Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Những đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ - Hà Nội
3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức; phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Huyện cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, Huyện có 2 thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn được coi là trung tâm kinh tế và Chính trị của huyện. trên địa bàn huyện có Quốc lộ 6A đi các tỉnh Tây Bắc dài 18 km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây; tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5 km. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc Bộ. Cũng bởi những ưu đãi trên đã giúp việc giao lưu, trao đổi hàng hoá của Huyện với các địa phương khác được thực hiện dễ dàng. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Chương Mỹ là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông khô lạnh, mùa hè nắng nóng. Khí hậu phân hoá theo địa hình, vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm; vùng đồi gò chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5o, lượng mưa trung bình năm 1.700 mm. Điều kiện khí hậu của huyện nhìn chung là thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
3.1.1.3. Điều kiện đất đai
Huyện Chương Mỹ vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng vừa mang đặc trưng của vùng Bán sơn địa. Toàn huyện có 23.240,92 ha đất tự nhiên, năm 2010 hiện trạng sử dụng đất như sau:
Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2010 thể hiện trong Bảng 3.1 Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2010
TT Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Tỷ tro ̣ng (%)
Ghi chú TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 23.240,92 100
1 Đất nông nghiệp 14.047,26 60,44
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.998,56 92,54
1.2 Đất lâm nghiệp 303,84 2,16
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 599,97 4,27
1.4 Đất nông nghiệp khác 144,89 1,03
2 Đất phi nông nghiệp 8.066,61 34,71
2.1 Đất ở 2.038,78 25,27
2.2 Đất chuyên dùng 4.530,25 56,16
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 57,26 0,71
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 264,42 3,28 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.175,85 14,58
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,05 0,001
3 Đất chưa sử dụng 1.127,05 4,85
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 215,43 19,11
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 669,55 59,41
3.3 Núi đá không có cây 242,07 21,48
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện) Do đặc điểm địa hình cũng như thổ nhưỡng mà tài nguyên đất của huyện được chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng Bán sơn địa: Được giới hạn bới phía Bắc và phía Đông bắc giáp bờ hữu sông Tích, sông Bùi, phía Tây và phía Nam giáp huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp huyện Mỹ Đức. Gồm 10 xã, thị trấn: Thị trấn Xuân Mai, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Phú, Hồng Phong. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.288,91 ha, trong đó 4.814,98 ha đất canh tác. Có cao độ phân bố từ (+4.00) đến (+200). Là vùng có địa hình phức tạp, đất đai của vùng chủ yếu là đất sỏi đá, có các khu đồng trũng. Nên tại vùng này các mô hình sử dụng đất chủ yếu là thâm canh cây lúa, lúa – màu, trồng cây ăn quả …
+ Vùng bãi ven sông Đáy: Được giới hạn bởi đê hữu sông Đáy gồm 9 xã, thị trấn: Phụng Châu, thị trấn Chúc Sơn, Thuỵ Hương, Lam Điền, Hoàng Diện, Thượng Vực, Văn Võ, Phú Nam An, Hoà Chính. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.043,99 ha trong đó có 2.968,57 ha đất canh tác. Đất đai của vùng có cao độ phân bố từ (+4.00) đến (+7.00). Là vùng phù xa không bồi hàng năm, địa hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thị trung bình. Diện tích đất của vùng này sử dụng chủ yếu là để trồng: Lúa, chuyên màu, chuyên rau, lúa – màu…
+ Vùng đồng bằng: Là vùng trồng lúa quan trọng của huyện tư tả sông Bùi đến đê Hữu Đáy gồm 13 xã: Đại Yên, Hợp Đồng, Quảng Bị, Tốt Động, Trung Hoà, Trường Yên, Thanh Bình, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Phú Nghĩa, Ngọc Hoà, Tiên Phương và Đồng Phú.
Diện tích đất tự nhiên: 7.908,02 ha, trong đó có 5.215.01 ha đất canh tác. Có cao độ trung bình từ (+4.00) đến (+5.00), nơi thấp (+2.00) đến (+3.00), nơi cao từ (+6.00) đến (+7.00). Địa hình vùng có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông và Bắc xuống Nam. Đất đai của vùng chủ yếu có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt trung bình. Các mô hình sử dụng đất tại vùng chủ yếu là: Chuyên lúa, lúa – màu, màu – lúa – màu…
Nhìn chung Chương Mỹ là một huyện có diện tích đất canh tác tương đối lớn so với diện tích đất tự nhiên. Mặc dù địa hình khá phức tạp bị chia cắt bởi các tuyến
sông, đồi núi…, Huyện có diện tích đất phù xa không nhỏ thuận lợi cho việc thâm canh rau màu. Cũng do địa hình phức tạp nên cần bố trí cây trồng phù hợp với từng vùng đất đểm đảm bảo đất nào cây đấy là không dễ.