PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hệ thống phân phối cho sản phẩm sữa chua ăn của chi nhánh công ty cổ phần sữa việt nam tại cần thơ (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp ở các năm 2007, 2008 và 2009 của Chi nhánh Công ty cổ phần Sữa Việt Nam tại Cần Thơ. Số liệu được thu thập từ công ty, các thông tin trên báo chí, truyền hình, internet, các nghiên cứu trước đây.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Phân tích dựa trên những số liệu thu thập được bằng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích thống kê và phương pháp phân tích chi tiết từ đó đưa ra các nhận xét và đánh giá vấn đề nhằm phục vụ, giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.

Mục tiêu 1 và 2: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh để phân tích thực trạng, hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống kênh phân phối của chi nhánh công ty cổ phần sữa Việt Nam tại Cần Thơ.

+ So sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) giữa số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

SVTH: Đặng Thanh Tuấn - 29 - MSSV: B070189

Y

% Y   x 100%

Y0

Phương pháp nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu trong thời gian nghiên cứu. Việc so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm cho thấy được sự tác động có liên quan đến các hoạt động trong phân tích. Từ đó có sự nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu.

+ So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ sau với kỳ trước để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế.

Y = Y1 - Y0

Ghi chú:

Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau

Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích.

Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích SWOT để đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sữa chua ăn cho chi nhánh công ty cổ phần sữa Việt Nam tại Cần Thơ.

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Sử dụng lý thuyết để phân tích. Đề tài phân tích kênh phân phối bao gồm người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng, các yếu tố tác động đến kênh phân phối. Từ việc nghiên cứu các yếu tố tác động để đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

Phân tích SWOT:

Khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty sẽ rút ra được các cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty, làm cơ sở cho việc hình thành và lựa chọn các phương án của công ty.

Ma trận SWOT là một công cụ giúp các nhà quản lý trong việc phân tích và đánh giá các yếu tố trên. Sau khi phân tích, dựa vào các yếu tố ta đưa ra các phương án chiến lược cho công ty.

Điểm mạnh (S): Là những gì mà công ty đã làm tốt hơn so với công ty khác hoặc chúng giúp là tăng khả năng cạnh tranh.

Điểm yếu (W): Là những gì mà công ty thiếu hoặc không có hoặc kém hơn so với công ty khác hoặc làm mất vị thế cạnh tranh của công ty.

Cơ hội (O): Là những điều kiện bên ngoài tác động có lợi cho công ty.

Đe doạ (T): Là những điều kiện bên ngoài gây bất lợi cho công ty, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.

* Các bước thành lập ma trận SWOT

(1) Liệt kê các cơ hội lớn từ bên ngoài của công ty (2) Liệt kê các đe doạ quan trọng bên ngoài công ty (3) Liệt kê các điểm mạnh cốt lõi của công ty (4) Liệt kê các điểm yếu của công ty

(5) Phối hợp SO: Kết các điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài để hình thành các phối hợp SO và ghi vào ô SO.

(6) Phối hợp ST: Kết hợp các điểm mạnh bên trong để tránh các đe doạ từ bên ngoài và ghi vào ô ST.

(7) Phối hợp WO: Kết hợp khai thác các cơ hội để khắc phục những điểm yếu của công ty và ghi vào ô WO.

(8) Phối hợp WT: Cố gắng làm giảm thiểu các điểm yếu của công ty và tránh né các nguy cơ và ghi vào ô WT.

SVTH: Đặng Thanh Tuấn - 31 - MSSV: B070189 Bảng 1: Mô hình ma trận SWOT

Môi trường bên trong

Môi trường bên ngoài

ĐIỂM MẠNH (S) Liệt kê những điểm mạnh 1.

2.

3.

ĐIỂM YẾU(W) Liệt kê các điểm yếu 1.

2.

3.

CƠ HỘI (O) Liệt kê các cơ hội 1.

2.

3.

Phối hợp SO Sử dụng các điểm mạnh

để tận dụng các cơ hội

Phối hợp WO Vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các

cơ hội

ĐE DỌA (T) Liệt kê các đe dọa 1.

2.

3.

Phối hợp ST Sử dụng điểm mạnh để

tránh né các đe doạ

Phối hợp WT Tối thiểu hoá điểm yếu

và tránh né các đe doạ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân tích hệ thống phân phối cho sản phẩm sữa chua ăn của chi nhánh công ty cổ phần sữa việt nam tại cần thơ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)