CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ Y TẾ THỪA THIÊN HUẾ
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Y tế Thừa Thiên Huế
3.2.2. Giải pháp nghiệp vụ
3.2.2.1. Xây dựng một số cơ chế cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính Để nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý tài chính tại Sở Y tế Thừa Thiên Huế, cần xây dựng một số cơ chế cần thiết sau:
- Người quản lý cần được trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt động và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động; có đủ năng lực và chủ động đề ra những giải pháp hoàn thành nhiệmvụ;
- Cần có chính sách, quy định để thống nhất chi một số nội dung như: Thanh toán trực đêm, tiền lương tăng thêm; chi phúc lợi các ngày lễ, tết; hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chế độ làm ngoài giờ... tránh tình trạng chênh lệch thu nhập của các bộ giữa các đơn vị trựcthuộc;
- Xây dựng ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí cần phải đánh giá trên mối tương quan giữa kết quả, chất lượng công việc đạt được và nguồn kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ. Để tăng cường tính tự chủ trong quản lý tài chính phòng KHTC tham mưu các phòng ban liên quanđể nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các hoạt động: Sử dụng biên chế, hoạt động mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, ... đây là thước đo hiệu quả hoạt động cũng chính là thước đo quản lý và sử dụng kinh phí đượcgiao.
Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, rút ra kinh nghiệm và đề xuất bổ sung, hoàn thiện, xây dựng cơ chế quản lý tài chính mới phù hợp với thực tiễn, đánh giá mức thu từ hoạt động phí và lệ phí từ đó tiến hành lập dự toán phù hợp thiết thực qua mỗi năm.
3.2.2.2. Hoàn thiện lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán và quyết toán thu - chi - Công tác lập dự toán:
Cần thực hiện đúngquy trình và phản ánh đúng, đầy đủcác nguồn tài chính và kế hoạchchi tiêu của đơnvị. Khi lậpdựtoán cầntínhđúng, tính đủcác chỉtiêu kếhoạch
Trường Đại học Kinh tế Huế
như: biênchếquỹ lương,sốliệuquyđổi,tình hình trang bị về cơ sở vật chất, khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài…nhằm phản ánh đúng công tác lập dự toán so với thựctếthực hiện dự toán của đơn vịgiúp cho lãnh đạocác cấp ra quyết định đúng đắn.
Công tác lập dự toánthời giantới cầnhoàn thiện theo bốn nộidung sau:
Một là, kế hoạch hoạt động tài chính hàng năm phải được thể hiện trong dự toán thu chi của đơn vị. Dự toán thu chi của đơn vị cần lập có căn cứ và sát sao với nhiệm vụ khi triển khai. Lập dự toán tài chính không chỉ quan niệm đó là công việc riêng của người làm công tác tài chính mà là trách nhiệm chung của các phòng chuyên môn, nên cần phải có sự phối hợp đồng bộ của phòng chuyên môn và phòng lập kế hoạch tài chính.
Hai là, lập dự toán đối với nguồn thu, cần chi tiết và cụ thể cho lĩnh vực nào trên cơ sở tính toán một cách cụ thể các nguồn thu để có căn cứ theo dõi và quảnlý.
Ba là, đối với các khoản chi tiêu thường xuyên, ngoài việc lập chi tiếtcho từng khoản chi, (chi cho con người, chi cho nhiệm vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản…) cần cụ thể cho từng nguồn kinh phí để dễ theo dõi, điều hành. Xây dựng kế hoạch tài chính đối với khoản chi thường xuyên phải được xác định cơ cấu chi tiêu trong đơn vị, có như vậy thì kế hoạch mới thực sự là công cụ quản lý tài chính.
Bốn là, đối với nguồn kinh phí thực hiện các đề án, dự án cần lập kế hoạch đến chi tiết từng đề án, dự án, nguồn lực đảm bảo thực hiện (nguồn NSNN, nguồn thu, nguồn huy động khác ...), từ đó mới có cơ sở để tạo động lực quyết tâm trong việc huy động vốn đầu tư từ nguồn ngoài NSNN để thựchiện.
- Công tác giao dự toán: Cần xây dựng phương án giao dự toán cụ thể để đảm bảo sự công bằng trong giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Giao dự toán ngân sách phải đảm bảo chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp, các chế độ chính sách liên quan đến con người. Phần kinh phí còn lại căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể; cơ sở vật chất; kết quả kiểm định chất lượng để phân bổ ngân sách cho phù hợp tình hình thực tế của các đơn vị trực thuộc. Đối với kinh phí chương trình mục tiêu và đầu tư trang thiết bị y tế, sửa chữa khi phân bổ cần chú ý đến việc đầu tư đúng mục tiêu, tập trung những nơi thật sự cần thiết, không nên dàn trải và chia đều cho các đơn vị tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ lãng phí.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Công tác hạch toán, quyết toán thu - chi:
* Hạch toán kếtoán:
Công tác hạch toán kế toán và quyết toán thu - chi cần nghiêm túc thực hiện theo đúng hướng dẫn tại quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 31/03/2006 của Bộ Tài chính và Luật NSNN năm 2015 áp dụng vảo năm2017.
Hoàn thiện quản lý tài chính không thể tính đến công tác hạch toán kế toán.
Việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính mới và không ngừng nâng cao công tác tổ chức hạch toán kế toán là một yếu tố góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận và xữ lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện và có hệ thống. Đơn vị cần xây dựng chế độ định kỳ báo cáo kế toán, cung cấp những thông tin đã thu nhận và xữ lý của đơn vị phải đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực kế toán, nghĩa là công tác hạch toán, ghi chép, phản ánh hoạt động tài chính phải chính xác, kịp thời giúp cho người quản lý đơn vị ra các quyết định phù hợp và đảm bảo sự công khai, minh bạch, dân chủ.
Do đó, công tác kế toán cần hoàn thiện bốn nội dungsau:
Một là, nghiên cứu và vận dụng loại hình tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình cụ thể của từng đơn vị. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp sẽ phát huy đầy đủ vai trò của công tác kế toán, thống kê trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính, góp phần hoàn thiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị đềra.
Hai là, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán, số liệu trong báo cáo kế toán là số liệu mang tính tổng hợp về tình hình hoạt động của đơn vị theo những chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý tài chính và của các cơ quan quản lý cấp trên. Tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hạch toán và tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoahọc.
Ba là, xây dựng đội ngủ kế toán có đạo đức, trung thực, liêm chính có ý thức và trách nhiệm với đơn vị, có tinh thần phối hợp, chuyên tâm với công việc được phân công. Cần có kế hoạch hợp lý về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo tạo bài bản và có kế hoạch.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bốn là, Ngoài việc chấp hành chế độ, chính sách của nhà nước về kế toán thống kê, cần phải quản lý các nguồn thu phí và lệ phí, thu khác theo dõi từng nguồn chi tiết từng đối tượng để đánh giá sát sao nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu.
Vậy hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân đối thu- chi nguồn tài chính, góp phần giảm thiểu được nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị, góp phần tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, người lao động. Việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm nâng cao vai trò quản lý tài chính tại đơn vị, giúp cho chủ tài khoản và ban lãnhđạo có quyết định kịp thời và đạt hiệu quảcao.
* Quyết toán:
Đây là một khâu thật sự quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Bởi vì đánh giá đúng công tác quyết toán chính là đánh giá tổng quan hoạt động thu - chi của đơn vị hàng năm cóý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý tài chính. Cần phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quyết toán tài chính định kỳ với đầy đủ các biểu mẫu theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Quyết toán phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu, đánh gía việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của đơn vị, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý tài chính cho những năm tiếptheo.
Cần có các biện pháp chế tài để chấn chỉnh kịp thời nhằm đẩy nhanh công tác quyết toán hàng năm theo đúng thời gian quy định. Quy định thời gian nộp báo cáo của các đơn vị; quy định cụ thể đối với Phòng Kế hoạch tài chính trong công tác quyết toán ngân sách, sau khi thẩm tra quyết toán các đơn vị nhanh chống ra Thông báo phê duyệt quyết toán đồng thời tổng hợp quyết toán gửi Sở Tài chính đúng thời gian quyđịnh
3.2.2.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, công khai tài chính
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính:
* Đối với SởY tế
Hướng dẫn thống nhất và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ về công tác lập báo cáo: Tính trung thực, chính xác của số liệu, các chỉ tiêu báo cáo phải thống
Trường Đại học Kinh tế Huế
nhất; sử dụng thống nhấtphần mềm kế toán dùng chung đang áp dụng; hoàn thiện báo cáo tổng hợp tài chính của Sở đảm bảo tính chínhxác.
* Đối với các đơn vị trực thuộc SởY tế
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng báo cáo tài chính và đầu tư thời gian trong công tác lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán..
+ Hiệnnay công tác lậpbáo cáo tài chính của nhiều đơnvị chưa phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu của báo cáo tài chínhnhư: Báo cáo tình hình tănggiảm tài sảncố định,báo cáo kinh phí chưa sử dụng chuyển sang năm sau, thuyết minh báo cáo tài chính theo đúngquyđịnh. Các đơn vị trực thuộccần chấphành nghiêm chỉnh thờihạn lập báo cáo quyết toán.
- Công tác phân tích tài chính: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả QLTC cần tập trung một số điểmsau:
+ Nội dung phân tích: Ngoài việc phân tích tình hình thực hiện theo dự toán của các khoản chi, cần tập trung phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí để tìm ra những hạn chế và đề ra những giải pháp nhằm tăng thu và tiết kiệm chi.
+ Cần chú trọng đến việc lập bản thuyết minh báo cáo tài chính để thấy được tình hình biến động tài chính của đơn vị và đề ra các giải pháp tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định.
- Về công tác công khai báo cáo tài chính:
Thực hiện công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra giám sát trong việc sử dụng ngân sách. Đồng thời góp phần thực hiện tốt chính sách tiết kiệm, chống lãng phí. thực hiện đúng, kịp thời chế độ công khai tài chính, ngân sách. Sở cần cụ thể hóa hơn nữa công tác công khai tài chính tại đơn vị.
Nội dung công khai tài chính thực hiện theo cụ thể nhưsau:
Văn phòng Sở Y tế và các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ công khai NSNN theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ. Hình thức công khai tài chính nên trình bày rõ ràng, cụ thể và niêm yết tại cơ quan hoặc trên trang Web của đơnvị.
Trường Đại học Kinh tế Huế
3.2.2.4. Hoàn thiện thẩm tra quyết toán, tự kiểm tra tài chính, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
- Công tác thẩm tra quyết toán: Tổ chức thường xuyên công tác thẩm tra quyết toán hàng quý tại các đơn vị trực thuộc, xây dựng chế tài để quy định trách nhiệm và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực QLTC để nâng cao tính chấp hành của các đơn vị.
Xây dựng đề cương, chuyên đề duyệt quyết toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra quyếttoán.
- Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán: Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng thì công tác tự kiểm tra, kiểm soát là rất cần thiết, các đơn vị phải thường xuyên tự kiểm tra các khoản thu, chi tại đơn vị. Cơ sở để đơn vị tự kiểm tra là quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ mà xây dựng tốt thì công tác tự kiểm tra sẽ có hiệu quả, mọi khoản thu, chi không đúng với quy chế chi tiêu nội bộ phải được điều chỉnh kịp thời. Để công tác tự kiểm tra tài chính phát huy hiệu quả cần thực hiện tốt một số nội dungsau:
+ Thứ nhất, phải thành lập bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ có thể là cán bộ kiêm nhiệm nhưng ít nhất phải có một cán bộ chuyên trách có trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bộ phận này cần được thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnhđạo đơnvị.
+ Thứ hai, phải xây dựng quy chế tự kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công nhân viên. Ngoài việc quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các đơn vị, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải có quy định cụ thể về cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và QLTC như quản lý TSCĐ, công nợ, tiền mặt, tiềngửi…
+ Thứ ba,định kỳ phải báo cáo và công khai kết quả kiểm tra, quá trình kiểmtra nếuphát hiệncó sai sót cầnphải đềxuấtbiệnphápđểsửachữavàđiềuchỉnhkịpthời.
3.2.2.5. Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ
Để hoàn thiện qui chế chi tiêu nội nộ của Sở, cần quan tâm một số nội dung sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Sở cần thực hiện việc điều chỉnh và bổ sung qui chế chi tiêu nội bộ kịp thời để đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện các khoản chi tiêu các hoạt động tại Sở phù hợp với tình hình thựctế.
- Qui chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai dân chủ đảm bảoý kiếnthống nhất toàn đơnvị.
- Bám sát định hướng về cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước, của ngành để xây dựng cho phù hợp với các quy định và phù hợp với đặc thù của đơn vị, sát với thực tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính.
- Xây dựng được cơ chế tự chủ theo hướng tăng cường quyền chủ động của các bộ phận trong việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinhphí.
- Xây dựng cơ chế tự chủ đảm bảo việc phân chia kinh phí tiết kiệm hợp lý, quan tâm đến việc trích lập các quỹ nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp; tạo nguồn phúc lợi cho cán bộ viên chức; ổn định thu nhập khi nguồn thu giảmsút.
- Tính toán đảm bảo huy động 35% nguồn thu (sau khi trừ vật tư tiêu hao, dịch truyền, hóa chất, phụ cấp đặc thù) để thực hiện cải cách tiền lương.