Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại sở y tế thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.5. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số nước trong quản lý tài chính các cơ

1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước

Bắt đầu từ thập niên 1970 và 1980, nhiều nước phát triển đã bắt đầu thực hiện các công cuộc cải cách về quản lý tài chính công, cụ thể là cải cách quản lý tài chính trong các cơ quan nhà nước đề nâng cao kết quả hoạt động của các cơ quan này, thông qua việc tăng cường tính hiệu quả, hiệu suất và chất lượng các dịch vụ công.

Mặc dù có nhiều biến thể tùy thuộc và quốc gia và bối cảnh chính trị, quản lý chi NSNN ở các nước có chung đặc điểm chính là tăng cường kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương nhằm mục tiêu tiết kiệm ngân sách, đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ngân sách, cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động và linh hoạt hơn trong việc phân bổ lại các nguồn kinh phí trong phạm vi các khoản mục ngân sách; lập, phân bổ dự toán NSNN đối với các cơ quan nhà nước theo hướng dựa trên kết quả đầu ra, tăng cường mở rộng các hệ thống thông tin tài chính được vi tính hóa để tạo thuận lợi cho trách nhiệm giải trình…[17]

*Kinh nghiệm của Singapore về quản lý chi NSNN dựa theo kết quả đầu ra:

Nhận thấy những hạn chế trong phương thức quản lý ngân sách theo yếu tố đầu vào, Chính phủ Singapore đã thực hiện cuộc cải cách ngân sách theo hướng nới lỏng kiểm soát đầu vào, kiểm soát chi phí sang kiểm soát kết quả đầu ra. Nguyên lý cơ bản của lập ngân sách theo kết quả đầu ra của Singapore là đòi hỏi các cơ quan nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện tự chủ tài chính linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hơn.

Phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra giúp cho quyết định của các nhà quản lý có cơ sở hơn, công khai, minh bạch hơn, tăng cường tính hiệu quả sử dụng ngân sách, tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào để đạt được đầu ra như mong muốn.

Một cơ quan được xem là tự chủ về tài chính khi có các yếu tố cơ bản làm cơ sở cho việc lập ngân sách theo kết quả đầu ra như sau:

- Xác định được trước mục tiêu công việc và sản phẩm đầu ra: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ được làm rõ hơn vì hàng năm họ phải xác định trước đầu ra và đặt rõ mục tiêu công việc trình lên Bộ trưởng, ngân sách được phân bổ trên cơ sở điều chỉnh tăng dự toán theo một tỷ lệ nhất định so với dự toán thực hiện năm trước. Việc điều chỉnh này sẽ bù đắp cho sự gia tăng về chi phí đầu vào như tănggiá.

- Có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra: Theo cơ chế điều hành ngân sách dựa trên yếu tố đầu vào, nguồn vốn ngân sách cấp nếu cuối năm không sử dụng hết thì phải hoàn trả ngân sách. Do đó, các bộ, ngành có xu hướng cố gắng sử dụng hết nguồn ngân sách thừa trước khi kết thúc năm tài khóa. Để khuyến khích hoạt động có hiệu quả hơn, theo phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, các cơ quan thực thiện đạt và vượt mục tiêu ban đầu đề ra sẽ được phép giữ lại phần ngân sách thừara.

- Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ được trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự và tài chính trong phạm vi ngân sách đượcduyệt.

Ở Singapore, người ta thường sử dụng 5 chỉ số khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động của một cơ quan, đơn vị tự chủ tài chính áp dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, đó là: Kết quả tài chính; số lượng sản phẩm đầu ra; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động

* Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của Cộng hòa Pháp:

Nền hành chính Pháp đã thực hiện cuộc cải cách chuyển từ quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra đã tạo ra một thay đổi căn

Trường Đại học Kinh tế Huế

bản trong quản lý tài chính. Vấn đề chú trọng không chỉ là chi tiêu như thế nào mà còn là mục đích chi tiêu và chi thế nào cho hiệuquả.

Đến năm 2001, Luật Ngân sách đã được ban hành nhằm khắc phục và sửa đổi những điểm chưa hợp lý trong Luật ngân sách năm 1999, với mục tiêu nâng cao vai trò của Nghị viện trong quá trình lập và thông qua ngân sách, áp dụng các khái niệm kết quả, hiệu quảvà minh bạch trong phương thức quản lý ngân sách.

Luật Ngân sách 2001 cũng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSNN. Đó là phân bổ ngân sách một cách tổng thể hơn theo các chương trình; các nhà quản lý ở đơn vị mình được tự do phân bổ lại kinh phí theo bản chất từng loại kinh phí. Đồng thời đặt ra các chỉ số đo kết quả của việc thực hiện các chính sách chi tiêu công do Nhà nước tài trợ; việc đo lường kết quả của các chính sách thông qua đánh giá tình hiệu quả của nó, chất lượng dịch vụ và năngsuất.

Hệ thống thang bảng lương thực hiện theo chức năng của mỗi nghề nghiệp và thống nhất toàn quốc (do đặc điểm của nền hành chính tản quyền), kinh phí hành chính được giao ổn định, việc dự toán hàng năm (kể cả việc quyết định ngân sách của Quốc hội chỉbiểu quyết những khoản kinh phí mới, những kinh phí thực hiện ổn định được quyết định chuyển nguyên vẹn sang năm mới). Việc lập và duyệt dự toán cho các cơ quan hành chính cũng thực hiện như vậy, những cơ quan đã hoạt động ổn định thì kinh phí ngân sách hầu như không thay đổi. Quản lý kinh phí NSNN cũng được chuyển từ những mục chi rất chi tiết sang những mục chi tổng hợp để tạo cho quá trình sử dụng của các cơ quan được chủ động hơn. Hiện nay, Cộng hoà Pháp cũng đang tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị thực hiện từ năm 2002 việc cấp kinh phí phí trọn gói theo hướng quản lý đầu ra của sảnphẩm.

Cùng với lý thuyết về quản lý theo đầu ra, cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp thực hiện cơ chế khoán chi hành chính và tự trang trải còn xuất phát từ cách tiếp cận mới về hiệu quả. Cách tiếp cận mới về hiệu quả được áp dụng cho cả khu vực dịch vụ công cộng chính là mối quan hệ giữa đầu vào và số lượng, chất lượng đầu ra.

Khi các cơ quan sự nghiệp hoàn thành công việc (đầu ra quy định trước) thì nâng cao hiệu quả là giảm chi phí đầu vào. Biện pháp để quản lý chi phí đầu vào trong hoạt động của cơ quan Hành chính sự nghiệp chính là biện pháp khoán quỹ lương, khoán kinh phí ngân sách hoạt động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của Cộng hòa Liên bangĐức:

Luật Ngân sách thông qua ngày 22/12/1997 sửa đổi các nguyên tắc cơ bản trong Luật Ngân sách Liên bang cũ theo hướng bắt buộc phải thực hiện tính toán chi phí và hiệu quả của hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc bộ máy của Liên bang.

Ở cấp Bang, các cơ quan nhà nước áp dụng phương thức điều hành theo cơ chế khoán chi dựa trên kết quả, bao gồm: phân cấp và hòa nhập trách nhiệm chuyên môn và trách nhiệm tài chính, cải cách ngân sách và kế toán. Theo đó, mỗi cơ quan sẽ nhận được một khoản kinh phí, họ sẽ tự chịu trách nhiệm và tự quyết định chi bao nhiêu cho mục đích nào và chi như thếnào.

Điểm nổi bật trong quản lý tài chính các cơ quan nhà nước ở Cộng hòa Liên bang Đức chính là việc Chính phủ đã áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm lập ra kế hoạch và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra trong một thời gian dài, cho phép nhà quản lý tại cơ quan nhà nước linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, đồng thời gắn trách nhiệm của nhà quản lý đối với đầu ra, kết quả cũng như đầuvào.

Việc lập kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn tại Cộng hòa Liên bang Đức được thực hiện tốt và có hiệu quả, phục vụ tốt cho việc kiểm soát các khoản chi tiêu công nhờ có các yếu tốsau:

- Phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, giữa chính phủ liên bang và các bang rất rõ ràng, có sự thống nhất cao từ các bộ trực tiếp sử dụng nguồn tài chính công đến các bộ tổng hợp (kinh tế, tài chính...).

- Việc lập kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn do các bộ phận chuyên trách của các bộ trực tiếp sử dụng nguồn tài chính công.

- Xác định rõ cácưu tiên tài khóa và ưu tiên trung hạn: Trên cơ sở xem xét ưu tiên của Chính phủ cho từng giai đoạn, sau khi đã thảo luận, xác định được các ưu tiêu trong kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn thì mọi việc trở nên đơn giản,minh bạch, rõ ràng từ khâu lập tới khâu tổ chức thựchiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại sở y tế thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)