Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại sở y tế thừa thiên huế (Trang 63 - 73)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Sở Y tế Thừa Thiên Huế

2.2.6. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Đối với kinh phí tự chủ, trên cơ sở quy định tại nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị địnhsố 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, Sở Y tế Thừa Thiên Huế giaocho các đơn vị dự toán cấp 3 tựchủ hoàn toàn vềnguồntài chính và nội dung chi của đơn vị,Sở chỉ kiểm tra,giám sát, hướng dẫn mang tính định hướngchocác đơnvịthực hiện. Mỗi đơn vịxây dựngquy chế chitiêu nộibộvớinhững mức chikhác nhau tuỳthuộcvào nguồn tài chính vàđiều kiệnthựctế của đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.6.1. Nguồn kinh phí giao tự chủ

* Nguồn NSNNcấp

- Đối với các đơn vịQLNN:

Từ nguồn NSNN cấp theo biên chế: Đảm bảo các hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được phân công, gồm:

+ Kinh phí giao trên cơ sở định mức chi thường xuyên của HĐND tỉnh và số biên chế được giao (20-22 triệu đồng/người/năm);

+ Hỗ trợ lao động hợp đồng 68 tương đương biên chế (20-22 triệu đồng/người/năm);

+ Kinh phí chi lương và các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn);

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung;

+ Phụ cấp công vụ;

+ Phụ cấp công tác đảng;

+ Phụ cấp khác.

- Đốivới các đơn vị sựnghiệp:

+ Kinh phí tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tính đủ theo số biên chế đượcgiao. Phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp đặc thù ngành y tế(phụ cấp thường trực, phẩu thuật,phụ cấpchống dịch),phụ cấp cán bộy tế công tác tạivùngđặc biệt khó khăn.

+ Kinh phí chi thường xuyên tính toán, trong đó có cân đối nguồn thu của các đơn vị: các đơn vị sự nghiệp không có thu bố trí định mức như các đơn vị QLNN; các đơn vị có nguồn thu thấp bố trí định mức chi thường xuyên thấp hơn từ 13 triệu đến 16 triệu/người/năm; các cơ sở khám chữa bệnh bình quân 7 triệu/người/năm.

Nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị bao gồm do NSNN cấp và từ nguồn thu của đơn vị. Căn cứ số liệu tại Bảng 2.5 và Biểu đồ 2.1 dưới đây cho ta thấy kinh phí giao thực hiện tự chủ chiếm khoảng 83,5% đến 85% tổng kinh phí hoạt động của đơn vị, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để đơn vị triển khai cơ chế tự chủ hiện nay, giảm dần cấp phát từ NSNN khi giá các loại phí, lệ phí tăng lên. Đơn vị sẽ chủ động sử nguồn thu của mình để thực hiện nhiệm vụ, phát triển hoạt động sự nghiệp tạo thêm nguồn thu tiến tới tự chủ về kinh phí hoạt động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

90,00 80,00 70,00 60,00 50,00 40,00 30,00 20,00 10,00 0,00

2013 2014 2015

Giao thực hiện tự chủ Giao không thực hiện tự

Bảng 2.5. Tổng hợp kinh phí tự chủ Sở Y tế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

Năm Năm Năm Bình

TT Kinh phí

2013 2014 2015 quân

Tổng số 503.972 552.583 577.769 544.775

1 Giao thực hiện tự chủ 429.445 463.423 482.640 458.503 Tỷ trọng trên tổng số (%) 85,21 83,86 83,54 84,16 2 Giao không thực hiện tự chủ 74.527 89.160 95.129 86.272 Tỷ trọng trên tổng số (%) 14,79 16,14 16,46 15,84

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sở Y tế giai đoạn 2013-2015)

85,21 83,86 83,54

14,79 16,14 16,46

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh phí tự chủ giai đoạn 2013-2015 2.2.6.2. Nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ

Căn cứ vào nguồn kinh phí hoạt động tự chủ được giao, hàng năm Sở Y tế Thừa Thiên Huế hướng dẫn các đơn vị thực hiện chi kinh phí theo các nội dung thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

tự chủ; theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Tùy theo từng nội dung cụ thể, thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi hợp lý thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ:

Nội dung chi thực hiện chế độ tự chủ như sau:

(1) Chi thanh toán cá nhân:

- Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác: Thực hiện theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật hiện hành khác.

- Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng: Thực hiện theo thoản thuận (bảo vệ, tạp vụ, điều dưỡng...) và các văn bản pháp luật hiện hành khác.

Sở Y tế Thừa Thiên Huế chi trả lương cho cán bộ công chức viên chức và lao động hợp đồng theo hệ thống thang bảng lương hành chính nhà nước.

- Phúc lợi tập thể: Qui định mức chi trong qui chế chi tiêu nội bộ đối với cán bộ công chức, viên chức khi nghỉ hưu, chuyển công tác; mức thăm hỏi tang chế, ốm đau nằm viện; chế độ nghỉ phép năm, tham quan nghỉmát.

- Các khoản đóng góp: Thực hiện theo qui định hiệnhành.

- Thanh toán khác cho cá nhân: Các khoản thu nhập tăng thêm cho CBCC và người lao động.

(2) Chi về hàng hoá, dịchvụ:

- Thanh toán dịch vụ côngcộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc: Khuyến khích thực hiện theo mức khoán cho từng phòng ban.

- Hội nghị, công tác phí: Thực hiện theo mức khoán chi của từng đơn vị thoả thuận với công đoàn và CBCC trên cơ sở định mức qui định tại Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thanh toán công tác phí và hộinghị.

- Chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn: Chi theo thực tế, trên tinh thần tiếtkiệm.

- Chi phí nghiệpvụchuyên môn củatừng ngành: Thựchiện theochế độ qui định hiệnhành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3) Chi mua sắm tài sản: Thực hiện theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTG ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổchức, đơn vị sự nghiệp công lập;

Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND ngày 20/08/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

(4) Các khoản chi khác: chi tiếp khách, chi các ngày lễ, chi hỗ trợ khác ... chi theo thực tế, trên tinh thần tiếtkiệm.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2013-2015 và nỗ lực của Sở Y tế Thừa Thiên Huế trong việc định hướng, hướng dẫn sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của các đơn vị mà vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Tổng hợp số liệu trong Bảng 2.6 dưới đây nhưsau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6. Tổng hợp cơ cấu chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2013-2015

Số Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TT Nội dung chi Giá trị

(Tr. đồng)

Tỷ lệ

%

Giá trị

(Tr. đồng) Tỷ lệ

%

Giá trị

(Tr. đồng) Tỷ lệ

% 1 Chi thanh toán cho cá

nhân 240.261 59,40 263.720 60,60 277.134 61,20

- Tiền lương 111.865 46,56 124.766 47,31 133.579 48,20

- Tiền công LĐHĐ 1.682 0,70 3.191 1,21 3.686 1,33

- Phụ cấp lương 35.198 14,65 53.324 20,22 61.856 22,32

- Tiền thưởng 168 0,07 237 0,09 3.104 1,12

- Phúc lợi tập thể 937 0,39 1.371 0,52 1.968 0,71

- Các khoản đóng góp

theo lương 30.994 12,90 36.525 13,85 39.907 14,40

- Các khoản khác 59.416 24,73 44.305 16,80 33.034 11,92 2

Chi v nghiệp v

chuyên môn 130.647 32,30 144.480 33,20 153.348 33,86 - Dịch vụ công cộng 17.102 13,09 16.182 11,20 15.979 10,42

- Vật tư văn phòng 5.526 4,23 5.274 3,65 4.938 3,22

- Thông tin, tuyên tuyền,

liên lạc 7.604 5,82 6.964 4,82 6.793 4,43

- Hội nghị 392 0,30 318 0,22 344 0,22

- Công tác phí 15.939 12,20 18.089 12,52 19.583 12,77

- Chi phí thuê mướn 1.254 0,96 1.526 1,06 1.652 1,08

- Sửa chữa thường

xuyên tài sản 6.794 5,20 5.071 3,51 5.490 3,58

- Chi phí nghiệp vụ

chuyên môn 76.036 58,20 91.057 63,02 98.569 64,28

3 Chi mua sắm, sửa

chữa tài sản 10.112 2,50 4.439 1,02 2.626 0,58

- Mua TS vô hình 0.00 0.00

- Mua sắm tài sản dùng

cho chuyên môn 10.112 100 4.439 100 2.626 100

4 Chi khác 23.460 5,80 22.542 5,18 19.725 4,36

- Chi khác 23.460 100,00 22.542 100,00 19.725 100

Tổng cộng 404.479 100 435.182 100 452.833 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sở Y tế giai đoạn 2013-2015)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu Bảng 2.6 ta nhận thấy: Chiếm tỷtrọng lớn trong chi kinh phí thực hiện chế độ tự chủ là chi thanh toán cho cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn. Cụ thể nhưsau:

* Chi thanh toán cho cá nhân:Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi (từ 59% đến 61%). Nội dung chi chủ yếu của nhóm chi này là chi lương, phụ cấp lương, các đóng góp, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp phẩu thuật và phụ cấp thườngtrực.

- Tiền lương: Gồm tiền lương công chức và lương hợp đồng dài hạn, chiếm tỷ trọng từ 46,56% đến 48,2% các khoản chi thanh toán cho cánhân.

Tiền lương = Hệ số lương * Mức lương cơ sở.

+ Hệ số lương: Được quy định trong hệ thống thang bảng lương của Chính phủ.

+ Mức lương cơ sở được áp dụng theo các nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở áp dụng cho cơ quan nhà nước và được quy định trong từng thời kỳ cụ thể.

- Tiền phụ cấp lương: Chiếm tỷ trọng từ 14,65% đến 22,32% các khoản chi thanh toán cho cá nhân.

Có các loại phụ cấp sau đây:

+ Phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp ưu đãi nghề; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp ưu đãi theo ngành; phụ cấp kiêm nhiệm; khác: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

+ Phụ cấp công vụ được quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ. Phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnhđạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

+ Phụ cấp thêm giờ: Tiền làm thêm giờ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Phúc lợi tập thể: Hỗ trợ tàu xe nghỉ phép năm, tiền nước uống, các khoản chi này chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 0,39 đến 0,71% các khoản thanh toán khác cho cánhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Các khoản đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp (chiếm tỷ trọng 12,99% đến 14,48% các khoản thanh toán cho cá nhân).

- Các khoản chi khác trong chi thanh toán cho cá nhân (chiếm tỷ trọng từ 12,9% đến 14,4% các khoản thanh toán cho cá nhân), gồm: chi chênh lệch thu nhập tăng thêm; chi hỗ trợ đối tượng cho cán bộ công chức, viên chức và hợp đồng lao động có hệ số lương dưới3,0.

* Chi nghiệp vụ chuyên môn ngành: Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản chi (từ 32,3% đến 33,86%) và tỷ lệ tăng dần qua các năm do nguồn thu khác tăng nên vật tư tiêu hao, các chi phí phục vụ chuyên môn tăngtheo

- Công tác phí: Chiếm tỷ trọng từ 12,2% đến 12,77% chi về nghiệp vụ chuyên môn và tăng dần qua các năm.

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng: Chiếm tỷ trọng từ 10,42% đến 13,09% chi về nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm các khoản thanh toán tiền điện, tiền nước và tiền nhiên liệu và khoản chi này giảm dần qua các năm.

Việc chi thanh toán dịch vụ công theo thực tếsửdụng,có hóa đơn quy định. Các quyđịnh về việc sử dụng điện thắpsáng, sử dụngmáyđiềuhòa nhiệt độ,sửdụng nước đượcquyđịnh tạiQuy chế chitiêu nội bộ của vănphòng Sở và các đơn vị trựcthuộc.

- Chi vật tư văn phòng: Chiếm tỷ trọng từ 3,22% đến 4,23% chi về nghiệp vụ chuyên môn, khoản chi này thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm nên giảm dần qua các năm. Các định mức văn phòng phẩm, mua sắm công cụ, dụng cụ và mua vật tư văn phòng khácđược qui định chi tiết cụ thể tại qui chế chi tiêu của từng đơn vị nhằm tiết kiệm tối đa nguồn kinhphí.

- Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc: Chiếm tỷ trọng từ 4,43% đến 5,82% chi về nghiệp vụ chuyên môn, chi phí này cũng giảm dần qua các năm, bao gồm cước phí điện thoại,internet...,

- Chi sửa chữa tài sản từ kinh phí thường xuyên: Chiếm tỷ trọng từ 3,58% đến 5,2% các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn, khoản chi này có giảm qua các năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành: Chiếm tỷ trọng từ 58,2% đến 64,28% các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn, đây là khoản chi tăng qua các năm chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu chi nghiệp vụ chuyên môn.

* Chi sửa chữa, mua sắm tài sản: Chiếm tỷtrọng từ 0,58% đến 2,5% các khoản chi thực hiện tự chủ. Việc chi sửa chữa, mua sắm tài sản được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Khoản chi này giảm dần qua các năm.

* Chi khác:Chiếmtỷ trọng từ 4,36% đến 5,8% các khoản chi thực hiện tự chủ, trong đó chủ yếu là chi tiếp khách trong nước và nước ngoài đến đơn vị công tác. Chế độ, tiêu chuẩn định mức được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Khoản chi này giảm dần qua các năm.

Nhìn chung nội dung thực hiện chế độ tự chủ của đơn vị tương đối tốt. Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi thông tin liên lạc, mua sắm sữa chữa tài sản và các khoản chi khác cơ cấu giảm dần qua các năm chứng tỏ các đơn vị đã thực hiện tiết kiệm tương đối tốt về các khoản chi này để tăng thu nhập của cán bộ công chức, viên chức và trích lập các quỹ. Tuy nhiên việc tăng thu nhập cũng chưa cao, toàn Sở thu nhập tăng thêm chỉ dưới 1 lần tiền lương cơ bản. Việc phân chia thu nhập tăngthêm chủyếuchỉ dựa vào hệ số lương và phụ cấp chức vụ mà chưa dựavào hiệuquảcông việc.

2.2.6.3. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được

Kinh phí giao thực hiện tự chủ là từ nguồn NSNN cấp hàng năm theo biên chế đã được giao và từ nguồn thu các các đơn vị, với việc đề ra nhiều giải pháp để tiết kiệm kinh phí nên hàng năm Sở Y tế đều tiết kiệm được kinh phí để chi thu nhập tăng thêm, cải thiện đời sống công chức và người lao động trong đơn vị.

Qua xem xét số liệu tại Bảng 2.7 cho thấy tỷ trọng kinh phí tiết kiệm được tăng theo thời gian, năm 2013 tỷ trọng 5,44%, năm 2014 tăng lên 8,83%, năm 2015 tăng lên 10,14%. Cuối năm sau khi đã chiđủ các nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ vẫn còn kinh phí chuyển sang năm sau tiêp tục sử dụng nhưng không đáng kể.

Việc sử dụng kinh phí tiết kiệm được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ và tài sản công của từng đơn vị. Sau khi trừ nguồn huy động cải cách tiền lương, năm 2013 tiết kiệm 19.647 triệu đồng, sử dụng tiết kiệm 19.087 chiếm 97,15% kinh phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiết kiệm. Năm 2014 tiết kiệm 33.212 triệu đồng, sử dụng tiết kiệm 31.972 triệu đồng chiếm 96,27% kinh phí tiết kiệm. Năm 2015 tiết kiệm 39.132 triệu đồng, sử dụng tiết kiệm 38.162 chiếm 97,52% kinh phí tiết kiệm. Như vậy kinh phí tiết kiệm qua các năm tăng hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho người lao động cũng tăng theo.

Bảng 2.7. Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi kinh phí tự chủ giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung Năm Năm Năm

2013 2014 2015

1 Kinh phí giao thực hiện tự chủ 429.445 463.423 482.640

2 Tổng chi thực hiện tự chủ 385.392 403.210 414.671

3 Chênh lệchthu chi (3=1-2) 44.053 60.213 67.969

4 Nguồn huy động thực hiện cải cách tiền lương 24.406 27.001 28.837 5 Nguồn kinh phí tiết kiệm (5=3-4) 19.647 33.212 39.132

Tỷ trọng so với kinh phí giao tự chủ sau khi

trừ nguồn huy động cải cách tiền lương (%) 5,44 8,83 10,14

6 Sử dụng từ nguồn tiết kiệm chi 19.087 31.972 38.162

- Chi thu nhập tăng thêm 14.029 20.026 22.262

- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.488 6.713 8.565 - Trích lập Quỹ phát triển sự nghiệp 1.570 4.791 6.536

- Trích lập Quỹ ổn định thu nhập 442 799

Tỷ trọng sử dụng nguồn tiết kiệm (%) 97,15 96,27 97,52 7 Kinh phí tiết kiệm chuyển năm sau (7=5-6) 560 1.240 970 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Sở Y tế giai đoạn 2013-2015)

Biểu đồ 2.2. Sử dụng tiết kiệm kinh phí tự chủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mặc dù tiết kiệm tăng dần theo các năm nhưng các đơnvị chủ yếu chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức, chưa chú trọng và quan tâm đến trích quỹ phát triển sự nghiệp để đầu tư trang bị cơ sở vật chất, có nguồn kinh phí để phát triển mở rộng hoạt động sự nghiệp, còn trông chờ vào NSNN; các đơn vị chưa tính toán giữ lại một phần tiết kiệm để trích quỹ ổn định thu nhâp nhằm đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động khi nguồn tiết kiệm và nguồn thu bị giảmsút.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại sở y tế thừa thiên huế (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)