CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1.5. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số nước trong quản lý tài chính các cơ
1.5.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kinh phí sử dụng tại các cơ quan nhà nước chủ yếu là kinh phí từ NSNN. Do vậy, QLTC cơ quan nhà nước chủ yếu là quản lý chi NSNN đảm bảo sử dụng hiệu quả,tiết kiệm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kinh nghiệm thực tế về quản lý tài chính cơ quan nhà nước của các nước Singapore, Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bangĐức đã cho thấy phương thức quản lý chi NSNN dựa theo kết quả đầu ra và hướng tới xây dụng khung chi tiêu trung hạn là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng yêu cầu cải cách tài chính côngở Việt Nam hiện nay. Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: [17]
Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN theo hướng tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho các địa phương, cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Tại các nước phát triển trên, đều đã có sự phân định rõ phạm vi, nội dung, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan thực hiện sự quản lý nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng kinh phí NSNN và các cá nhân liên quan. Bởi vì quyền sở hữu và quyền sử dụng NSNN thường là tách khỏi nhau, nhưng trong qua trình quản lý và sử dụng luôn có sự đan xen quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các cơ quan với nhau. Ở nước ta, việc xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, các cá nhân chưa được rõ ràng nên việc quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN không hiệu quả, lãng phí… thường khó khăn. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục phân định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân để tránh các lãng phí, thất thoát trong việc quản lý, sử dụng NSNN và nâng cao hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Thứ hai, các nước trên đều đã áp dụng phương thức soạn lập ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Quản lý chi NSNN dựa theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý tiên tiến đã được nhiều nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển và cả những nước đang phát triển. Phương pháp quản lý ngân sách theo đầu ra trong thời gian trung hạn cho phép các nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước chủ động hơn trong điều hành ngân sách, đồng thời phải chịu trách nhiệm về đầu ra và kết quả hoạt động của mình, yêu cầu ngân sách được sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.
Việt Nam là một nước mới bắt đầu phát triển kinh tế thị trường, từ một đất nước hạtầng kinh tế xã hội lạc hậu, trìnhđộ quản lý còn bất cập, trong khi đó nhu cầu đầu tư từ NSNN để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là vô cùng lớn, khả năng huy
Trường Đại học Kinh tế Huế
động từ GDP còn thấp. Vì vậy, việc chi tiêu từ nguồn NSNN gắn kết với kết quả là một đòi hỏi cấp thiết.
Nhà nước cần tiếp tục đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán NSNN đối với cơ quan nhà nước theo hướng dựa trên kết quả đầu ra, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao…
Nhà nước ta cần phải thực hiện thí điểm ở một số cơ quan nhà nước trước, sau đó rút ra những kinh nghiệm và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hóa và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra. Có như vậy mới khắc phục được tư tưởng nóng vội, chủ quan và những yếu kém trong quá trình thực hiện.
Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện đều phải được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người lãnhđạo tại các cơ quan nhà nước, cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo đầu ra như: Xây dựng chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc thực hiện và tiến trình ra quyết định theo kết quả đầu ra.
Thứ ba, hệ thống cơ quan nhà nước tại các nước trên được xây dựng đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và không có sự chồng chéo giữa các bộ phận, do đó kinh phí tại các cơ quan này được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Theo đó, nhà nước ta cần phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến Địa phương và trong từng cơ quan. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, cá nhân một cách rõ ràng và không có sự chồng chéo, các cơ quan cũng cần được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, được bố trí cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệpvụ.
Thứ tư, tại các nước rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và công tác xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN tại các cơ quan nhà nước. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách, các nước còn thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm để đảm bảo cho công việc quản lý, sử dụng NSNN tại các cơ quan này có hiệu quả, đúng chế độ quy định.
Trường Đại học Kinh tế Huế