Mô hình sản xuất 2 Màu - 1 Lúa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 60 - 66)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất chủ yếu của huyện Chương Mỹ

3.3.2. Mô hình sản xuất 2 Màu - 1 Lúa

+ Vùng phân bố

Là mô hình có hệ số sử dụng đất là 3 vụ trên một năm. Mô hình có mặt trên cả 3 vùng của huyện và được sử dụng nhiều nhất ở vùng Đồng bằng trên diện tích vàn cao.

+ Quy trình canh tác

Cây lúa được gieo trồng như ở Mô hình Chuyên lúa.

Thời gian thực hiện mô hình: Cây màu 1 được trồng từ tháng 1 đến hết tháng 5 (các loại cây trồng chủ yếu là Lạc, ngô); Cây lúa được gieo, cấy đầu tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9; Cây màu 2 được trồng từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 đến tháng 1 năm sau (các cây trồng vụ Đông chủ yếu là: Đậu tương, khoai lang, khoai sọ, rau …).

+ Thị trường tiêu thụ

Sản phẩm thóc, gạo được tiêu thụ tại các chợ trong huyện, một số sản phẩm lúa chất lượng cao được đưa ra các thị trường lớn. Riêng về sản phẩm của cây mày như: Đậu tương, rau, lạc, ngô … được đem bán buôn, bán lẻ tại các chợ hoặc người chở đến các thị trường lớn hơn như thị xã Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây…

3.3.2.2. Chi phí sản xuất của mô hình

Chi phí sản xuất của mô hình được tổng hợp tại Bảng 3.7 và phụ Bảng 04, 05.

Bảng 3.7: Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của mô hình 2 Màu – 1 Lúa

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ghi chú

I CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.000 đồng/ha 30.890

1 Chi phí vật chất 1.000 đồng/ha 23.905

2 Chi phí lao động thuê ngoài 1.000 đồng/ha 880

3 Dịch vụ mua ngoài 1.000 đồng/ha 5.167

4 Các chi phí khác 1.000 đồng/ha 938

II Lao động sử dụng Công/ha 388

1 Lao động gia đình Công/ha 379

2 Lao động thuê ngoài Công/ha 9

III THU NHẬP 1.000 đồng/ha 66.258

1 Doanh thu 1.000 đồng/ha 66.258

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Các yếu tố đầu vào của mô hình được nông hộ lựa chọn trước khi tiến hành sản xuất. Trong số đó yếu tố giống cây trồng được hộ gia đình quan tâm lựa chọn và cân nhắc kỹ khi thực hiện mô hình. Bởi giống tốt thì năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ tương ứng. Do vậy chi phí cho giống cây trồng trong mô hình của các hộ không nhỏ.

3.3.2.3. Hiệu quả sản xuất của mô hình

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình 2 màu – 1 lúa

TT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Ghi chú

I Chỉ tiêu tính cho 1 ha đất canh tác

1 GTSX/1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 66.258 2 CPTG/1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 29.072 3 GTGT/ 1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 37.186 4 TNHH/ 1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 36.306 5 LN/ 1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 35.368 II Chỉ tiêu tính cho 1.000 đ CPSX

1 GTSX/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 2.279

2 GTGT/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 1.279

3 TNHH/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 1.249

4 LN/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 1.217

III Chỉ tiêu tính cho 1 công lao động

1 GTSX/1 công lao động 1.000 đ/Công 171

2 GTGT/ 1 công lao động 1.000 đ/Công 96

3 TNHH/1 công lao động 1.000 đ/Công 94

4 LN/1 công lao động 1.000 đ/Công 91

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Ảnh hưởng của một số nhân tố đến Hiệu quả kinh tế của mô hình Kết quả cha ̣y mô hình qua phần mềm STATA như sau:

. reg lny lnx1 lnx2 lnx3

Source | SS df MS Number of obs = 30 ---+--- F( 3, 26) = 30.28 Model | .053815117 3 .017938372 Prob > F = 0.0000 Residual | .015402729 26 .000592413 R-squared = 0.7775 ---+--- Adj R-squared = 0.7518 Total | .069217845 29 .002386822 Root MSE = .02434 --- lny | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

---+--- lnx1| .0093144 .0209171 2.45 0.066 .00436813 .0523101 lnx2 | .0028484 .0536316 3.35 0.095 .0013089 .107393 lnx3 | .286067 .0306025 9.35 0.000 .2231626 .3489713 _cons | 3.343222 .191841 17.43 0.000 2.948888 3.737557 ---

Dựa vào bảng kết quả trên ta có phương trình hồi quy:

LnY = 3,3432 + 0,0093*LnX1 + 0,0028*LnX2 + 0,2861*LnX3

- R2 = 0.7775 cho thấy trong 100% sự biến động của Giá trị gia tăng đạt được thì có 77,75% biến động là do số công lao động sử dụng, mức chi phí vật chất và diện tích canh tác, còn 22,25% là do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong mô hình.

- Nhận thấy Prob > F = 0.0000 << 0.05 nên mô hình trên có ý nghĩa thống kê.

- Nhận thấy P>|t| của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các tham số của mô hình đều có ý nghĩa thống kê.

- Điểm xuất phát của mô hình b = 3,3432 cho thấy các nhân tố khác làm tăng Giá trị gia tăng đạt được Y là 3,3432 = 2203,941(ng.đồng)

- Mức chi phí vật chất X3 có ảnh hưởng lớn nhất tới Giá trị gia tăng đạt được trên 1ha, tiếp đó là diện tích đất canh tác X1 và ảnh hưởng ít nhất là số công lao động sử dụng X2

Như vâ ̣y, để nâng cao chỉ tiêu GTGT trên 1 ha canh tác ở mô hình 2 lúa – 1 màu cần tăng cường sử du ̣ng các yếu tố chi phí vâ ̣t chất như phân bón, thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t, giống … và mở rô ̣ng quy mô đất canh tác.

3.3.2.4. Kết quả phân tích SWOT cho mô hình 2 Màu – 1 Lúa Điểm Mạnh

- Đất đai màu mỡ, phù hợp cho việc luân canh tăng vụ.

- Hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới, tiêu tương đối hoàn thiện.

- Gần thị các thị trường lớn Hà Đông, Mỹ Đức, khu vực trung tâm Hà Nội … - Người dân lao động nông thôn cần cù, chịu khó, dám lám, có kinh nghiệm canh tác.

- Nguồn cung đầu vào ổn định.

Cơ hội - Dễ tiếp cận với nguồn giống tốt.

- Là sản phẩm thiết yếu và giá lương thực, thực phẩm tăng.

- Giao thông vận tải thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.

- Khả năng tiếp cận với các tiến bộ khao học kỹ thuật canh tác mới là rất cao.

- Dễ tiếp cận với các yếu tố đầu vào.

Điểm Yếu

- Mức độ cơ giới hoá trong sản xuất còn thấp.

- Ruộng đất manh mún, diện tích ô thửa còn nhỏ khó canh tác.

- Ít lao động có trình độ chuyên môn.

- Sản xuất ở quy mô hộ gia đình, phân tán.

- Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm.

- Chưa có định hướng sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn.

- Sản phẩm mang tính mùa vụ thường có giá cao đầu và cuối vụ, thấp khi chính vụ.

Thách Thức - Chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng tăng.

- Do quá trình đô thị hoá dẫn đến diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp.

- Dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp khó phòng trừ.

- Thời tiết diễn biến bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất.

- Khó có thể dồn điền, đổi thửa trong nông hộ.

Hình 3.3. Mô hình 2 Màu – 1 Lúa - xã Đông Phương Yên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)