Công dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu Vai trò của công dân trong việc tố giác tội phạm (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC TỐ GIÁC TỘI PHẠM

3.1 Thực trạng và hạn chế của công dân trong việc tố giác tội phạm

3.1.2 Những hạn chế trong việc tố giác tội phạm

3.1.2.1 Công dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc tố giác tội phạm

3.1.2 Những hạn chế trong việc tố giác tội phạm

Trong thời gian qua, số lượng thông tin tố giác tội phạm mà người dân cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa phản ảnh hết các loại tội phạm xảy ra trên thực tế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công dân chưa nhận thức được vai trò của tố giác tội phạm, sợ sự trả thù từ người phạm tội hoặc người thân của người phạm tội; bất lợi của các hình thức tố giác tội phạm và pháp luật bảo vệ người tố giác chưa hoàn thiện.

3.1.2.1 Công dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc tố giác tội phạm

Việc công dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc tố giác tội phạm là do không hiểu biết pháp luật hoăc không có điều kiện tốt để tìm hiểu về pháp luật. Khi người dân hiểu rõ pháp luật thì công dân sẽ có trách nhiệm với tổ quốc. Việc phổ biến nâng cao tuyên truyền pháp luật được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, các phương tiện tuyên truyền như: sách báo, tuyên truyền qua truyền thanh, qua truyền hình, Internet, tuyên truyền viên… Không đảm bảo đưa thông tin pháp luật đến với người dân ở các vùng nông thôn, đặt biệt là các vùng xa xôi, hẻo lánh. Tuy nhiên trong các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật hiện nay chưa thật sự đạt hiệu quả. Trong các hình thức tuyên truyền pháp luật hiện nay chưa được chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư phù hợp dẫn đến tình trạng tuyên truyền phổ biến pháp luật vẫn còn hạn chế.

Hạn chế đối với tủ sách pháp luật

Việc xây dựng tủ sách pháp luật ở các địa phương không đảm bảo hiệu quả. Người dân đọc sách pháp luật không nhiều, không ai đến đọc hoặc chỉ để trong tủ. Xây dựng tủ sách pháp luật ở các địa phương chỉ là một trong các phong trào làm tiêu chuẩn để được công nhận xã, phường văn hóa. Xây dựng tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn...

Trên thực tế chỉ là hình thức để chạy theo phong trào, hầu như người dân chưa tiếp cận được do họ không có nhu cầu tìm hiểu, chưa tự nhận thức được mình tìm hiểu để làm gì… Một số khác do sự tuyên truyền pháp luật còn hạn chế nên thậm chí người dân

không biết nơi có sách mình có thể mượn. Hiện nay tủ sách pháp luật chưa được bổ sung kịp thời sách báo, tài liệu pháp luật mới. Không thường xuyên rà soát hệ thống hóa sách, tài liệu pháp luật. Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước đồng thời huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các tủ sách pháp luật chưa được sự quan tâm đúng mức.

Hạn chế từ đài truyền thanh cơ sở

Nhìn chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất của đài truyền thanh cơ sở còn lạc hậu, xuống cấp. Các đài truyền thanh cơ sở trong mùa mưa, trụ đổ ngã, đường dây hỏng không đủ điều kiện thay thế; máy phát FM lâu năm không đủ chất lượng nên công suất giảm, diện phủ sóng bị thu hẹp; thậm chí một số đài trong một thời gian không thể hoạt động được. Trong đó, hệ thống đài truyền thanh ở các nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều người dân xuống cấp nghiêm trọng. Một số xã chưa bố trí được cán bộ phụ trách công việc thông tin truyền thanh nên việc nắm bắt thông tin ở cơ sở và đưa thông tin đến cơ sở thiếu và không kịp thời. Bên cạnh việc thiếu người làm công tác truyền thanh, việc đào tạo chuyên môn cho lực lượng phóng viên còn rất hạn chế. Kinh phí hoạt động của các trạm truyền thông cơ sở đang là vấn đề nan giải hiện nay, khi xây dựng các trạm truyền thanh này, nguồn vốn chủ yếu là của các chương trình, dự án. Sau khi hoàn thành thì bàn giao cho xã, thị trấn đưa vào sử dụng. Nguồn kinh phí từ ngân sách đảm bảo cho việc duy tu, bảo dưỡng chưa được quan tâm ghi vào kế hoạch hằng năm. Vì vậy có trạm hư hỏng đã nhiều năm, nhưng không có kinh phí sửa chữa. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở thời gian qua cũng còn nhiều khó khăn, bất cập như: hầu hết cán bộ còn thiếu và yếu về chuyên môn; hạ tầng kỹ thuật, thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu, và không đồng bộ; kinh phí hoạt động hạn chế. Đặc biệt là đời sống của cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở còn nhiều khó khăn. Ngoài mức phụ cấp rất thấp, cán bộ của đài truyền thanh cơ sở không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của các phương tiện truyền thông chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Đài truyền hình và báo chí chưa làm hết chức năng

Hiện nay, tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều có đài phát thanh truyền hình và Cơ quan báo chí. Đây là sự lãng phí nghiêm trọng nếu đài truyền hình và báo chí không làm tốt chức năng của mình. Nếu nhìn nhận một cách sâu xa thì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của người dân. Vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của các phương tiện truyền thông và trên báo chí chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Có tình trạng đó là do nội dung giáo dục pháp luật chưa sâu, thời

lượng phát sóng các chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật có thời gian ít, và mỗi tuần chỉ phát sóng một lần chưa thật thiết thực với đời sống của người dân. Hình thức giáo dục tuy đã có sự tìm tòi, sáng tạo, thể hiện hình thức phong phú song vẫn chưa thật đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc sống. Tất cả đều do người làm công tác tuyên truyền trong đài truyền hình và báo chí còn những hạn chế về trình độ pháp luật, về khả năng thể hiện. Khắc phục điều đó, nhà báo cần thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Bản thân coi việc tự học, tự trang bị kiến thức pháp luật là một đòi hỏi nghề nghiệp cao, một ý thức trách nhiệm xã hội lớn đối với nhà báo hiện nay.

Hạn chế trong việc sử dụng mạng thông tin điện tử của người dân

Mạng thông tin điện tử (Internet) là phương tiện truyền thông có thể nói là tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân mang lại hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, nếu có mạng thông tin được kết nối với các vùng nông thôn thì việc này sẽ giúp họ thay đổi được tư duy, tiếp cận kiến thức pháp luật dễ dàng. Song vấn đề ở chỗ, chi phí cho kết nối và máy tính phải ở mức độ người dân nông thôn chấp nhận được;

bên cạnh đó công nghệ cũng không quá phức tạp để nhiều người có thể dễ dàng sử dụng.

Hiện nay, ở các trung tâm bưu điện xã phần lớn chưa có máy tính hoặc nếu có thì những máy tính này không sử dụng dịch vụ Internet. Do các bưu điện xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm máy hoặc đang chờ hỗ trợ kinh phí từ cấp trên. Thế nhưng hiện nay Internet chưa về được các vùng nông thôn sâu, vùng biên giới, đây cũng chính là một thiệt thòi và sự hiểu biết pháp luật của người dân. Và trong bối cảnh hiện nay, nhà nước và các tố chức đang có những biện pháp đưa Internet về vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân có thể sử dụng Internet để tìm hiểu kiến thức pháp luật thật không dể dàng trong khi người dân còn hạn chế về nhiều mặt. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết của người dân một phần là do việc sử dụng Internet của người dân còn hạn chế hoặc nếu biết thì chỉ quanh quẩn một số trang website, không tìm được các trang website về pháp luật. Bên cạnh đó các trung tâm bưu điện văn hóa xã chưa trang bị được nhiều máy tính có sử dụng Internet.

Hạn chế từ đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên

Cuộc sống của những cán bộ tuyên truyền này gần giống với cuộc sống của các người dân. Hiện nay, cuộc sống của những người làm công tác tuyên truyền pháp luật ở địa phương vẫn còn thấp, có khi chưa đạt đến hộ giàu, thậm chí có các gia đình tuyên truyền viên có mức sống đủ ăn. Có thể do ảnh hưởng cuộc sống mà các tuyên truyền viên này không làm tròn nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho người dân. Lực lượng hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật hiện nay còn rất ít. Một xã chỉ có một vài cán bộ hoạt động, trong khi đó địa bàn của các xã tương đối rộng lớn, người dân sống rãi rác khắp nơi

không tập trung như các khu dân cư. Cán bộ tuyên truyên viên pháp luật trình độ không cao, có người mới tốt nghiệp Trung hoc cơ sở và cao hơn là tốt nghiệp phổ thông. Các cán bộ tuyên truyền này ít được tập huấn chuyên môn nên các cán bộ tuyên truyền viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc phổ biến pháp luật, việc cập nhật những quy định pháp luật mới của cán bộ không được thường xuyên. Cán bộ hoạt động chính trong lĩnh vực tuyên truyền pháp luật không có, có người tham gia được vài tháng thì không tham gia đội tuyên truyền nữa. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật huyện và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật các xã hầu hết là kiêm nhiệm nên đôi nơi, đôi lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật xuống cơ sở còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao. Qua những khó khăn nêu trên sẽ tạo cho các cán bộ tuyên truyền viên không nhiệt tình tham gia công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Một số hạn chế của phiên tòa xét xử lưu động trong công tác tuyên truyền pháp luật

Phiên tòa xét xử lưu động có thể nói mang lại hiệu quả cao trong việc tuyên truyền pháp luật cho người dân trong cả nước. Từ phiên tòa xử lưu động hiếm hoi từ trước đến nay, hầu như địa phương nào trong cả nước cũng đều áp dụng mô hình phiên tòa xét xử lưu động bởi thấy được nhiều yếu tố tích cực từ những phiên tòa này đem lại. Bên cạnh mặt tích cực thì phiên tòa lưu động còn một số khó khăn hạn chế nên việc xét xử không thường xuyên, mà phiên tòa xét xử chỉ xét xử những tội phạm thường xuyên xảy ra trên một địa bàn nên hiệu quả của việc tuyên truyền pháp luật không cao. Xét xử lưu động lúc nào cũng thu hút được nhiều người dân theo dõi. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại yếu kém trong việc tổ chức hoạt động xét xử như: Việc tổ chức phiên toà theo tinh thần cải cách chưa được toàn diện, khâu tranh tụng tại phiên toà chưa có chuyển biến nhiều, việc xét hỏi, tranh tụng vẫn mang nặng tính truyền thống. Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà còn yếu, kết quả tranh tụng giữa Luật sư và Kiểm sát viên chưa được coi trọng đúng mức. Việc xét xử lưu động còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Chủ trương tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân cấp huyện chưa được triển khai hiệu quả, các ngành chưa có sự chuẩn bị chủ động các điều kiện cần thiết cho các địa bàn được tăng thẩm quyền, như: biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc. Kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan Tư pháp, hỗ trợ Tư pháp từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng theo yêu cầu của thực tiễn. Phương tiện máy móc phục vụ công tác của các cơ quan Tư pháp, hỗ trợ Tư pháp đã lạc hậu, xuống cấp, hư hỏng nhiều; Lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư

pháp tỉnh và các huyện, thị xã vẫn chưa được trang bị xe đặc chủng để dẫn giải bị can, bị cáo, bắt bị cáo đang tại ngoại, bảo vệ phiên toà xét xử lưu động.

Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương

Để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân mang lại hiệu phải cần có sự quan tâm thỏa đáng của chính quyền địa phương. Ở một số địa phương tuy có tủ sách pháp luật, đài truyền thanh cơ sở, đài truyền hình và báo chí... Nhưng sự đầu tư kinh phí hoạt động còn hạn chế cũng do nhiều nguyên nhân như: các cấp trên không hỗ trợ cho cấp dưới để hoạt động. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thực hiện tuyên truyền pháp luật chưa nhịp nhàng với nhau. Hiện nay, ở các vùng nông thôn sân chơi cho người dân không có, trong khi đó sân bưu điện văn hóa xã thì không có nhiều chương trình để tập hợp người dân lại. Vì vậy các chính quyền địa phương phải tạo ra những sân chơi bổ ích lành mạnh nhiều hơn nữa để các người dân tham gia. Thông qua các chương trình trò chơi chúng ta có thể lồng ghép kiến thúc pháp luật vào đó.

Một điều không thể phủ nhận, ngày nay đời sống của người dân đang được nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên của trình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Công dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật có những tiến bộ rõ rệt. Họ đã tiếp thu khá nhiệt tình, tích cực sự tuyên truyền pháp luật từ phía các cơ quan, ban ngành cũng như hưởng ứng nhiệt tình các cuộc vận động pháp luật. Vì vậy, công dân đã nhận thức sâu sắc hơn hành vi của mình để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật.

Như vậy, công dân chưa nhận thức được vai trò của mình trong việc tố giác tội phạm là do những hạn chế về ý thức pháp luật của công dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, là do trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn hạn chế nhất là ở những vùng nông thôn miền núi, vì vậy nên trình độ nhận thức pháp luật của công dân kém. Công tác tuyên truyền pháp luật cho người chưa toàn diện, chưa sâu rộng và chưa hiệu quả. Những hành vi vi phạm pháp luật của người dân có thể do không nhận thức được hành động của mình, có thể nhận thức được nhưng vẫn cố tình vi phạm vì mục đích cá nhân. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự tác động của tư tưởng, tâm lý xã hội tiêu cực, lạc hậu.

Một phần của tài liệu Vai trò của công dân trong việc tố giác tội phạm (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)