ tiền mặt, đầu tư chứng khoán, cho vay và các tài sản khác. Và xem xét quả trình phân bố trong từng giai đoạn có hợp lý hay không từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín

dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Các loại tài sản tại NHNo &

PTNT chi nhánh quận Cái Răng có cơ cấu tài sản như sau: Xem bảng 7.

Ta thấy, qui mô tổng tài sản của ngân hàng có sự thay đổi khác nhau qua từng năm, tổng tài sản của ngân hàng giảm trong năm 2006 và bắt đầu tăng từ năm 2007, sang năm 2008 qui mô tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng, tổng kết tổng tài sản của ngân hàng đã vượt qui mô năm 2007.

Trong tổng tài sản của ngân hàng, tài khoản sinh lời là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán… Cụ thể khoản mục này năm 2006 là 143.332 triệu đồng, chiếm 83,68% tổng tài sản. Năm 2007 ngân hàng có 149.887 triệu đồng, chiếm 81,5%.

Bước sang năm 2008, tổng tài sản sinh lời là 153.673 triệu đồng, chiếm 78,55%

tổng tài sản. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng qua các năm. Trong tổng tài sản sinh lời thì các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 97%, do đó sự thay đổi của hoạt động cho vay quyết định đến sự biến động của tài sản sinh lời. Vì vậy, tài sản sinh lời giảm trong năm 2006 và tăng lại trong năm 2007 theo sự biến động của hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Tổng tài sản sinh lợi của ngân hàng tiếp tục gia tăng vào quý đầu năm 2009 trong đó gia tăng nhiều nhất là sự gia tăng của tài sản có khả năng sinh lời bao gồm đầu tư chứng khoán và cho vay. Trong đó, cho vay quý 1 năm 2009 tăng lên do chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ làm người dân có xu hướng tăng vốn sản xuất nhiều hơn.

Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản phải thu, các khoản chênh lệch nợ thanh toán liên hàng, các khoản mua sắm tài sản cố định và các tài sản có khác của ngân hàng…. Nhìn chung tổng tài sản sinh lời từ năm 2006 đến năm 2007 của ngân hàng không có sự biến động lớn. Nhưng sang năm 2008, do ngân hàng đầu tư nhiều vào trang thiết bị để phục vụ hoạt động và từng bước xây dựng nên một ngân hàng hiện đại nên tài sản cố định của ngân hàng tăng.

Bảng 7: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

So sánh

2006 2007 2008 Qúy 1

2008

Qúy 1 2009

2007/2006 2008/2007 Quý1 2009/2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền mặt tại quỹ 2.003 2.275 2.532 2.886 2.731 272 13,58 257 11,30 -155 -5,37

Chứng khoán đầu tư 628 428 400 300 400 -200 -31,85 -28 -6,54 100 33,33

Cho vay khách hàng 142.704 149.459 153.673 103.004 156.219 6.755 4,73 4.214 2,82 53.215 51,66

+Ngắn hạn 88.880 92.664 100.314 81.077 114.994 3.784 4,26 7.650 8,26 33.917 41,83

+ Trung hạn 53.824 56.795 53.359 21.927 41.225 2.971 5,52 -3.436 6,05 19.298 88,01

Hoạt động thanh toán 24.497 30.447 36.232 24.871 7.414 5.950 24,29 5.785 19,00 -17.457 -70,19

TSCĐ&TSC khác 1.447 1.376 2.796 1.376 1.389 -71 -4,91 1.420 203,2 13 0,94

Tổng tài sản 171.279 183.985 195.633 132.437 168.153 12.706 7,42 11.648 6,33 35.716 26,97 (Nguồn phòng kinh doanh)

Tiền mặt tài quỹ của ngân hàng liên tục tăng là do tình hình kinh tế trên địa bàn ngày càng sôi động nên hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển, xuất phát từ nhu cầu giao dịch của khách hàng với ngân hàng ngày càng cao nên ngân hàng cần có lượng tiền mặt tại quỹ cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng. Từ đó cho ta thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng rất là cao.

b. Phân tích tài sản nhạy cảm với lãi suất

Bảng 8: TÀI SẢN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT

Đvt: Triệu đồng

( Nguồn phòng kinh doanh 2006, 2007, 2008)

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những khoản có thời hạn ngắn thông thường với kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…Kỳ hạn càng ngắn thì càng nhạy cảm với lãi suất càng cao, tức là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập của ngân hàng sẽ biến động theo. Trong bảng kết cấu tài sản thì khoản mục cho vay ngắn hạn và đầu tư chứng khoán ngắn hạn là hai khoản mục có độ nhạy cảm rất cao.

 Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống. Năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm xuống bởi vì ngân hàng thực hiện chiến lược đầu tư sang dịch vụ nhiều hơn, một phần do nhu cầu về tín dụng của người dân giảm sút đặc biệt là đối với hộ sản xuất nông nghiệp giảm là vì người nông dân gặp nhiều yếu tố bất lợi như: dịch bệnh H5N1, giá cả các mặt hàng nông sản rất bấp bênh.

- Sang năm 2007 cho vay ngắn hạn của ngân hàng có xu hướng tăng tình hình kinh tế ổn định người dân có nhu cầu vốn cao để phát triển kinh tế các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất và cá nhân đều tăng lên. Bên cạnh đó thì tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nên nhu cầu vốn để tái sản xuất gia tăng.

Chỉ tiêu

Thời gian So sánh

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Quý 1 2008

Quý 1

2009 2007/2006 2008/2007 Số tiền %

Số

tiền % Cho vay ngắn

hạn 88.880 92.664 100.314 81.077 114.994 3.784 4,26 7,65 8,26 Chứng khoán

ngắn hạn 600 400 400 400 400 -200 -33,33 0 0

Tổng tài sản

nhạy cảm 89.480 93.064 100.714 81.477 115.394 3.584 4,01 7,65 8,22

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của lãi suất đến kết quả kinh doanh của NHNoPTNT quận cái răng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)