Thực trạng và hạn chế trong việc giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu Vai trò của công dân trong việc tố giác tội phạm (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC TỐ GIÁC TỘI PHẠM

3.2 Thực trạng và hạn chế trong việc giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm

3.2 Thực trạng và hạn chế trong việc giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm

3.2.1 Thực trạng giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm, các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong cả nước đã đề ra nhiều biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực này. Để công tác giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm càng thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn thì mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng được tăng cường, thống nhất bằng quy chế phối hợp hoạt động. Vì thế, năm 2009 - 2010, các Viện kiểm sát nhân dân trong cả nước đã chủ động phối hợp với các Công an cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế về mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết các vụ án. Kết quả trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra Thành phố Đà Nẵng; Thành Phố Thái Nguyên và Tỉnh Quảng Ninh; Tỉnh Hà Tĩnh; Tỉnh Sơn La; Tỉnh Bình Dương; Tỉnh Đồng Nai; Tỉnh An Giang đã giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm đã đạt được một số kết quả.

Thành phố Đà Nẵng: Ngày 27-1-2010, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng tổ chức tổng kết công tác năm 2009, triển khai kế hoạch công tác năm 2010. Ngành kiểm sát Thành phố đã làm tốt công tác kiểm sát, xử lý tin báo tội phạm; đã thụ lý 891 tin báo, đã giải quyết 625 tin, trong đó đã khởi tố 474 vụ, xử lý hành chính 61 vụ, không khởi tố vụ án 90 vụ, chuyển theo thẩm quyền 32 vụ và đang tiếp tục giải quyết. Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố các vụ án hình sự, Viện kiểm sát đã xử lý 597 vụ với 1.119 bị can. Truy tố 574 vụ án với 1.050 bị can, đạt tỷ lệ 95,5%31.

Thành Phố Thái Nguyên: Trong 6 tháng đầu năm 2010 tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên về cơ bản được giữ vững, tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Tổng số án mà Viện Kiểm sát Thành phố Thái Nguyên khởi tố trong 6 tháng là 192 vụ/247 bị can, giảm 21 vụ/53 bị can so với cùng kỳ. Trong đó, án khởi tố nhiều nhất là tội về xâm phạm sở hữu 66 vụ/89 bị can. Tiếp đến là tội phạm về ma tuý, 6 tháng Viện Kiểm sát Nhân dân T.P Thái Nguyên cũng đã khởi tố 63 vụ/68 bị can, tăng 18 vụ/16 bị can so với cùng kỳ. Thực hành quyền công tố, kiểm sát

31Theo http://www.baodanang.vn/vn/print/28769/index.html, (truy cập ngày 10/8/2010).

điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trong kỳ Viện đã chỉ đạo cán bộ, kiểm sát viên đổi mới các biện pháp tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, nắm chắc tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn quản lý. Đã tiến hành kiểm sát 300 tin báo, tố giác tội phạm, trong đó đã giải quyết xong 210 tin, đang giải quyết 90 tin32.

Tỉnh Quảng Ninh: Báo cáo công tác kiểm sát năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Quảng Ninh tại kỳ hợp thứ 17 Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa XI (Số liệu từ 01.12.2008 đến 31.10.2009). Kiểm sát việc xử lý tin báo tố giác tội phạm: Viện kiểm sát 2 cấp chủ trì các ngành trong khối nội chính sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp trong tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Xây dựng được biểu mẫu thống kê chung giữa các ngành. Kiểm sát việc phân loại, xử lý 1521/1621 tin, trong đó khởi tố hình sự 933 vụ. Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 12 vụ án, kiến nghị về việc chậm giải quyết tin báo tố giác tội phạm, đều được Cơ quan điều tra thực hiện33.

Tỉnh Hà Tĩnh: Sáng ngày 18-1-2010, Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nghị tổng kết công tác kiểm sát năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010. Năm 2009, ngành kiểm sát Hà Tĩnh kiểm sát Cơ quan điều tra xử lý 515/578 tin báo tội phạm, yêu cầu khởi tố 14 vụ, 21 bị can; từ chối phê chuẩn, bắt tạm giam 4 trường hợp, kiểm sát khám nghiệm hiện trường, tử thi 4 trường hợp. Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, ngành kiểm sát 2 cấp đã tham gia 519 vụ, 885 bị can; đề nghị truy tố 408 vụ, 675 bị can và đình chỉ điều tra 12 vụ, 16 bị can, tạm đình chỉ điều tra 30 vụ, 30 bị can34.

Tỉnh Sơn La: Ngày 21-1- 2010, Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát năm 2009 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2010. Năm 2009, Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp đã phối hợp với các Cơ quan điều tra, Biên phòng, Kiểm lâm, thanh tra kiểm sát hơn 1.558 tin báo, tố giác tội phạm; khởi tố 1.459 vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, không xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm. Thụ lý kiểm sát điều tra 1.695 vụ 2.622 bị can, giảm 212 vụ 313 bị can so năm 2008; kết thúc điều tra đề nghị truy tố 1.450 vụ 2.256 bị can, trong năm đã phối hợp với ngành Công an, Tòa án xác định và truy tố 26 vụ án trọng điểm, đã xét xử 23 vụ35.

Tỉnh Bình Dương: Năm 2009, hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đối với các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự không để xảy ra oan sai. Trong năm, số người bị bắt, tạm giữ phải xử lý là 1.917 người, đã phân loại xử lý 1.876 trường hợp, đạt 98%; trong đó khởi tố hình sự 1.622 trường hợp, trả tự do xử lý hành chính 254 người, đang tiếp tục giải quyết 41 trường hợp.

Trong năm, ngành kiểm sát cũng đã thực hiện tốt trách nhiệm của lãnh đạo, kiểm sát viên

32Theo http://www.baothainguyen.org.vn/home/Newsdetail.aspx?cid=101&id=11662, (truy cập ngày 31/8/2010).

33Theo http://www.qnp.vn/vn/news/TAILIEU/15551.aspx, (truy cập ngày 10/8/2010).

34Theo http://www.hatinh24h.org/index.php?cmd=act:news?newsid:11438, (truy cập ngày 10/8/2010).

35Theo http://www.baodientusonla.com.vn/NewsDetail.Asp?id=16406, (truy cập ngày 10/8/2010).

trong việc tiếp công dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Cụ thể là đã tiếp 421 lượt công dân, tiếp nhận 738 đơn, trong đó đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của viện là 216 đơn, đã giải quyết 206 đơn, còn lại đang xem xét giải quyết36.

Tỉnh Đồng Nai: Trong công tác kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra và xét xử án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Đồng Nai. Năm 2009, Viện kiểm sát nhân dân đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự sơ thẩm 2.036 vụ/3.758 bị cáo, kiểm sát điều tra 2.615vụ/4.781 bị can. Đối với công tác kiểm sát xử lý tin báo về tội phạm đã có chuyển biến tích cực so với năm 2008. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, huyện đã kiểm sát thụ lý giải quyết 2.170 tin của cơ quan điều tra. Đã yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 16 vụ án, kiểm sát trực tiếp 5 cơ quan điều tra37.

Tỉnh An Giang: Đối với Tỉnh An Giang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh vừa tổng kết công tác kiểm sát năm 2009 và triển khai những nhiệm vụ trọng tâm năm 2010. Năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã ra quyết định khởi tố 413 vụ, 657 bị can; tội phạm tham nhũng 3 vụ, 15 bị can; tội phạm trật tự xã hội 292 vụ, 415 bị can; tội phạm hình sự xử lý 563 tin từ quần chúng tố giác và khởi tố 414 vụ. Đặc biệt, hai cấp kiểm sát đã tập trung giải quyết dứt điểm tất cả án tồn động. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp Tòa án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm 756 vụ, với 1.198 bị cáo, trong đó có 193 vụ xét xử lưu động nhằm tuyên truyền pháp luật, tạo tính răn đe38.

Qua số liệu cụ thể của những tỉnh và thành phố nêu trên. Có thể nói, trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh trên khắp cả nước đã có nhiều cố gắng tính cực, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý các thông tin tố giác tội phạm mà công dân cung cấp, kịp thời đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với những hành vi vi phạm, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Tuy nhiên tình hình tội phạm trên cả nước còn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng nhưng số lượng thông tin tố giác tội phạm còn ở mức thấp, mặt khác thông tin tố giác chậm, thiếu chính xác gây khó khăn trong việc phát hiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến giai quyết và kiểm sát thông tin tố giác tội phạm.

3.2.2 Những hạn chế trong việc giải quyết, kiểm sát thông tin tố giác tội phạm 3.2.2.1 Những hạn chế trong việc giải quyết thông tin tố giác tội phạm

36Theo http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails.aspx?newsid=3019, (truy cập ngày 10/8/2010).

37Theo http://hdnd.dongnai.gov.vn/thongtin - hoatdong/tiep_xuc_cu_tri_hd_chat_van/mlnews.2009-11- 25.8649311315, (truy cập ngày 10/8/2010).

38Theo http://www.angiang.gov.vn, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang: Đảm bảo thực hiện nghiêm minh quyền công tố, kiểm sát, (truy cập ngày 10/8/2010).

Giải quyết thông tin tố giác tội phạm là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh mà công dân cung cấp có chính xác không. Nội dung mà cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra xác minh là tất cả hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà công dân cho rằng đó là tội phạm cần báo cho nhà chức trách. Khi tiếp nhận nội dung thông tin tố giác, Cơ quan điều tra phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Nếu tiến hành kiểm tra xác, xác minh mà thấy nội dung tố giác là có tội phạm thì tiến hành khởi tố, nếu thuộc trường hợp thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra xác minh thông tin tố giác tội phạm Cơ quan điều tra gặp một số khó khăn.

Thứ nhất, về thời hạn và nhiệm vụ giải quyết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì thời hạn giải quyết thông tin tố giác tội phạm tối đa là hai mươi ngày... đối với những thông tin tố giác tội phạm phức tạp cần xác minh nhiều nơi thì không quá hai tháng. Luật quy định như trên nhưng rất nhiều thông tin tố giác giải quyết không đúng thời gian quy định, mà thường quá hạn, cá biệt còn có trường hợp kéo dài nhiều năm. Có trường hợp khi tiếp nhận thông tin tố giác, Điều tra viên không tiến hành một hoạt động điều tra nào.

Thứ hai, vi phạm về việc không khởi tố vụ án hình sự để điều tra xử lý: Nhiều trường hợp thông qua công tác kiểm sát trực tiếp, Viện kiểm sát nhận thấy có đầy đủ dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thậm chí khởi tố bị can, nhưng Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để xử lý. Một số trường hợp sau tiếp nhận thông tin tố giác, Cơ quan điều tra không tiến hành xác minh làm rõ và ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đồng thời chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để kiểm sát thông tin tố giác. Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhận thấy việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự là không có căn cứ, vì có dấu hiệu tội phạm. Viện kiểm sát hủy quyết định không khởi tố vụ án hính sự và yêu cầu Cơ quan điều tra là rõ để khởi tố vụ án điều tra xử lý nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.

Thứ ba, không thực hiện hoặc chậm tiến hành việc trưng cầu giám định: Trưng cầu giám định là để làm cơ sở xử lý thông tin tố giác tội phạm. Sau khi tiếp nhận thông tin tố giác Cơ quan điều tra không tiến hành trưng cầu giám định để giải quyết trường hợp này thường xảy ra đối với các thông tin tố giác tội phạm về giao thông, cố ý gây thương tích, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm sở hữu...

Thứ tư, do Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định việc chuyển thông tin t giác tội phạm. Do đó, đối với các Cơ quan điều tra còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau như việc cấp tỉnh tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm và tội phạm thuộc thẩm

quyền xử lý ở cấp tỉnh nhưng Cơ quan điều tra cấp tỉnh không khởi tố vụ án mà ra quyết định chuyển vụ án về huyện và chuyển thông tin tố giác về Cơ quan điều tra cấp huyện để kiểm tra, xác minh và ngược lại.

3.2.2.2 Những hạn chế trong việc kiểm sát thông tin tố giác tội phạm

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát là một trong những cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tội phạm do công dân cung cấp sau đó chuyển đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để xác minh, kiểm tra lại. Tại khoản 1 Điều 103 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Trong thời gian qua Viện kiểm sát đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tiếp nhận đầy đủ, kịp thời các tố giác tội phạm của công dân từ nhiều nguồn khác nhau và dưới nhiều hình thức. Song các hình thức để Viện kiểm sát tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm hiện nay còn hạn chế, bất cập, điển hình là:

Viện kiểm sát chủ yếu tiếp nhận các thông tin tố giác tội phạm bằng nhiều hình thức: Công dân trực tiếp đến Viện kiểm sát tố giác tội phạm hoặc gởi đơn tố giác tội phạm qua đường bưu điện hoặc gởi đến hòm thư tố giác tội phạm đặt tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Ngoài ra, Viện kiểm sát còn nắm được kiến nghị khởi tố do cơ quan thanh tra chuyển đến cơ quan điều tra có thẩm quyền và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tuy nhiên, số lượng các thông tin tố giác tội phạm chuyển đến Viện kiểm sát không nhiều và chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng số tội phạm xảy ra trên địa bàn. Hạn chế này một phần do người cung cấp thông tin tố giác tội phạm chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát: một phần chưa có cơ chế pháp lý chặt chẽ quy định việc Viện kiểm sát trực tiếp tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm từ các nguồn khác nhau.

Các thông tin tố giác tội phạm mà Viện kiểm sát nắm được hiện nay chủ yếu do Cơ quan điều tra cung cấp thông qua cuộc họp giao ban định kỳ và qua công tác kiểm sát việc khám nghiệm, kiểm sát việc bắt, tạm giam giữ. Hạn chế của hình thức này là nhiều trường hợp Cơ quan điều tra chưa cung cấp, trao đổi đầy đủ, kịp thời các thông tin tố giác về tội phạm cho Viện kiểm sát, có trường hợp Viện kiểm sát nắm được thông tin tố giác khi Cơ quan điều tra đã khởi tố hoặc đề nghị phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ nên Viện kiểm sát không chủ động trong việc nắm bắt thông tin tố giác tội phạm.

Ngoài ra, Viện kiểm sát còn nhận thông tin tố giác từ các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển và một số cơ quan thuộc lực lượng Công an nhân dân…

Do nhiều lực lượng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, trong khi cơ chế cung cấp thông tin tố giác tội phạm không đồng bộ, chặt chẽ nên Viện kiểm sát không thể kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm của tất cả các lực lượng này trong thực tế.

Do Viện kiểm sát không nắm được đầy đủ, kịp thời các thông tin tố giác tội phạm xảy ra thuộc thẩm quyền kiểm sát của mình, nên nhiều trường hợp việc nắm bắt thông tin về tình hình vi phạm, tội phạm chỉ để có số liệu phục vụ báo cáo định kỳ mà không có sự tác nghiệp đầy đủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát. Thực tế cho thấy những lý do khác nhau, nên có trường hợp khi đã phát hiện được đối tượng gây án hoặc có kết luận giám định thương tích… Cơ quan điều tra mới khởi tố, nên việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn, nhiều trường hợp không chứng minh được tội phạm.

Một phần của tài liệu Vai trò của công dân trong việc tố giác tội phạm (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)