Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.2. Một số tồn tại khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả của các mô hình sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ
Các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong thời gian qua đã đem lại kết quả cao, tạo sự chuyển biến mới trong nông nghiệp và nông thôn Chương Mỹ. Bên cạnh đó, vẫn còn có mô hình sử dụng đất hiệu quả thấp. Mô hình sử dụng đất có hiệu quả hay không hiệu quả đều có những tồn tại đòi hỏi chúng ta phải khắc phục.
Tồn tại đầu tiên trong quá trình thực hiện mô hình: Mặc dù UBND huyện Chương Mỹ đã có chủ trương tích tụ tập trung ruộng đất từ năm 2004 tuy nhiên số mảnh ruộng trên hộ vẫn còn nhiều, cá biệt có hộ có tới 8 thửa ruộng trong đó thửa lớn nhất là 420 m2, thửa nhỏ nhất là 72 m2 nên ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng đất.
3.4.2.1. Các đầu mối tiêu thụ chưa được xây dựng, quy hoạch phù hợp
Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất hàng hoá. Các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện phần lớn là sản xuất hàng hoá, có mô hình 100% sản phẩm làm ra là dùng để bán.
Trên thực tế điều tra tại huyện Chương Mỹ trong 6 mô hình sử dụng đất thì có 5 mô hình sử dụng đất người nông dân tự tiêu thụ sản phẩm của mình, riêng mô hình trồng hoa có sự hỗ trợ của Hợp tác xã Trồng hoa cây cảnh Thuỵ Hương.
Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Việc tiêu thụ sản phẩm ra ngoài phạm vi địa phương là rất khó khăn người nông dân không thể tự thực hiện được.
Nguyên nhân chính là do: Huyện chưa đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, chưa tập trung vào phát triển sản xuất nâng cao năng suất cây trồng.
3.4.2.2. Kiến thức về kinh tế, kỹ thuật của cán bộ thực hiện mô hình và của người dân còn hạn chế
Một số mô hình có quy mô sản xuất lớn, ruộng đất được tập trung vào các mảnh ruộng diện tích lớn thì việc sản xuất không thể phụ thuộc vào tự nhiên nữa mà
người nông dân phải tự trang bị cho mình kiến thức về khoa học, kỹ thuật cần thiết để chủ động canh tác.
Người dân Chương Mỹ nhìn chung ít có khả năng tiếp cận với kiến thức mới về kinh tế - kỹ thuật, ít có điều kiện được đi tham quan học hỏi ở các địa phương khác. Các mô hình sản xuất phần lớn là tự phát, không theo lịch thời vụ. Ví dụ tại mô hình trồng Ngô tại xã Lam Điền nhiều hộ gia đình trồng theo vụ của gia đình mình nên trên cánh đồng có thửa ruộng đang cho thu hoạch, có thửa ruộng đang ra bắp và cũng có thửa ruộng ngô mới được trồng khoảng 15 ngày. Nên việc phòng trừ sâu bệnh cho cây ngô rất khó khăn.
Có nhiều hộ gia đình khi sử dụng mô hình do không tính toán các chi phí đầu vào, vốn, vật tư, nhất là cây giống nên khi bắt tay vào thực hiện dẫn đến thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn lao động, thiếu kinh nghiệm…. Như: mô hình trồng Bưởi Diễn một số hộ thiếu vốn nên việc đầu tư chăm sóc cây trong 3 năm đầu hạn chế nên có cây bưởi tới 5 năm mới bắt đầu bói quả.
Cán bộ tại địa phương có kiến thức kỹ thuật, kinh tế ít. Cán bộ của Phòng Kinh tế huyện phần lớn đã ngoài 45 tuổi nên khả năng cập nhật kiến thức mới yếu, thiếu khả năng liên kết với các doanh nghiệp nên việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân vẫn chưa được thực hiện.
3.4.2.3. Hạn chế trong tiếp cận các yếu tố đầu vào
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tức là sản xuất ở quy mô lớn đòi hỏi các yếu tố đầu vào phải có quy mô lớn. Việc tiếp cận các yếu tố đầu vào này của người dân hiện nay còn khó khăn.
Có nhiều mô hình sử dụng đất đòi hỏi quỹ đất rất lớn như mô hình Trồng Bưởi Diễn chỉ có thể triển khai có hiệu quả khi diện tích trồng từ 0,5 ha trở lên. Mặc dù xã đã có quy hoạch, đã thoả thuận thuê đất với hộ có đất tại khu vực đó nhưng có thời hạn cụ thể nên khi hết hợp đồng sẽ là tổn thất rất lớn cho hộ thuê đất trồng nếu hộ có cho thuê đất đòi lại quyền sử dụng đất.
Việc sản xuất nông nghiệp ngày nay không phải chỉ một lượng vốn nhỏ mà trên thực tế đã và đang yêu cầu một lượng vốn lớn như với mô hình trồng hoa cây cảnh, trồng bưởi diễn …. Nhưng hiện nay vốn để triển khai các mô hình chủ yếu
vẫn là vốn tự có của hộ. Mặt khác việc tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, vốn vay theo dự án trung hạn của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn rất khó tiếp cận.
chủ yếu về tài sản thế chấp để hộ có thể vay vốn.
Nhiều mô hình sử dụng đất vượt quá phạm vi lao động gia đình. Đây là một khó khăn khi lao động trẻ của huyện tới làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp.
Các yếu tố đầu vào chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng giống kém chất lượng, phân bón giá cao, thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng đúng quy định.
3.4.2.4. Hạn chế về chất lượng nông sả n
Chất lượng sản phẩm đầu ra là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất của mô hình bởi sản phẩm có chất lượng cao thì giá bán cao và ngược lại. Trên thực tế các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn nhiều hạn chế về sản phẩm như sau:
Thứ nhất: Sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ.
Thứ hai: Tập quán, thói quen canh tác và sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật để cây trồng sinh trưởng tốt thu được lợi nhuận cao vẫn còn tồn tại. Chính vì vậy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá dư lượng thuốc trừ sâu quy định nên một số sản phẩm vẫn chưa thể vươn tới các thị trường khó tính.
Thứ ba: Sản xuất một số mô hình còn tự phát, manh mún chưa theo quy hoạch, chưa tập trung về một khu. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho cây trồng theo vùng chưa được quan tâm dẫn đến sản phẩm của huyện chưa có chỗ đứng trên thị trường
Thứ tư: Sản phẩm của các mô hình hầu như là những sản phẩm thông thường, sản phẩm cao cấp chưa được người dân sản xuất bởi chi phí xây dựng cơ bản khá cao so với khả năng về vốn của nông hộ.
Trên đây là một số tồn tại cơ bản có tác động lớn tới các mô hình đang được sử dụng trên địa bàn huyện. Giải quyết các tồn tại trên sẽ giúp việc thực hiện mô hình thuận lợi và cho hiệu quả cao hơn.
3.5. Cá c giải pháp nâng cao hiê ̣u quả các mô hình sử du ̣ng đất trên đi ̣a bàn huyện Chương Mỹ