Một số khái niệm trong nghiên cứu về sử dụng đất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 20 - 23)

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.2. Một số khái niệm trong nghiên cứu về sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất là một dạng sử dụng đất được mô tả chi tiết hơn so với loại hình sử dụng đất. Trong đánh giá đất đai một cách định lượng, dạng sử dụng đất nào cũng chứa những kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất thực ra không phải là một đơn vị phân loại rõ ràng trong sử dụng đất đai. Nhưng, nó chỉ ra một đơn vị đất đai có khả năng đo vẽ bản đồ, trong đó hệ thống biện pháp kỹ thuật được áp dụng, nó có thể tính toán được đầu vào và đầu ra. Do đó kiểu sử dụng đất có thể được xem là một trong những đối tượng hay đơn vị nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

1.2.2.2. Hệ thống sử dụng đất

Theo FAO (1983) hệ thống sử dụng đất được hình thành khi một kiểu sử dụng đất hoặc một loại hình sử dụng đất nào đó thể hiện trong một điều kiện cụ thể, như việc bố trí các cây, con trên một diện tích nào đó. [24]

Hệ thống sử dụng đất bao gồm các kiểu sử dụng đất hoặc các loại hình sử dụng đất trong sự phối hợp, tương tác qua lại với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trên một mảnh đất nhất định. Bởi thế về quy mô nó có thể lớn nhỏ tuỳ ý nhưng người sử dụng đất có thể xây dựng nên các hệ thống sử dụng đất riêng biệt tuỳ thuộc vào khả năng của mình. Khả năng ở đây bao gồm nhiều lĩnh vực: Tài chính, kỹ thuật, nhân lực, môi trường tự nhiên, chính sách tác động… Tuy nhiên cũng có những hệ thống sử dụng đất gần như đã có sẵn ở trong thực tế do quá trình sản xuất tạo nên. Chúng được hình thành do sự tích luỹ kinh nghiệm lâu đời của những người dân địa phương. Những việc nghiên cứu chỉ việc phát hiện nắm bắt và mô tả chúng.

1.2.2.3. Hệ thống canh tác

Là phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với điều kiện sinh thái, khí hậu của không gian nhất định đáp ứng với điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.

Là hình thức tập hợp của một tổ hợp đặc thù các tài nguyên trong nông trại ở một môi trường nhất định, bằng những phương phát sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp.

1.2.2.4. Hệ thống cây trồng

Hệ thống cây trồng là thành phần và tỷ lệ các loài, giống cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian ở một cơ sở hay một vùng sản xuất. Nghĩa là số lượng, mối quan hệ giữa các loài cây trồng trên một đơn vị diện tích về mặt vật lý và sinh học.

Hệ thống cây trồng bao gồm các hình thức canh tác: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn hợp.

Công thức luân canh là tổ hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng.

Tóm lại, hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và

thời gian tức là mối quan hệ sinh thái vì vậy đối tượng nghiên cứu hệ thống cây trồng là:

- Các công thức luân canh và hình thức đa canh.

- Cơ cấu cây trồng hoặc tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định.

- Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đó.

1.2.2.5. Mô hình sử dụng đất (MHSDĐ)

MHSDĐ có thể hiểu là một kiểu sử dụng đất hay một hệ thống sử dụng đất ở địa phương nhưng nó thể hiện tính phổ biến, tính đại diện lâu dài.

Các quan đểm về MHSDĐ

Hiện nay có rất nhiều các quan điểm, quan niệm khác nhau về MHSDĐ.

Quan điểm MHSDĐ đang được thay đổi dần dần, từ chỗ chỉ mang tính chất thuần tuý là đáp ứng được nhu cầu của con người có lâu bền hay không? Có phù hợp với năng lực thực tế của đất đai và các nguồn lực khác hay không?

Đặc điểm chính của MHSDĐ

+ MHSDĐ mang tính đại diện cho một hoạt động sử dụng đất. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, chăn nuôi…, các MHSDĐ phải đại diện cho từng lĩnh vực này như: nông nghiệp có MHSDĐ lúa nước, mô hình vườn cây ăn quả…

+ MHSDĐ mang tính phổ biến: Có nghĩa là MHSDĐ đó có quy mô phải lớn và đặc trưng cho khu vực đó.

+ MHSDĐ phải dễ nhận biết.

Một MHSDĐ có hiệu quả khi nó đáp ứng được các nhu cầu chủ yếu sau

+ MHSDĐ phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường sinh thái của vùng.

+ MHSDĐ phải có khả năng nhân rộng, dễ áp dụng và được người dân chấp nhận.

+ MHSDĐ phải đảm bảo về mặt kinh tế, tức là mô hình đó phải đảm bảo cuộc sống cho người dân, tăng thu nhập cho hộ nông dân.

+ Phải có khả năng tổng hợp các biện pháp canh tác, có thể cùng một lúc sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như kỹ thuật trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp.

+ MHSDĐ phải có khả năng sử dụng tiềm năng của đất đai một cách bền vững, mô hình đó phải duy trì và ổn định lâu dài về năng suất cây trồng và chất lượng. Bảo tồn phục hồi đất đai và phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tập tục văn hoá, truyền thống canh tác của địa phương.

MHSDĐ chính là đối tượng được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp và mục tiêu đề tài đã đặt ra. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân, tác giả chỉ chọn phạm vi nghiên cứu là một số mô hình sử dụng đất điển hình và trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)